6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu····························································
2.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ NGỮ ÂM, CHỮ VIẾT ···············································
2.1.1. Sử dụng các yếu tố ngữ âm
Khi nghiên cứu về ngữ âm, chúng ta không chỉ nghiên cứu những dòng
âm thanh cụ thể của tiếng nói mà còn cả những đơn vị ngữ âm, những quy luật tổ chức, kết hợp các âm. Ngoài ra, ngữ âm học còn nghiên cứu cả chữ
viết - một phương tiện ghi lại ngôn ngữ bằng văn tự. “Chữ viết là hệ thống kí
hiệu đồ hoạ được sử dụng để cố định hoá ngôn ngữ âm thanh... Chính tả là sự chuẩn hoá hình thức chữ viết của ngôn ngữ. Đó là một hệ thống những quy tắc về cách viết các từ, các âm tiết, âm vị; về cách viết hoa, viết các dấu câu...” [7, tr.167]. Nói đến chính tả là nói đến chuẩn, chuẩn chính tả có tính chất bắt buộc và ổn định. Tuy nhiên, theo thời gian ngữ âm thay đổi, phát triển, chính tả cũng không thể giữ mãi tính chất cố hữu của mình, vì vậy bên cạnh chuẩn chính tả vẫn có thể nảy sinh những cách viết mới tồn tại song song với nó.
Sử dụng ngôn ngữ làm chất liệu để sáng tạo nên các tác phẩm của mình, ngôn ngữ báo chí mang những đặc trưng riêng biệt về mặt ngữ âm của phong cách ngôn ngữ, báo HHT cũng không phải là một ngoại lệ. Đáng chú ý, với đặc trưng là một tờ báo dành cho đối tượng bạn đọc trẻ, HHT đã vận dụng một cách sinh động, đa dạng các yếu tố ngữ âm trong các tin/ bài của mình.
Để tìm hiểu việc sử dụng các yếu tố ngữ âm trong các tin/ bài của báo HHT, Luận văn tiến hành khảo sát ngẫu nhiên 150 tin/ bài trên 53 số báo được phát hành trong năm 2012, kết quả thu được như sau:
Bảng 2.1. Bảng thống kê số lượng và tỉ lệ sử dụng các yếu tố ngữ âm
trong các tin/ bài của báo HHT trong năm 2012
Yếu tố sử dụng Lỗi sai chính tả Phiên âm danh từ riêng nước ngoài Viết tắt Dấu gạch nối Chữ viết thể hiện âm nói Đồng hóa âm đọc với chữ viết Số lượng 59/ 150 97/ 150 107/ 150 21/ 150 32/ 150 48/ 150 Tỉ lệ (%) 39,3% 64,5% 71,3% 14% 21,3% 32% a. Yếu tố chính tả
Như chúng ta đã biết, báo chí có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống xã hội, vì vậy ngôn ngữ được sử dụng phải là ngôn ngữ chuẩn. Đối với báo nói, ngôn ngữ báo chí đòi hỏi phải phát âm chuẩn xác, dễ nghe, ngữ điệu phù hợp với nội dung thể hiện. Với báo viết thì yêu cầu phải viết đúng chính tả.
Kết quả khảo sát nguồn cứ liệu cho thấy, ngoài việc đảm bảo yêu cầu viết đúng chính tả trên báo chí thì có 39,3% tin/ bài của HHT mang những
đặc điểm về lỗi sai chính tả (thể hiện ở những từ, lớp từ được in đậm) cần chú
ý sau đây:
* Lỗi chính tả do người viết, do quá trình chỉnh sửa, in ấn.
Ví dụ: (...) Cây đào trước sân nhà cụ Đệ cũng do tay hai em em Luyện
và Long trồng, tuốt lá đón lộc. (...) (Bài: Tết buồn của gia đình Long, trang 26
HHT số 940). Ở đây thay vì viết “hai anh em” thì tác giả lại viết thành “hai
em em”.
Viết thiếu hoặc sử dụng sai dấu thanh điệu, ví dụ:
(...) Một triệu đôla (~ 21 tỷ đông) là khoản đầu tư trường ĐH KHTN (Linh Trung - Thủ Đức) vừa được nhận để xây dựng một hệ thống phòng thí
nghiệm chuyên sâu về Vật lý hạt nhân (...) (Bài: Bạn chuyên gia năng lượng hạt nhân đầu tiên Việt Nam!, trang 14 HHT số 946).
* Phóng viên không nhất quán trong cách viết nguyên âm.
Cụ thể đối với âm chính /i/ có lúc được thể hiện bằng chữ cái “i”, có khi lại được ghi là “y”. Sở dĩ xảy ra điều này vì đây là một đặc điểm chung
trong chính tả của tiếng Việt hiện nay, trường hợp cùng một âm vị nhưng được viết tuỳ tiện theo hai cách khác nhau. Trên HHT trường hợp này được viết không thống nhất ở nhiều số báo, thậm chí trong cùng một số báo, một bài viết cũng có cách viết khác nhau.
Ví dụ trong cùng một số báo HHT 940, có lúc viết “y”, lúc lại viết “i”: - (...) Rủ cậu ý ra siêu thị để... bê đồ cùng bởi bạn đang muốn trang
hoàng lại phòng, sẽ “trả công” cậu ý bằng một bữa ăn ra trò sẽ là một lí do cực thuyết phục để bắt đầu cuộc hẹn. (...) (Bài: Hẹn hò ở... siêu thị, trang 30).
- (...) Ví dụ như lồng vào vài câu chuyện thú vị về bạn í khi ăn cơm với cả
nhà, PR với phụ huynh là bạn í có điểm này điểm kia hay lắm, “nói vu vơ” về sự thân thiết của hai bạn... (Bài: Xách giỏ quà, thăm nhà gà bông, trang 33).
Hay trong cùng một bài báo thì cách viết cũng không được nhất quán,
ví dụ: (...) Mì Quảng từ 12K lên 15K, bún bò nhảy phóc từ 15K lên 20K một
cách ngoạn mục,... Theo từ điển ăn uống của các ma xó Quảng Nam hiện nay, bữa sáng có thể điểm qua mỳ gà ở đường Lý Thường Kiệt chỉ có 8K/ tô,... (...)
(Bài: Ăn gì, ở đâu ngon rẻ?, trang 18 HHT số 946).
* Cách viết không thống nhất còn thể hiện ở những âm tiết khó xác định một chuẩn mực phát âm cụ thể trong tiếng Việt. Tức là những từ cùng gọi tên một sự vật, hiện tượng với từ trong từ vựng chung, nhưng hai từ khác nhau về mặt ngữ âm do biến thể phát âm địa phương khác nhau.
Ví dụ: (...) Đến đây, teen sẽ được tham gia triển lãm và dự thi nghệ
thuật ngành hoa, cá, tiểu cảnh, được xem biểu diễn đờn ca tài tử, múa lân sư rồng, thi đấu cờ người,... (...) (Tin: Vi vu hội hoa Xuân Tết 2012, trang 31
HHT số 940). Ở đây thay vì viết “đàn” theo chuẩn chung thì tác giả lại viết theo âm của phương ngữ Nam bộ là “đờn”.
* Trường hợp người viết cố tình thay đổi cách viết cho phù hợp đối tượng tiếp nhận bằng cách biến đổi vỏ ngữ âm của từ về mặt âm đầu, phần vần hoặc thanh điệu.
Ví dụ: (...) Lớp trưởng thường ngày ý chí nam nhi ngời ngời là thế, bi
giờ đang úp mặt vào tường và lí nhí tên nhỏ BFF của tớ. (...) (Bài: “Té” vào một mr súp lơ đơ siêu hạng, trang 35 HHT số 940). Trường hợp này, người
viết thay đổi vỏ ngữ âm của phần vần bằng cách bớt đi một số âm tiết trong từ
“bây giờ” để biến đối thành từ mới có nội dung tương tự là “bi giờ”.
Hay ở ví dụ: (...) Có lẽ chẳng ai lại thật thà và ngây thơ như cô vợ bé
nhỏ Seo Hyun (SNSD) cả. Cô ấy vừa thật thà thú nhận chưa bao giờ có tình củm gà bông với chồng Yong cả. (...) (Bài: Những biệt danh “hiếm có khó tìm”, trang 50 HHT số 940). Nguyên âm /a/ được chuyển thành nguyên âm /u/, tuy cả hai đều là những nguyên âm dòng sau, cùng trường độ dài và âm
sắc trầm nhưng có nét khu biệt khác nhau về hình dáng môi và độ mở miệng.
Khi phát âm nguyên âm /a/ không tròn môi, có độ mở rộng; nguyên âm /u/
phát âm tròn môi và độ mở hẹp.
Tương tự: (...) Trong lễ hội đón năm mới sắp tới của trường em, khối
em có ý định tổ chức một gian hàng rất đặc biệt gọi là Kissing Booth. Giống như trong các phim teen, có “quầy hun” để làm từ thiện. Danh sách những người đứng quầy có một bạn “hot boy” của khối!... (...) (Mục: Anh Chánh văn chuyên giải đáp tâm tình tuổi mới lớn, trang 75 HHT số 940). Người viết
cố tình viết từ “hun” biến âm của từ “hôn” theo chuẩn chính tả chung, nhằm
mục đích gây hiệu quả màu sắc tu từ một cách sinh động, thú vị cho bạn đọc trẻ khi đọc báo.
b. Phiên âm danh từ riêng tiếng nước ngoài
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy tần số xuất hiện danh từ riêng tiếng nước ngoài trên báo HHT rất cao, với tỉ lệ sử dụng 64,5%. Thậm chí có những bài báo ở đó tên riêng tiếng nước ngoài được sử dụng tới mức đậm đặc: 123 lần
trên tổng số 1.250 tiếng/ âm tiết của toàn bài (Bài: Có một ngôi trường “Dream
High” ngoài đời!, trang 6 HHT số 973).
Báo chí không chỉ đảm bảo tính chính xác về thời gian, số liệu mà tên của các tổ chức, đơn vị, địa danh, sự vật cũng được nêu một cách cụ thể. Khi sử dụng danh từ riêng tiếng nước ngoài thì báo in nhất thiết phải viết đúng hoặc phiên âm thống nhất đối với cả tờ báo. Tuy nhiên, ở các tin/ bài của HHT lại không thống nhất, có lúc thì phiên âm quốc tế, lúc lại phiên âm tiếng Việt.
Ví dụ: (...) 10 phong bao lì xì có giá trị quà tặng “khủng” nhất từ trước
tới nay (lên đến 1,3 triệu đồng/ phong bao) với những món quà cực ý nghĩa như: Thẻ Flashcard blueup giúp học từ vựng tiếng Anh. VIP card của hệ thống kem BUD’S, hộp sôcôla Boniva Chocolatier, những set đồ uống “ngon lành cành đào”, (...) (Bài: Cùng sứ giả Hoa Học Trò đón lộc đầu năm, trang
3 HHT số 940).
Ở ví dụ này cho thấy: trong khi các danh từ chỉ các phiếu quà tặng là
thẻ Flashcard blueup, VIP card và tên thương hiệu Boniva Chocolatier được dùng nguyên dạng thì món ăn sôcôla lại được phiên âm theo tiếng Việt.
Hay trong cùng một văn bản, đều là các danh từ chỉ địa danh nước ngoài, nhưng có địa danh được dùng nguyên dạng, có địa danh lại phiên âm tiếng Việt hoàn toàn.
Ví dụ: (...) Ngoài Thụy Sĩ, teen vẫn có nhiều sự lựa chọn cất cánh đến
các nước Canada, New Zealand, Mỹ, Anh, Singapore... vốn được đánh giá cao về chất lượng đào tạo ngành Quản lý khách sạn. (...) (Bài: Nghề “gác cổng thiên đường”, trang 15 HHT số 950).
c. Viết tắt
Viết tắt trên báo chí nhằm mục đích truyền đạt lượng thông tin tối đa đến cho độc giả trong một thời gian tối thiểu, đồng thời còn nhằm tiết kiệm giấy in. Các từ viết tắt thường là các từ được dùng nhiều, trở nên quen thuộc với bạn đọc. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy trên báo HHT có một số cách viết tắt sau đây:
- Viết tắt các tên gọi nước ngoài:
Ví dụ: (...) Thụy Sĩ có 6 trường được Chính phủ trợ cấp kinh phí nên
teen có thể “nhẹ gánh” học phí: Trường Quản lý khách sạn Geneva (EHG), Lucem (SHL), Lugano (SSAT), Thun (HFThun), Belvoirpark Zurich, Tourism and Hospitality (SSTH). Đa phần các trường giảng dạy bằng tiếng Đức, Pháp, Ý, chỉ duy nhất có trường SSTH dạy song ngữ có tiếng Anh. (...)
(Bài: Nghề “gác cổng thiên đường”, trang 14 HHT số 950). Ở đây tác giả viết
tắt tên gọi của các trường nghiệp vụ ở Thụy Sĩ để các bạn học sinh có thể nắm rõ từng trường một cách cô đọng, ngắn gọn hơn.
Một trường hợp khác là viết tắt các từ tiếng Anh thông dụng, ví dụ:
(...)Mấy ngày sau, Tiên đưa bản phối hoàn chỉnh cho chị Bích Phương nghe (chị ấy là BFF của Tiên) thì chị Phương rất thích và tức tốc chạy ngay vào phòng thu để cất lên những cảm xúc nóng hổi nguyên vẹn. (...) (Bài: Cô bạn teen đang làm chao đảo V-Pop, trang 27 HHT số 940). Từ BFF được viết tắt
- Viết tắt các tên gọi bằng tiếng Việt: thường là tên các tổ chức, đơn vị, địa điểm, chức danh, như: THCS (Trung học cơ sở), THPT (Trung học phổ thông), ĐH, CĐ (Đại học, Cao đẳng), Bộ GD-ĐT (Bộ Giáo dục - Đào tạo), TP. HCM (Thành phố Hồ Chí Minh), PGS, TS (Phó Giáo sư, Tiến sĩ),...
Ví dụ: Nhằm tăng cơ hội vào ĐH cho các “sĩ tử”, nhiều trường đã bổ
sung thêm các ngành mới: ĐHQG Hà Nội mở thêm 2 ngành mới là Bác sĩ đa khoa và Dược học; ĐH Nông Lâm TP.HCM với chuyên ngành mới là Địa chính và Quản lý đô thị (thuộc ngành Quản lý đất đai); ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM tuyển sinh 2 ngành mới là Công nghệ Kỹ thuật Điện - Điện tử (khối A) và Công nghệ Kỹ thhuật Môi trường (khối A, B); ĐH Văn hoá TP.HCM mở thêm chuyên ngành Truyền thông và Văn hoá thuộc ngành Văn hoá học (khối C và D1), ĐH Tài chính - Marketing tuyển 3 ngành mới gồm Kinh doanh quốc tế, Bất động sản và Quản trị khách sạn; ĐH KHXH&NV tuyển Ngữ văn Ý (khối D1); (...). (Bản tin H2T Express, trang 29
HHT số 945).
- Viết tắt tên riêng nhân vật: Trong các chuyên mục Đường dây nóng
đề cập đến các vấn đề thời sự mang tính tiêu cực trong xã hội có liên quan đến tuổi học trò, HHT chọn cách viết tắt tên riêng, nhằm giữ bí mật cho các nhân vật được nói đến trong bài viết mà tác giả không muốn hoặc không tiện nói ra. Nhân vật được viết tắt trong các bài viết thường ghi chú tuổi hoặc nơi sinh sống, trường, lớp.
Ví dụ: (...) Cứ đi học về buổi chiều là H.M (14 tuổi, Trường THCS H.)
đã có mặt cùng ba và các chú trong xóm Hiệp Hoà, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An sẵn sàng lên đường qua biên giới để “lên sòng” qua đêm. (...) (Bài: Casino nào phải thiên đường giải trí, trang 8 HHT số 946).
- Một trường hợp viết tắt mang đặc trưng riêng của HHT, là viết tắt tên
gọi của tờ báo theo ngôn ngữ giới trẻ hiện nay: cụm từ “Hoa Học Trò” được viết tắt thành “HHT” và trở thành “H2T”.
Ví dụ: Quảng Nam: H2T “mang niềm vui cho trẻ em bất hạnh”. (...) (Bản tin tựu trường, trang 25 HHT số 974).
Hoặc: h2tết 2012 (trang bìa HHT số 940). Cụm từ này vừa được viết
tắt, vừa ghép với từ khác đồng thời lược bỏ âm trùng lắp để tạo thành từ tắt:
“h2t” + “tết” = “h2tết”.
Viết tắt là một nhu cầu tất yếu đối với báo in nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin ngày càng nhanh và nhiều của bạn đọc, vì vậy tỉ lệ sử dụng yếu tố này trên HHT là khá lớn với 71,3%. Tuy nhiên, viết tắt như thế nào cho hợp lý và phù hợp với các yêu cầu chuẩn hóa tiếng Việt cũng là một vấn đề cần hết sức chú ý.
d. Sử dụng dấu gạch nối
Theo quy định, dấu gạch nối thường được dùng trong các liên danh, chỉ giới hạn về không gian, thời gian, số lượng hoặc khi phân biệt ngày tháng năm. Ví dụ các trường hợp:
- Ưng Hoàng Phúc, Quốc Thiên, Tim đều cho ra mắt album mới nhưng
có vẻ chưa đến lúc thiên thời - địa lợi - nhân hòa cho họ. (Bài: Nhiệt kế V- Pop 2011, trang 53 HHT số 940).
- (...) Một vài chợ đặc biệt teen tha hồ ngó nghiêng: Chợ Dân Sinh bán
đồ điện gia dụng secondhand, chợ Bến Thành bốn cửa ngõ Đông - Tây - Nam - Bắc với kiến trúc nhà vòm đặc trưng,... (...) (Bài: Sài Gòn 24 giờ du ký,
Tuy nhiên, trong các tin/ bài của HHT, dấu gạch nối có lúc được sử dụng trong các cụm từ nhằm mục đích nhấn mạnh ý nghĩa mà tác giả muốn truyền đạt đến cho người đọc. Ví dụ:
- (...) Các giáo sinh thực ra cũng chỉ là sinh viên năm cuối về trường, vị
chi cũng chỉ mãn teen có 4 năm nên không có “khoảng cách thế hệ” với teen mình như các thầy cô lâu năm. Vì thế theo logic học, trình trẻ-trung-tươi-tắn của thầy cô thực tập là miễn bàn! (...) (Bài: Hội những thầy cô teen nhất quả đất, trang 16 HHT số 946).
Ở đây, người viết muốn nhấn mạnh đến các yếu tố về tính cách của các giáo viên là các sinh viên năm cuối đến thực tập tại các trường THPT, họ cũng trẻ trung, vui tươi hồn nhiên không khác gì các học trò của mình.
- (...) Thế là cứ ba phút một lần có ai đấy truyền cho tớ một gói bí hiểm
mà ai-cũng-biết-là-cái-gì-đó, cộng thêm cơ man các tờ giấy đề nghị giúp tớ bằng cách chở về, cho mượn áo khoác... (...) (Bài: Những cao thủ (đội lốt) tân binh, trang 17 HHT số 973). Cụm từ “ai cũng biết là cái gì đó” được viết liền
mạch và gắn với nhau bằng dấu gạch nối được sử dụng nhằm mục đích nhấn
mạnh rằng “cái gì đó” đã được mọi người biết rõ nhưng lại vờ như chưa biết,
tạo nên yếu tố bất ngờ thú vị.
Dấu gạch nối được sử dụng trong ví dụ sau đây nhằm mục đích nhấn
mạnh sự độc đáo, hiếm có, cụm từ “1-0-2” được viết tắt từ cụm từ “chỉ có một
mà không có hai”: (...) Ngoài ra, đến với cô Diễm, Q.Bình Thạnh, bạn sẽ bất ngờ với sự hiện đại và có 1-0-2 của cô. Phòng của cô có lắp camera khắp nhà, bạn sẽ được cô phát một mẫu điền đầy đủ họ tên ngày tháng năm sinh và