Vai trò của phƣơng ngữ vùng Bắc Trung bộ trong nghệ thuật biểu

Một phần của tài liệu Phương ngữ vùng bắc trung bộ trong ca dao người việt (Trang 104 - 121)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.2. Vai trò của phƣơng ngữ vùng Bắc Trung bộ trong nghệ thuật biểu

biểu hiện nội dung của ca dao

a. Từ ngữ địa phương biểu đạt những sắc thái nghĩa tinh tế phù hợp

Thói quen của ngƣời nói và ngƣời nghe địa phƣơng là một nguyên nhân khiến cho chủ thể sáng tạo phải lựa chọn từ để nói đƣợc một cách tinh tế các trạng thái tâm hồn tình cảm con ngƣời theo cách cảm, cách hiểu chung của ngƣời Bắc Trung bộ. Cái hay của từ ngữ ở đây không phải là do sự gia công chế tác của ngƣời sáng tạo mà là là ở chỗ bắt đƣợc đúng mạch chảy quen thuộc để tạo nên đƣợc sự đồng điệu, rút ngắn khoảng cách trong giao tiếp giữa ngƣời nói và ngƣời nghe. Cho nên, cái hay, cái tinh tế của từ ngữ ở đây trƣớc hết vì nó phù hợp với đối tƣợng tiếp nhận là nhân dân lao động địa phƣơng. Ví dụ “nhớp”, trong phƣơng ngữ vùng Bắc Trung bộ là tính từ, nghĩa tƣơng đƣơng nhƣ bẩn, nhƣng nếu nhƣ bẩn có kết hợp hạn chế chỉ: "xấu đến mức đáng khinh" [53, tr. 46] thì nhớp ngoài có nghĩa tƣơng ứng nhƣ vậy còn đƣợc dùng với nghĩa và kết hợp rộng hơn, có những sắc thái riêng, trong những tình huống giao tiếp cụ thể, bẩn không thay nhớp đƣợc. Chẳng hạn, ca

dao đã dùng nhớp để chỉ sự xấu xa nhục nhã về nhân cách, danh dự:

Bá vƣơng chi đến bay mà,

Làm cho hại nƣớc mà ra nhớp đời. (CDNT)

So với bẩn, nhớp có khả năng đƣợc dùng để tạo nên đơn vị phái sinh

cao hơn nên khả năng biểu nghĩa của nhớp so với bẩn cũng đƣợc nhấn mạnh

rất rõ. Cả hai cuốn: Từ điển tiếng iệt [53] và Từ điển từ láy tiếng iệt [37]

đều không ghi từ láy nào đựơc tạo ra từ yếu tố cơ sở là bẩn, còn trong phƣơng ngữ vùng Bắc Trung bộ, ngoài kiểu láy mang tính khẩu ngữ: bân bẩn, bẩn bẩn

tƣơng đƣơng nghĩa với nhơm nhớp, nhớp nhớp, còn có từ láy: nhớp nhúa,

nhớp nhoem đựơc dùng phổ biến mang sắc thái nghĩa khác nhớp. Trong ngôn

100

khái quát, hàm ý chê, nhƣng giá trị hài âm của từ và ấn tƣợng về cái bẩn dính, ƣớt của từ nhớp nhúa gợi ra thì bẩn thỉu lại không có.

Phần lớn các từ láy phƣơng ngữ còn lại trong thơ dân gian đều đƣợc dùng lựa chọn để thể hiện sắc thái nghĩa riêng của chúng. Nếu từ phấp phới có nghĩa chỉ: “(vật) hình tấm mỏng, nhẹ đang tự phất bay lên trong gió một cách nhẹ nhàng, vui mắt" [37, tr. 438], có thể nói: lá cờ phấp phới bay, cánh buồm phấp phới ra khơi, thì “xấp xới” trong ca dao vùng Bắc Trung bộ lại gợi ra dáng sự vật nhỏ bé, mong manh, chuyển động lên xuống dập dờn nhƣ con thuyền qua các lớp lớp con sóng. Với cách dùng quen thuộc của ngƣời Bắc Trung bộ, nghĩa của “xấp xới” gợi ra hình ảnh dáng vẻ chấp chới vội vàng không chắc chắn của sự vật:

Nốc chèo ra xấp xới, ẻ chở lúa chở khoai. ẻ chở lợn chở ngài,

Ngƣời chở tiền chở bạc. (CDNT)

Hàng loạt từ khác nhƣ chờm chợ (Trăm con ong chờm chợ), trập

triềng (mắt lúng liếng trập triềng), phì phụt (hơi trâu thở phì phụt), nghề ngà

(Quan vô đền rƣợu nghề ngà), phật phì (Đổ vào ruộng tốt phật phì), thì thình

(Chân ông bƣớc thì thình), lệt đệt (Chân thì đi lệt đệt), …Ngoài giá trị tạo ra

sự hài hoà âm thanh cho câu thơ, các từ láy này đều có vai trò trong việc thể hiện nghĩa với giá trị vừa gợi hình vừa gợi cảm mang những sắc thái nghĩa riêng khác các từ láy tƣơng ứng trong ngôn ngữ toàn dân, cũng vì thế sắc thái địa phƣơng đƣợc thể hiện trong các từ đó đậm nét.

b. Từ ngữ địa phương tạo nên giá trị về nội dung và nghệ thuật cho ca dao

Khi khảo sát từ ngữ trong ca dao, tuỳ theo mục đích tìm hiểu mà từ ngữ đƣợc nhìn nhận nhƣ phƣơng tiện, công cụ trong những quan hệ khác

101

nhau của mô hình hay kết cấu của từng thể loại thơ. Ở đây, chúng tôi chỉ điểm vài nét trên phƣơng diện mà từ ngữ phƣơng ngữ đƣợc tổ chức cùng từ ngữ toàn dân tạo nên hiệu quả giao tiếp đối với ca dao vùng Bắc Trung bộ. Nhƣ vậy từ ngữ đƣợc xét ở đây không chỉ là ở giá trị quy chiếu, giá trị nhận thức về hiện thực do nội dung ngữ nghĩa có sẵn trong từ ngữ chỉ ra mà còn là những rung động, những cảm xúc, cả những ý nghĩa ngoài từ do sự tổ chức lời nói - hay là do “ngữ pháp thơ" đem lại.

Một trong những vai trò của từ ngữ địa phƣơng trong ca dao vùng Bắc Trung bộ là tham gia hiệp vần, ngắt nhịp. Trong thơ ca nói chung, các nhà nghiên cứu thƣờng xem nhịp là cột sống của thơ và vần có những chức năng nhất định nhƣ liên kết các dòng thơ, gợi tả, nhấn mạnh sự ngừng nhịp. Vần và nhịp gắn bó với nhau một cách chặt chẽ, vừa để hoà âm vừa đóng vai trò tổ chức. Đối với các sáng tác mang tính trực tiếp nhƣ ca dao, vần và nhịp lại càng quan trọng hơn, nó nhƣ là điểm ngừng nghỉ để suy nghĩ lời tiếp theo và cũng là điểm nhấn để ngƣời nghe chú ý. Vì thế, cái “khuôn" của các thể loại này quy định việc sử dụng các yếu tố ngôn ngữ rất rõ.

Cách gieo vần trong ca dao Bắc Trung bộ rất biến hoá và đa dạng. Đặc điểm đó đƣợc thể hiện trƣớc hết ở việc lựa chọn phối hợp các loại từ ngữ, là toàn dân hay địa phƣơng. Các từ gieo vần với nhau có thể đều là từ địa phƣơng nhƣng cũng có thể là sự lựa chọn giữa một từ địa phƣơng với một từ toàn dân. Điều này cũng nói lên ý nghĩa mục đích của việc chọn từ để gieo vần không chỉ vì sự hài hòa âm thanh và liên kết dòng thơ mà còn để thể hiện nội dung ngữ nghĩa của bài ca dao. Ca dao vùng Bắc Trung bộ là những sáng tác có tính chất địa phƣơng, là lời ăn tiếng nói quen thuộc của ngƣời dân ở một vùng quê. Tuy thế, cũng nhƣ ngôn ngữ giao tiếp thƣờng ngày, từ ngữ đƣợc sử dụng trong ca dao chủ yếu vẫn là từ toàn dân, nhƣng nếu xét các yếu tố gieo vần thì phổ biến lại là cách lựa chọn giữa từ địa phƣơng với từ toàn

102

dân. Đó có lẽ là cách chọn lựa tối ƣu bởi không có khoảng tự do nào lớn hơn, rộng đƣờng hơn cho ngƣời sáng tác, từ ngữ không bị giới hạn trong một hệ thống nào cả. Đối với ca dao địa phƣơng, sự kết hợp từ theo cách gieo vần nhƣ vậy làm cho lời của bài ca tao nhã hài hoà hơn, vừa giữ đƣợc cái chân chất mộc mạc quen thuộc của lời quê vừa bay bổng thanh thoát gợi cảm của từ ngữ. Trong ca dao Bắc Trung bộ, chúng ta gặp nhiều trƣờng hợp gieo vần giữa từ địa phƣơng với từ toàn dân, nhƣ câu ca dao sau:

Thƣơng anh biết tính mần răng,

Lấy biển hồ làm mực, lấy gió trăng làm chừng. (CDNT)

Nhờ dùng kết hợp trong cách gieo vần nhƣ vậy mà yếu tố địa phƣơng

ở đây (mần răng) đã làm cho hình ảnh biển hồ, gió trăng và cách nói khoa

trƣơng ở dòng hai rất thi vị, lãng mạn nhƣng gần gũi, không viển vông. Ở câu ca dao sau đây cũng vậy:

Giƣờng lèo mà trải chiếu mây,

Những ngƣời hai vợ nhƣ gây (gai) quào (cào) mình. (CDQB)

Có khi các yếu tố gieo vần với nhau trong các dòng thơ lại đều là các từ phƣơng ngữ, chẳng hạn nhƣ câu ca dao sau đây:

Chiều chiều ra đứng mà ngong (nhìn),

Cuốc cùn chộng (giỏ) rách đang dong ngƣợc đồng. (CDNT)

Ngoài vai trò tạo ra sự hài hoà về âm thanh và sự liên kết giữa hai dòng thơ, cách hiệp vần thơ còn đem đến những hiệu quả về ngữ nghĩa. Do vậy chọn lựa yếu tố nào để hiệp vần, ƣu tiên trƣớc hết phải là yếu tố có thể biểu hiện đƣợc ý nghĩa, cảm xúc tinh tế nhất của chủ thể sáng tạo. Trong

phƣơng ngữ vùng Bắc Trung bộ, dong là đi nhƣ chạy, dáng vẻ vội vàng, tìm

kiếm khắp nơi trên một không gian rộng. Vì thế, đặt trong trƣờng liên tƣởng

ngữ nghĩa và kết hợp ngữ pháp với các từ “cùn, rách”, nghĩa của từ “dong” ở

103

dáng vẻ tất bật đi tìm cái ăn trong sự trông đợi của ngƣời nhà. Tính đa dạng linh hoạt và biến hoá của cách thức gieo vần trong các bài ca dao Bắc Trung bộ còn đƣợc thể hiện ở sự kết hợp khéo léo hiệu quả giữa vần và nhịp, nên trong một đoạn có thể có nhiều loại vần và vần nằm ở những vị trí ngắt nhịp khác nhau. Từ địa phƣơng đƣợc dùng với mục đích vừa để hiệp vần vừa để láy lại nhấn mạnh ý nghĩa và nó đƣợc sắp xếp đứng ở vị trí cuối để kết thúc dòng thơ một cách bất ngờ tạo nên ấn tƣợng mạnh mẽ nhƣ câu ca dao sau đây thì thật độc đáo:

Đƣờng vô ứ Nghệ quanh quanh Non xanh nƣớc biếc nhƣ tranh hoạ đồ Ai vô ứ Nghệ thì vô. (CDNT)

Nhiều khi từ đƣợc lựa chọn trong sự kết hợp chặt chẽ với các yếu tố ngữ âm, nhƣ thanh điệu, độ mở của vần và độ dài ngắn của nhịp điệu dòng thơ đã tạo nên một âm hƣởng đặc biệt, có sức biểu nghĩa rất cao:

Đôi ta thƣơng chắc

Chú bác trục trặc Cha mẹ không "ì"

Giống nhƣ tru không chạc mụi (mũi), biết tắc rì đƣờng mô. (CDNT)

Tƣơng tự, cũng với cách lựa chọn các yếu tố ngữ âm nhƣ trên trong vai trò gieo vần ngắt nhịp không chỉ tạo ra âm hƣởng nhanh mạnh dứt khoát mà còn có tác dụng thể hiện thái độ thẳng thắn rõ ràng của ngƣời nói:

Có thƣơng / thì thƣơng / cho chắc

ằng có trục trặc / thì trục trặc / cho luôn Đừng nhƣ con thỏ /đứng đầu truông

Khi vui giỡn bóng / khi buồn bỏ đi. (CDNT)

Hay nhƣ:

104

Xa chi / không sợ tội /với ông trời

Chẳng thà không biết / thì thôi

iết ra mỗi đƣá một nơi thêm buồn. (CDNT)

Nhờ cách tổ chức ngôn ngữ thơ một cách nghệ thuật theo hình thức phối hợp dùng nhiều yếu tố ngữ âm có giá trị khác nhau đối với các âm tiết gieo vần ngắt nhịp nhƣ mấy câu ca dao trên (thanh trắc: chắc, trặc, mũi, tắc; kết thúc âm tiết bằng phụ âm tắc điếc: chắc, trắc, tắc, hoặc nguyên âm hẹp: ì, mụi, rì) nên nội dung ý nghĩa của lời đƣợc hình thức của ngôn ngữ chuyển tải thể hiện thành công. Ngƣời nghe có thể hình dung đƣợc một cuộc tình duyên trắc trở, đau khổ, không lối thoát. Vai trò và nghệ thuật tổ chức từ ngữ ở bài ca dao sau đây cũng tƣơng tự nhƣ vậy:

ợ anh / anh lấy / đã lâu,

Đố ai / lắm ruộng / nhiều trâu / vô dành. Đố ai / lấy đƣợc vợ anh,

Thì / anh cho một cẳng (chân),

Chân đi lủng lẳng / nhƣ cẳng / đánh cù. Đã thù / thì anh cho thù nốt,

Nhà / thì anh đốt, /khói bay lên trời. (CDNT)

Đoạn ca dao trên đã dùng phối hợp, khai thác vai trò, giá trị nghệ thuật của chất liệu ngôn ngữ từ nhiều cấp độ. Một loạt động từ mang sắc thái biểu cảm (đố, dành, cho, thù, đốt), các kết hợp từ mang tính khẩu ngữ, những cấu trúc mang tính khẳng định đƣợc điệp lại (đố ai..., thì anh cho...), từ ngữ và cách ví gợi hình (lủng lẳng, nhƣ cẳng đánh cù), các âm tiết mang thanh trắc tham gia gieo vần ở những vị trí ngắt nhịp chẵn / lẻ khác nhau (cẳng, lủng lẳng, cẳng, nốt, đốt)... Tất cả nhƣ một bức vẽ có đƣờng nét chấm phá gân guốc, có sắc màu đậm nhạt với những điểm nhấn cùng một gam màu chủ. Tuy mộc mạc thô ráp nhƣng đã gợi lên thật ấn tƣợng trƣớc mắt ngƣời nghe hình

105

ảnh về một ngƣời đàn ông tính cách mạnh mẽ, khẩu khí ngang tàng, thái độ dứt khoát, quyết tâm bảo vệ vợ, bảo vệ gia đình của mình. Tƣơng tự, mấy câu ca dao sau đây cũng cho thấy tác giả dân gian vùng Bắc Trung bộ đã rất khéo léo trong việc khai thác rất hiệu quả nhiều phƣơng tiện ngôn ngữ, từ các yếu tố ngữ âm tham gia gieo vần ngắt nhịp tạo nên nhạc điệu rắn rỏi dứt khoát của thơ đến phép dùng so sánh tu từ trùng phức nhằm tập trung làm nổi bật một hình ảnh đƣợc so sánh:

Anh nói với em / nhƣ rìu / chém đá, Nhƣ rạ / chém đất, /nhƣ mật / rót vô tai. Bây giờ / em đã nghe ai,

áo em mặc ngắn, / cổi áo dài /anh mang. (CDNT)

Qua một vài ví dụ nhƣ trên ta cũng thấy rõ "vần thơ bao giờ cũng bao

hàm một cách tất yếu một mối liên hệ nghĩa giữa các đơn v hiệp vần với

nhau" (R. Jakobson). Nhờ đƣợc chọn lựa, tổ chức khá đa dạng các yếu tố hiệp

vần, sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố gieo vần với các phƣơng tiện ngôn ngữ khác, trong đó có vai trò của các yếu tố phƣơng ngữ nên từ ngữ địa phƣơng đã góp phần tạo nên giá trị nghệ thuật, khả năng biểu đạt nội dung phong phú và sắc thái văn hoá riêng cho ca dao vùng Bắc Trung bộ.

Từ địa phƣơng còn đƣợc chọn lựa dùng trong các cấu trúc sóng đôi, góp phần làm cho hình thức câu thơ vừa nhịp nhàng, cân đối, chặt chẽ, nội dung của thơ vừa khái quát tinh tế. Nhờ biện pháp này mà nhiều câu thơ trong các sáng tác dân gian vùng Bắc Trung bộ có sức nặng đặc biệt về ngữ nghĩa, mang sắc thái riêng. Cấu trúc đối hay sóng đôi, trùng điệp, điệp ngữ, hay song hành, tuy gọi khác nhau nhƣng loại cấu trúc này đặc biệt phổ biến trong ca dao. Đó là một hình thức cấu trúc đƣợc lặp lại kế tiếp nhau với dụng ý nhấn mạnh hoặc gây ấn tƣợng cho ngƣời nghe. Có khi trong cấu trúc sóng đôi, tác giả dân gian dùng phối hợp nhiều cặp từ đồng nghĩa, gần nghĩa hay trái nghĩa

106

với nhau làm cho nội dung ngữ nghĩa của cả câu đƣợc bổ sung nhấn mạnh

hơn. Chẳng hạn, cách dùng phối hợp tạo thành các cặp đối: không / nỏ; mạnh

/ bạo; gạo / tiền nhƣ hai dòng sau đây:

Không chi mạnh bằng gạo, Nỏ chi bạo bằng tiền. (CDNT)

Cách dùng phối hợp giữa từ địa phƣơng với từ toàn dân, giữa từ địa phƣơng với từ địa phƣơng hoặc giữa các từ toàn dân với nhau tạo thành từng cặp đối sóng đôi. Trong sự phối hợp nhƣ vậy, vị trí của từ địa phƣơng đƣợc dùng trong cấu trúc đối rất linh hoạt. Từ địa phƣơng và từ toàn dân đối nhau có thể ở vị trí đầu các dòng:

Đừng trăn triu (so bì) không khá

Đừng hà tiện không nên. (CDNT)

Cặp từ đối nhau có thể đều là từ địa phƣơng và chúng đứng ở cuối các dòng:

Chồng gạo lòn bên nớ (ấy),

Chồng gạo nếp bên ni (này). (CDNT)

Cặp từ địa phƣơng và toàn dân đối nhau có thể vừa đứng ở đầu vừa đứng ở cuối các dòng:

Rú thì rậm rì rì,

Núi thì cao cồi cội (vòi vọi). (CDNT)

Tính chất phong phú, đa dạng và linh hoạt của hình thức đối, sóng đôi giữa từ địa phƣơng đồng nghĩa với từ toàn dân hoặc giữa từ địa phƣơng với từ địa phƣơng còn đƣợc thể hiện trong một cách tổ chức khác. Đó là sử dụng hình thức đối trong một dòng. Các cặp từ đối nhau giữa các vế tạo thành quan hệ sóng đôi không những tạo nên âm hƣởng cân đối hài hoà cho câu thơ mà nghĩa cũng đƣợc nhấn mạnh khái quát hơn. Hình thức này cũng rất phổ biến trong ca dao vùng Bắc Trung bộ. Trƣớc hết chúng ta gặp kiểu chia tách các

107

yếu tố trong từ tạo ra kết hợp mới với hình thức sóng đôi nhƣ những ví dụ sau là rất nhiều:

ấy lâu anh mắc công chi, Để em nhắn gửi thƣ đi / từ về. ấy lâu anh mắc chi nhà,

Để em thƣơng bảy / nhớ ba là mƣời. (CDNT)

Hình thức mà chúng ta gặp nhiều hơn cả trong ca dao dân vùng Bắc Trung bộ là dạng chia tách các yếu tố trong từ hoặc dùng các từ, trong đó một

Một phần của tài liệu Phương ngữ vùng bắc trung bộ trong ca dao người việt (Trang 104 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)