6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.1.3. Những từ cùng âm nhƣng có thay đổi ít nhiều về nghĩa
Khác với nhóm từ kiểu 2 là những từ vừa có sự biến đổi ngữ âm vừa có sự biến đổi ngữ nghĩa ít nhiều so với từ toàn dân tƣơng ứng, giữa chúng có sự khác biệt trên cả hai mặt ngữ âm và ngữ nghĩa, nhóm từ kiểu 3 này là những từ đang đƣợc dùng trong ngôn ngữ toàn dân và cả trong phƣơng ngữ vùng Bắc Trung bộ với cùng một hình thức âm thanh nhƣng nghĩa của từ dùng trong phƣơng ngữ có sự khác biệt ít nhiều so với từ dùng trong ngôn ngữ toàn dân. Dựa vào mức độ tƣơng đồng và tách biệt về nghĩa, có thể chia kiểu từ này thành 2 tiểu loại:
a. Sự phát triển nghĩa do hiện tượng đa nghĩa
Cùng một từ nhƣng qua diễn biến lịch sử của từng vùng mà từ có sự phái sinh ngữ nghĩa, có những ý nghĩa riêng chỉ dùng trong vùng phƣơng ngữ đó, hoặc từ đã thay đổi ít nhiều về cơ cấu nghĩa nên giữa phƣơng ngữ và ngôn ngữ toàn dân, từ vừa đồng nhất lại vừa dị biệt về nghĩa. Có thể thấy nguyên nhân tạo nên tiểu nhóm từ này là do sự phát triển nghĩa trong hệ thống phƣơng ngữ. Chúng ta có thể hình dung về tiểu loại từ này qua một số ví dụ sau:
Từ “đau” trong ngôn ngữ toàn dân cũng nhƣ phƣơng ngữ vùng Bắc
Trung bộ đều có nghĩa: 1- Có cảm giác khó chịu ở bộ phận bị tổn thƣơng nào đó của cơ thể. Đau vết thƣơng; 2- Ở trạng thái tinh thần, tình cảm rất khó
82
chịu. Lòng đau nhƣ cắt; 3- Có tác dụng làm cho đau. Câu chuyện đau lòng.
Nhƣng ngoài ba nghĩa trên trong phƣơng ngữ vùng Bắc Trung bộ, đau còn có
thêm nghĩa phái sinh: ốm (có cảm giác đau mỏi khó chịu vì cơ thể bị bệnh).
Đau vặt, đau nặng. Nghĩa riêng này của từ đau trong phƣơng ngữ có quan hệ
với nghĩa gốc (nghĩa 1) của từ.
Từ “nóng” trong phƣơng ngữ có thêm nghĩa phái sinh “có nhiệt độ cơ
thể ngƣời cao hơn bình thƣờng do bị bệnh”. Nghĩa này tƣơng ứng với nghĩa
của từ sốt trong ngôn ngữ toàn dân.
Từ “nhủ”, ngoài nghĩa khuyên dùng nhƣ trong ngôn ngữ toàn dân,
trong phƣơng ngữ vùng Bắc Trung bộ, nhủ còn có thêm nghĩa bảo:
Ai về nhắn nhủ trăng già,
Nhủ trăng khoan lặn, nhủ gà khoan kêu. (CDNT)
Từ “nhọc”, nghĩa dùng trong ngôn ngữ toàn dân và trong phƣơng ngữ
là: Cảm thấy mệt mỏi, khó chịu trong ngƣời vì đã phải bỏ nhiều sức lực, phải vất vả. Trong phƣơng ngữ vùng Bắc Trung bộ có thêm một nét nghĩa mới: mệt mỏi, khó chịu do bị cảm, ốm.
Tru nhọc rồi lại khỏe, Liệu đến đ i cho ăn. Tru la khổ nhọc nhằn,
Cũng c đồ rơm cỏ. (CDQB)
Nhƣ vậy qua phân tích một số ví dụ ta thấy đặc điểm về nghĩa của tiểu nhóm từ này là: trong khi vẫn duy trì và sử dụng các nghĩa chung của từ toàn dân trong vùng phƣơng ngữ mình, dựa theo các cơ chế chuyển nghĩa trong tiếng Việt, phƣơng ngữ vùng Bắc Trung bộ đã tạo thêm những nghĩa riêng cho từ toàn dân có sẵn và có những nghĩa riêng ấy chỉ có trong từ toàn dân khi từ đó đƣợc sử dụng trong phƣơng ngữ.
83
b.Từ dùng trong phương ngữ có nghĩa khác nhau về phạm vi biểu
vật
Tiểu nhóm thứ hai của nhóm từ kiểu 3 này cũng là những từ vừa đƣợc dùng trong ngôn ngữ toàn dân vừa đƣợc dùng trong phƣơng ngữ vùng Bắc Trung bộ nhƣng so với từ dùng trong ngôn ngữ toàn dân, từ dùng trong phƣơng ngữ có nghĩa khác nhau về phạm vi biểu vật.
- Từ “ngáy” trong phƣơng ngữ vùng Bắc Trung bộ có nghĩa là “ngủ”
nói chung. Còn ngáy trong ngôn ngữ toàn dân là “Thở ra thành tiếng trong khi
ngủ”. Nhƣ vậy so sánh nghĩa của 2 từ đó với nhau ta thấy từ ngáy địa phƣơng
có nghĩa rộng hơn nghĩa của từ ngáy trong ngôn ngữ toàn dân.
Ngƣợc lại từ “buồng” trong phƣơng ngữ vùng Bắc Trung bộ cũng dùng
với phạm vi ngữ nghĩa hẹp hơn buồng dùng trong tiếng Việt toàn dân. uồng
trong phƣơng ngữ đƣợc hiểu là: phần không gian của nhà ở đƣợc ngăn riêng bằng tƣờng, vách kín đáo - là chỗ ngủ của vợ chồng và là nơi cất tài sản quan trọng của gia đình. Còn ngƣời miền Trung không gọi phòng vệ sinh theo ngôn
ngữ toàn dân là buồng vệ sinh mà vẫn gọi là nhà vệ sinh,…
Một ví dụ khác, từ “chè” trong phƣơng ngữ vùng Bắc Trung bộ dùng
cũng hẹp hơn từ chè dùng trong ngôn ngữ toàn dân. Chè trong phƣơng ngữ
vùng Bắc Trung bộ là chỉ cây hoặc chè tƣơi. Còn các sản phẩm đƣợc sao chế
từ lá, búp đã khô ngƣời miền Trung đều gọi là trà chứ không gọi chung là chè
nhƣ ngƣời Bắc bộ:
Nƣớc chè Gay vàng rộm,
Nƣớc chợ Gay vàng rộm. (C NT)