6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.1.4. Những từ giống âm nhƣng khác nghĩa
Đây là nhóm từ đồng âm giữa từ ngữ toàn dân và phƣơng ngữ vùng Bắc Trung bộ, nhƣng ý nghĩa biểu đạt của nó lại khác nhau. Số lƣợng từ ở kiểu nhóm này chiếm số lƣợng không nhiều. Nguyên nhân tạo ra từ đồng âm
84
giữa từ địa phƣơng với từ toàn dân khá đa dạng và phức tạp, nhƣng trong đó có những tiểu loại ta có thể lí giải đƣợc. Nếu xét quan hệ giữa các yếu tố đồng âm về mặt nguồn gốc ta thấy phần lớn các từ đồng âm không có quan hệ với nhau, chỉ có một bộ phận những từ đồng âm còn lại là có quan hệ nguồn gốc. Nhƣ vậy, nếu phân loại, ta thấy từ đồng âm giữa phƣơng ngữ với ngôn ngữ toàn dân có thể chia làm 2 tiểu loại:
a. Những từ đồng âm không có cùng nguồn gốc
Xét trong quan hệ giữa phƣơng ngữ với ngôn ngữ toàn dân, những từ
thuộc tiểu loại này đồng âm với nhau là có tính ngẫu nhiên. í dụ:
-Từ “ è” trong phƣơng ngữ là danh từ, có nghĩa tƣơng ứng với từ cọ
trong ngôn ngữ toàn dân (lá kè = lá cọ) đồng âm với hai từ trong ngôn ngữ
toàn dân đều là động từ. 1. Kè có nghĩa là: tạo them một lớp vững, ốp sát vào
thành chân bằng vật liệu chắc để chống sạt lở. 2. Kè có nghĩa là: theo sát bên
cạnh. Về động từ, “kè” trong phƣơng ngữ Băc Trung bộ” tƣơng đƣơng với “rủ” của ngôn ngữ phổ thông.
-Từ “đài” trong phƣơng ngữ có nghĩa là: gàu múc nƣớc. Còn đài trong
ngôn ngữ toàn dân có nhiều nghĩa, là “cồng trình xây dựng trên nền cao” hay là “máy thu thanh”.
Trách trời dám trách ai đâu,
Trách đài kia ngắn chạc giếng sâu nỗi gì. (C NT)
Từ “đòn” trong phƣơng ngữ là “ghế nhỏ thấp gần sát nền dùng cho một
ngƣời ngồi”. Đòn băng là ghế dài dùng cho nhiều ngƣời ngồi. Đòn trong ngôn
ngữ toàn dân có nghĩa là: “đoạn tre gỗ dùng để khiêng vật nặng”.
Cơm một ngày ba bựa,
Em không k p ngồi đòn…. (C )
Từ “đập” trong phƣơng ngữ nghĩa là đánh, trong ngôn ngữ toàn dân có
85
Thƣơng anh em cũng muốn thƣơng,
Sợ rằng ch cả đ n đƣờng đập em. (CDNT)
Có thể nói do phƣơng ngữ lƣu giữ, dùng những từ ngữ cổ, những nghĩa hoặc những biến thể ngữ âm lịch sử trong tiếng Việt nên trong số các từ địa phƣơng loại này có từ trong ngôn ngữ toàn dân. Ví dụ:
“Ác” có nghĩa là quạ nay chỉ có phƣơng ngữ lƣu dùng vì thế nó đồng
âm với ác trong ngôn ngữ toàn dân là tính từ, có nghĩa cơ bản: gây, hoặc thích
gây đau khổ cho ngƣời khác.
Thân hình nhƣ con ác,
Nỏ phải bộ con ngài. (C NT)
Từ “báng” từ cổ nghĩa là: xông đánh bằng sừng, tƣơng đƣơng với từ
phổ thông là “húc”: trâu báng. Ngày nay chỉ còn đƣợc dùng phổ biến ở vùng phƣơng ngữ Bắc Trung Bộ.
Từ “Mô” trong ngôn ngữ cổ nghĩa là đâu, trong phƣơng ngữ vùng Bắc
Trung bộ cũng dùng nhƣ một đại từ, tƣơng ứng về nghĩa với đâu, nào trong
ngôn ngữ toàn dân. Còn trong ngôn ngữ toàn dân từ này lại có nghĩa là: một khối đất đá không lớn lắm nổi cao hơn xung quanh:
Khi mô chiêm ngả màu vàng,
Tin cho nhau biết ta sang gặt giùm. (CDQB)
b. Những từ có quan hệ nguồn gốc với nhau
Những từ đồng âm kiểu này đƣợc tạo ra do nguyên nhân của sự chuyển nghĩa trong từ, khi mà các nghĩa của từ phát triển đến mức tối đa làm cho mối quan hệ giữa các nghĩa đã quá mờ nhạt, đứt đoạn. Ngoài ra quá trình chuyển nghĩa, có những từ cơ cấu nghĩa của từ thay đổi, kéo theo sự chuyển loại về mặt ngữ pháp nên mặc dù các nghĩa của từ có quan hệ với nhau rất chặt nhƣng khả năng kết hợp và chức năng ngữ pháp của từ đã biến đổi vì thế các
86
nghĩa đó cùng một hình thức ngữ âm chung tách thành các từ đồng âm cùng
gốc. í dụ:
Đại, vốn là yếu tố gốc Hán đƣợc dùng trong tiếng Việt nhƣng ở phƣơng
ngữ vùng Bắc Trung bộ, nghĩa và chức năng ngữ pháp của từ có những diễn
biến và phát triển khác đại trong ngôn ngữ toàn dân. Nghĩa gốc của từ đại là
tính từ chỉ kích thƣớc to, lớn của sự vật. Nghĩa thứ hai của đại là tính chất phụ
từ, chỉ mức độ cao của tính chất, nghĩa này tƣơng ứng với từ rất, ví dụ: đại
ngu, đại tài, … Nhƣng đại trong phƣơng ngữ còn có nghĩa chỉ “mức độ tƣơng
đối” dùng nhƣ phụ từ kết hợp sau tính từ (đẹp đại = tƣơng đối đẹp, khá đẹp;
giỏi đại = tƣơng đối giỏi).
ạo nghĩa là tính từ chỉ tính chất khỏe mạnh; nghĩa 2 cũng là tính từ chỉ
trạng thái sức khỏe tốt, không ốm đau và nghĩa thứ 3 – bạo đƣợc dùng nhƣ
phụ từ, ứng với từ hay (bạo ve = hay tán gái).
Tài ngủn ngoẳn bạo ve,
Ngƣời hở vung đánh phúng. (CDNT)
Ngao ngán trong ngôn ngữ toàn dân là “chán nản cao độ không còn
thấy thích thú gì nữa”. Nhƣng ở vùng Bắc Trung bộ ngao ngán còn có thêm 1
nghĩa nữa là “nhiều, đầy rẫy” (nhiều ngao ngán).
Ngơ ngẩn trong ngôn ngữ toàn dân là “trạng thái bần thần nhƣ không
chú ý gì nữa vì không ngờ tới”. Trong phƣơng ngữ ngơ ngẩn còn là “mức độ
nhiều tới mức không ngờ đƣợc”.
Từ đồng âm làm cho bức tranh vốn từ địa phƣơng đa dạng thêm và chính nó cũng tạo nên một nét khác biệt về từ vựng – ngữ nghĩa giữa từ ngữ địa phƣơng vùng Bắc Trung bộ so với từ ngữ toàn dân.