6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.1. Vai trò phản ánh hiện thực của phƣơng ngữ vùng Bắc Trung bộ
bộ trong ca dao
Về nội dung, ca dao vùng Bắc Trung bộ là tấm gƣơng trung thực phản ánh tâm tình, ƣớc vọng, cái nhìn của nhân dân lao động trƣớc mọi vấn đề của đời sống vùng quê Bắc miền Trung. Tâm hồn giản dị, cởi mở, thuần phác có lúc thô ráp của ngƣời bình dân cùng môi trƣờng sống quen thuộc của họ đã đƣợc bộc lộ một cách vừa ý nhị vừa trực tiếp qua ca dao.
Về ngôn ngữ, nhƣ chúng ta đã thấy, các sáng tác ca dao của vùng Bắc Trung bộ sử dụng từ ngữ địa phƣơng nhƣng nhƣ một nguồn chất liệu không thể thiếu. Bởi vậy ngôn từ của ca dao dân gian vùng Bắc Trung bộ là ngôn ngữ hồn nhiên, tự nhiên, dễ dàng, rất gần với khẩu ngữ; không hề mang vẻ đẹp của một công trình chế tác công phu. Nhƣng chính cái hồn nhiên, chân chất, mộc mạc thô ráp ấy lại là cái đẹp riêng đối với ngƣời dân vùng Bắc Trung bộ, bởi đó là tiếng nói “thật lòng" của họ; họ nói cho họ nghe, và chính ngƣời trong môi trƣờng sáng tác ấy mới cảm hết đƣợc. Về mặt hệ thống tạo nghĩa, các từ ngữ đều là những hình thể từ ngữ kiêm những phép chuyển nghĩa mang tính thi ca, tƣ duy so sánh rất phổ biến nên dẫn đến những hình thể so sánh rất tƣơng hợp; có hứng thú với lối chơi chữ, biểu hiện một khả năng liên tƣởng về ý, về âm thanh rất thông minh nhanh trí… Cái riêng của ca dao vùng Bắc Trung bộ có lẽ là ở chỗ sự “lựa chọn" dùng từ địa phƣơng thay cho từ toàn dân trong những hoàn cảnh mà bản thân sự lựa chọn đó là phù hợp về một phƣơng diện nào đó về nội dung và nghệ thuật biểu hiện hay về sắc thái địa phƣơng, sắc thái biểu cảm cần thiết của nó.
Trong hoạt động sáng tạo ca dao, từ ngữ địa phƣơng và từ ngữ toàn dân cùng thực hiện nhiều chức năng cho nên chúng ta có thể phân tích ngôn ngữ ở nhiều góc độ, trong nhiều quan hệ. Ở đây chúng tôi chỉ tập trung phân
97
tích từ ngữ trong hai quan hệ, với hiện thực quy chiếu - tức với những phạm vi, những vấn đề đựơc phản ánh vào tác phẩm thông qua từ ngữ địa phƣơng và thứ hai, vai trò của từ ngữ địa phƣơng trong hoạt động tổ chức lời nói theo những quan hệ lựa chọn và kết hợp để có đƣợc giá trị nghệ thuật trong phản ánh thực tại.
Xét về phƣơng diện hiện thực quy chiếu, ta thấy phạm vi hiện thực mà từ địa phƣơng phản ánh rất toàn diện. Dƣờng nhƣ không có lĩnh vực nào của đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng cƣ dân vùng Bắc Trung bộ lại không đƣợc từ địa phƣơng phản ánh trong các tác phẩm dân gian. Từ hoạt động sản xuất, các nghề đánh cá, chặt củi, đốt than, làm ruộng, nuôi tằm dệt vải, buôn bán đến những sinh hoạt văn hoá nhƣ hát đối đáp nam nữ, vui chơi lễ hội, phong tục, đám ma, đám cƣới, cho tới hoạt động của các tầng lớp ngƣời trong xã hội và thân phận của họ, ngƣời lính thú, chàng nho sinh, ngƣời vợ cả, phận làm lẽ, kẻ đi ở, cảnh nhà giàu, phong cảnh làng quê, chuyện đánh Tây, nạn thiên tai,... tất cả đều đƣợc phản ánh qua các lớp từ ngữ địa phƣơng, thành các trƣờng từ vựng với số lƣợng, mức độ đậm nhạt khác nhau.
Các danh từ, động từ, tính từ xuất hiện với tần số cao trong một tỉ lệ tƣơng quan giữa chúng tƣơng đƣơng nhƣ tỉ lệ trong vốn từ chung. Và các từ ngữ này đều là những từ ngữ chỉ các hoạt động tính chất, trạng thái, các sự vật liên quan thiết yếu đến đời sống diễn ra thƣờng ngày đối với mọi ngƣời. Điều đó nói lên rằng vốn từ địa phƣơng đƣợc sử dụng trong các sáng tác ca dao với vai trò nhƣ một công cụ sáng tạo văn học, trƣớc hết đó đều là những từ ngữ không xa lạ trong đời sống, đều là những từ ngữ quen thuộc thƣờng dùng trong giao tiếp hằng ngày. Nghĩa là chúng rất mộc mạc, chân chất, hồn nhiên, có phần thô ráp, dƣờng nhƣ không có sự gia công gọt giũa nào cả. Có thể liệt kê ra một số từ thuộc hai từ loại động và tính từ có tần số cao để rõ thêm điều đó. Ví dụ về các động từ: bứt (cắt), bể (vỡ), bƣng (bê), bồng (bế), bổ (đổ,
98
ngã), chộ (thấy), coi (nhìn), đập (đánh), đâm (giã), cức (tức), kháp (gặp), lƣa (còn), lổ (trỗ), mần (làm), mắc (bận), ngóng (trông), đeo (mang), ngong (trông, nhìn), ngó (nhìn), nom (nhìn), nhởi (chơi), nhủ (bảo), phô (nói), quảy
(gánh), quăng (ném), trèo (leo), …
Các tính từ có tần số cao là: lạt (nhạt), mau (nhanh, chóng), ngái (xa),
ghin (gần), nhác (lƣời), nậy (lớn, to), tày (bằng), vƣa (vừa, khớp), lanh (nhanh), rầy ( ấu hổ), sọi (đẹp, giỏi), thàm (nhảm, linh tinh), trơi ( ấu về phẩm chất), nhớp (bẩn), khun (khôn), nhằm (đúng, trúng), tra (già), bạo
(khoẻ), bức (vội), cộ (cũ),... Cũng giống nhƣ các động từ đƣợc sử dụng với tần
số cao, các tính từ vừa dẫn ra ở trên chủ yếu là những từ chỉ các đặc điểm tính chất của con ngƣời.
Từ những miêu tả dẫn dụ về các lớp từ địa phƣơng đƣợc sử dụng trong thơ dân gian Bắc Trung bộ xét về nội dung trong vai trò phản ánh hiện thực nhƣ trên, ta thấy các động từ, tính từ, danh từ có tần số cao chủ yếu là những từ thƣờng dùng trong hoạt động giao tiếp thƣờng ngày. Nội dung ngữ nghĩa của các từ địa phƣơng vốn phản ánh các đặc điểm tính chất chủ yếu, hoạt động cơ bản, trạng thái, phẩm chất con ngƣời Bắc Trung bộ. Cho nên nội dung của ca dao vùng Bắc Trung bộ là hiện thực sinh động chân thực về cuộc sống sinh hoạt và lao động thƣờng ngày gần gũi quen thuộc của ngƣời dân nơi đây, không hƣ cấu cách điệu. Nhờ vai trò của các lớp từ địa phƣơng mang nội dung ngữ nghĩa nhƣ vậy mà ca dao vùng Bắc Trung bộ mang đậm tính chất thuần phác, hồn hậu, sắc thái địa phƣơng rõ nét. Điều đó cũng nói lên vai trò của từ địa phƣơng về phƣơng diện phản ánh hiện thực.
99