6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu····························································
2.2.3. Sử dụng các biện pháp tu từ ngữ pháp ········································
Ở cấp độ ngữ pháp, qua khảo sát ngẫu nhiên 50 tin/ bài trên HHT phát hành trong năm 2012, chúng tôi nhận thấy HHT sử dụng nhiều biện pháp tu từ ngữ pháp. Các biện pháp được sử dụng chủ yếu gồm: điệp ngữ, tỉnh lược,
im lặng, sử dụng các tiểu từ “thì”, “mà”, “là”… Kết quả thu được như sau:
Bảng 2.3. Bảng thống kê số lượng và tỉ lệ sử dụng các biện pháp
tu từ ngữ pháp trong các tin/ bài của báo HHT trong năm 2012
Biện pháp Điệp ngữ Tỉnh lược Im lặng Thì, mà, là
Số lượng (câu) 394/ 3.216 958/ 3.216 179/ 3.216 1.967/ 3.216
a. Biện pháp điệp ngữ
Là biện pháp tu từ lặp lại có nghệ thuật một từ, một ngữ hay một kiểu cấu trúc cú pháp trong nhiều câu liên tiếp nhằm mục đích nhấn mạnh nội dung biểu đạt, tăng cường nhạc tính và sức biểu cảm, đồng thời gắn bó các câu trong văn bản thành một khối chặt chẽ. Biện pháp điệp ngữ được sử dụng trên HHT với tỉ lệ 12,2%.
Ví dụ:
- (...) Bạn có quyền giận khi người khác cư xử xấu với mình, khi mọi
việc không vận hành tốt đẹp như ý mình muốn. Giận lắm, nhưng kiềm chế to tiếng! Giận lắm, nhưng không mang dao đi theo mình. Giận lắm nhưng không rút gậy gộc ra và xông tới. Giận lắm, nhưng hít thật sâu và từ từ đếm từ 1 tới 10. Giận lắm, nhưng bỏ đi nơi khác. Giận lắm nhưng hãy khoan hành động, nắm thật chặt bàn tay mình lại cho thật đau, cơn đau sẽ làm não bị kích thích và bạn sẽ bớt nóng. (...) (Bài: Đừng để khối nham thạch phun trào!,
trang 29 HHT số 940).
- (...) Có lẽ sân thể thao là nơi người ta bộc lộ tính cách rõ nhất. Có
người chắt chiu từng đường bóng như ông bố nghèo khó chắt chiu hằng ngày mong con được vào trường tốt. Có người chưa chơi đã lo dàn xếp. Có người cò cưa tính toán để thắng đối phương bằng mọi giá, bất biết khán giả đang vô cùng buồn ngủ. Có người cay cú thắng thua, cuộc chơi như bị đầu độc bởi tiếng chửi và tâm trạng ức chế. Và tất nhiên, có người hào hoa chơi bóng nhàn như đi bảo tàng mà không hề thiếu những bùng nổ cảm xúc. (...) (Bài: “Đánh” hay “Chơi”?, trang 7 HHT số 970).
Các bộ phận được lặp lại thường chứa đựng chủ đề chính mà người viết muốn thu hút sự chú ý của độc giả, từ đó, làm nổi bật lên ý tưởng chính của nội dung, thuyết phục người đọc tiếp nhận quan điểm được chuyển tải trong
tác phẩm. Đồng thời, sự xuất hiện của biện pháp điệp ngữ trong văn bản cũng góp phần làm cho nội dung các tác phẩm báo chí trở nên nhịp nhàng, cân đối và giàu nhạc tính.
b. Biện pháp tỉnh lược
Là biện pháp tu từ được dùng nhằm làm tăng thêm hiệu quả thông tin nhờ việc vận dụng các văn cảnh giao tiếp để lược bớt đi các yếu tố trùng lặp, rườm rà trong một chuỗi lời nói hay một đoạn văn khi dựa vào tổ chức và ngữ nghĩa của câu trước để lược bớt thành phần của câu sau nó theo một mục đích ngữ dụng nào đó.
Ví dụ: Ngày 14/4 vừa qua, Đoàn Trường THPT Chuyên Sơn La và
Đoàn Trường Trung cấp Văn hoá nghệ thuật và du lịch tỉnh Sơn La đã tổ chức lễ kí giao ước kết nghĩa giữa hai Đoàn trường. Với lễ “kết nghĩa” này, từ nay, teen hai trường Ø sẽ có nhiều cơ hội được giao lưu, làm quen với nhau hơn qua các trận giao hữu bóng đá, bóng chuyền, các đêm hội diễn văn nghệ hay các hoạt động từ thiện... (Tin: Sơn La: Teen chuyên Sơn La có thêm anh em kết nghĩa, trang 33 HHT số 956+957).
Mặc dù phần được tỉnh lược (ký hiệu Ø), nhưng nội dung thông tin vẫn chuyển tải đầy đủ đến cho người đọc. Việc tỉnh lược như vậy vừa đảm bảo
tính hàm súc của thông tin, vừa tránh sự lặp lại nhiều lần của các câu chữ dễ dẫn đến sự nhàm chán cho đối tượng tiếp nhận thông tin.
Không chỉ được sử dụng hầu hết trong các tin/ bài mang tính thời sự,
biện pháp này còn được dùng nhiều trong các chuyên mục Truyện ngắn, Cuộc
sống là một món quà, Cà phê chiều thứ bảy,...
Ví dụ: (...) Vậy nên tôi vẫn quyết định tấn công nhỏ Thi. Tuấn móm rất
thính, nó đã “ngửi mùi” thấy kế hoạch của tôi. Nó ra đòn phủ đầu bằng cách nói xa xôi:
- Cái Thi xinh thế chắc cũng có khối người thích! - Thì sao?
- Chả sao cả - Tuấn móm nhún vai.
Tôi không thích kiểu ám chỉ đó. (...) (Bài: Ngày cuối hè ngọt ngào,
trang 31 HHT số 973).
Những lời nói của hai nhân vật đã được rút gọn bớt các thành phần, làm cho sự đối đáp mang phong cách khẩu ngữ tự nhiên diễn ra nhanh chóng, tiện lợi hơn, đồng thời biểu lộ thái độ bình đẳng trong quan hệ bạn bè của người nói và người nghe. Đây là yếu tố tạo nên tính liên kết chặt chẽ giữa các câu trong văn bản, đồng thời tăng cường tính biểu cảm.
c. Biện pháp im lặng
Còn gọi là phép lặng hay phép ẩn ngữ, là phương thức biểu đạt bằng cách bỏ trống (tín hiệu zêrô) để người đọc tự hiểu, không cần diễn đạt bằng lời. Phép im lặng không phải là sự tỉnh lược thành phần mà là sự diễn đạt
bằng khoảng lặng, thể hiện bằng dấu chấm lửng (...). Nhờ ngữ cảnh, nhờ
những từ ngữ có mặt làm cho phần để trống này trở nên có nghĩa.
Ví dụ: (...) Nhưng cuộc trò chuyện đầu tiên của bố mẹ tôi về ngày
Valentine cũng rất kỳ quặc, như thế này: - Này em, sắp đến Valentine đấy. - Phải.
- Vậy... em muốn làm gì?
- Em không biết. (Dừng một lúc) Anh muốn làm gì? (...) (Bài: Lãng mạn cấp một, trang 30 HHT số 948).
Sự biểu đạt bằng biện pháp im lặng ở ví dụ trên có thể nói trái với sự biểu đạt bình thường trong ngôn ngữ. Vì vậy, cách sử dụng này dùng để thể hiện sự e thẹn, uất ức, nghẹn ngào theo quy luật tâm lí của nhân vật, qua đó tạo nên mạch cảm xúc liên tục cho độc giả khi tiếp nhận nội dung của bài viết.
d. Biện pháp sử dụng các tiểu từ “thì”, “mà”, “là”
Đây là biện pháp có tỉ lệ sử dụng cao nhất trong các tin/ bài trên HHT với 86,9%. Biện pháp này được dùng để tạo ra sự liên kết giữa các thành phần của câu hay liên kết câu.
Thông qua khảo sát, Luận văn xin nêu một vài ví dụ minh hoạ về cách sử dụng biện pháp này:
+ Thì: Là tiểu từ dùng để nối các yếu tố trong câu, tuỳ theo ngữ cảnh
có ý nghĩa nhấn mạnh hoặc tương phản, nhưng phần lớn thường dùng để kể lể, liệt kê sự việc.
Ví dụ:
- (...) May mắn thì gặp trời nắng, chứ gặp trời mưa thì bìa cạc-tông
ướt mem thì phải đợi hôm sau để phơi, coi như nguyên ngày hôm đó không có tiền. (...) (Bài: Hiệp sĩ khu “ổ chuột”, trang 11 HHT số 971).
- (...) Lúc trước, cậu í cứ nghĩ nếu “chát xxx” với tớ thì sẽ “thoả mãn
nhu cầu” và tránh xa được “cám dỗ” của hội bạn xấu. (...) (Bài: “Chát xxx” hiểm hoạ từ gà bông ở xa, trang 36 HHT số 977).
+ Là: Được dùng để nối chủ ngữ với vị ngữ, có thể làm một dấu hiệu
ngắt câu hoặc thành phần câu. Ví dụ:
- (...) Tôi tự hỏi, với họ, bóng đá là một môn thể thao, hay chỉ là cái cớ
- (...) Bạn có thật sự muốn mình sẽ là máy phát thanh, là cái loa của kẻ
khác? (...) (Bài: Hiệu ứng đám đông từ bầy chim nhạn, trang 9 HHT số 980).
+ Mà: Có chức năng của kết từ, được dùng nhằm nhấn mạnh chủ ngữ
hoặc vị ngữ hoặc tham gia vào các kết cấu có tính quán ngữ. Tuỳ theo nội dung của câu có thể thể hiện sự khẳng định, ngạc nhiên hoặc tương phản...
Ví dụ: - (...) Văn bản này không phải là nguồn riêng cho những nhà
phát triển ứng dụng, mà bất kỳ ai cũng có thể xem. (...) (Tin: Làm thế nào để trở thành một nhà phát triển IOS?, trang 33 HHT số 948).
- (...) Cực nhọc vậy mà thu nhập một ngày chỉ độ khoảng 50 - 60 ngàn
đồng. (...) (Bài: Hiệp sĩ khu “ổ chuột”, trang 11 HHT số 971).
- (...) Người xưa từng nói đọc sách mà tin hết vào sách thì thà đừng đọc
sách còn hơn. (...) (Bài : Mắt nhìn, mắt nghĩ, trang 7 HHT số 992).
Qua khảo sát cho thấy, “thì”, “là”, “mà” được sử dụng đều nhằm mục
đích nhấn mạnh một bộ phận nào đó trong câu hoặc liệt kê các hoạt động, sự việc thường diễn ra trong đời sống của giới trẻ, đồng thời góp phần làm cho câu văn trong các tác phẩm được rõ nghĩa và có nghĩa biểu cảm nhất định. 2.3. TIỂU KẾT
Trong chương này, trên cơ sở nguồn cứ liệu đã khảo sát, chúng tôi tập trung nghiên cứu và phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ báo HHT xét trên hai phương diện ngữ âm và ngữ pháp. Có thể thấy, các phương tiện và biện pháp tu từ về ngữ âm, ngữ pháp đã được đội ngũ PV, BTV, CTV của HHT sử dụng rất đa dạng, linh hoạt. Điều này không chỉ thể hiện ở số lượng phong phú mà còn cả về hình thức cấu tạo, phạm vi, mức độ biểu hiện cũng như giá trị biểu đạt của nó. Qua phân tích từng ví dụ cụ thể cho thấy, đặc điểm ngôn ngữ HHT xét trên phương diện ngữ âm, ngữ pháp có nhiều điểm đặc sắc, thú vị.
Bên cạnh tìm hiểu về đặc điểm sử dụng các yếu tố và biện pháp tu từ ngữ âm trên HHT, chúng tôi cũng đã nghiên cứu đặc điểm ngữ âm ở hai phương diện nổi bật nhất là font chữ và hình ảnh minh hoạ. Hai yếu tố này đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong ngôn ngữ báo chí, nhất là của một tờ báo in như HHT. Bởi báo in tác động độc giả ở phần đọc, mà HHT lại có đối tượng tiếp nhận đặc thù là các bạn học sinh ở lứa tuổi mới lớn; nên bên cạnh việc chuyển tải thông tin thì hình thức trình bày cũng là yếu tố chủ yếu lôi cuốn người đọc vào nội dung bài viết, tạo sức hấp dẫn cho mỗi tin/ bài.
Về đặc điểm ngữ pháp, chúng tôi tập trung nghiên cứu và chỉ ra đặc điểm sử dụng các kiểu cấu trúc câu tiếng Việt. Điều dễ nhận thấy là cấu trúc câu ghép được sử dụng nhiều, điều này phù hợp với tính cách cũng như yêu cầu tiếp nhận của đối tượng đặc thù mà báo phục vụ. Trong phần này, chúng tôi cũng phân tích, lí giải cách sử dụng các kiểu tiêu đề một cách sinh động, đa dạng và tính liên kết chặt chẽ trong bố cục văn bản của các tin/ bài trên HHT. Đồng thời, chúng tôi cũng phân tích làm rõ: các biện pháp tu từ ngữ pháp cũng đã được khai thác hiệu quả, tạo nên đặc điểm riêng cho ngôn ngữ báo HHT.
CHƯƠNG 3
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ BÁO HOA HỌC TRÒ XÉT TRÊN PHƯƠNG DIỆN TỪ VỰNG, DIỄN ĐẠT
3.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ TỪ VỰNG
3.1.1. Sử dụng nhiều từ khẩu ngữ, tiếng nước ngoài, tiếng lóng Chức năng quan trọng hàng đầu của báo chí là cung cấp thông tin đến Chức năng quan trọng hàng đầu của báo chí là cung cấp thông tin đến cho bạn đọc, và thông tin được phản ánh phải chuẩn xác. Vấn đề sử dụng ngôn ngữ báo chí có tác dụng trực tiếp và quyết định đến hiệu quả của thông tin trên báo chí, do vậy ngôn ngữ báo chí trước hết phải là ngôn ngữ văn hoá chuẩn mực.
Tuy nhiên, không giống như các tờ báo khác thường sử dụng lớp từ vựng chuẩn, là lớp từ đã được trau chuốt, gọt giũa, mang tính khuôn mẫu để phục vụ độc giả; ngôn ngữ của HHT đa số là những từ ngữ dễ hiểu, mang tính đời thường, đồng thời kết hợp các yếu tố thông tục và phổ cập đang được giới trẻ sử dụng trong giao tiếp hàng ngày hiện nay. Sở dĩ có đặc điểm này là vì các thông tin trên HHT chủ yếu thiên về khuynh hướng giải trí, tư vấn bạn trẻ; đồng thời đối tượng phục vụ của tờ báo là lứa tuổi mới lớn, lứa tuổi luôn yêu thích sự thoải mái, phá cách chứ không thích bị ràng buộc theo khuôn mẫu áp đặt có sẵn.
Qua khảo sát đặc điểm sử dụng lớp từ vựng trong 120 tin/ bài ngẫu nhiên trên báo HHT trong năm 2012, kết quả thu được như sau:
Bảng 3.1. Bảng thống kê số lượng và tỉ lệ sử dụng các lớp từ vựng
trong 120 tin/ bài của báo HHT trong năm 2012
Đặc điểm sử dụng Từ khẩu ngữ Tiếng nước ngoài Tiếng lóng
Số lượng (tin/ bài) 109/ 120 94/ 120 89/ 120
Tỉ lệ (%) 90,8% 78,3% 74,1%
a. Sử dụng nhiều từ khẩu ngữ
Đặc điểm có thể nhận thấy đầu tiên khi tiếp xúc với các bài viết trên HHT là sử dụng từ ngữ dễ hiểu, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của giới trẻ với tỉ lệ rất cao, 90,8%. Đặc điểm này xuất phát từ hai nguyên nhân:
thứ nhất, vì đối tượng phản ánh là lứa tuổi học trò nên từ ngữ đời thường
được các PV, BTV và chính các bạn học sinh tham gia cộng tác cho báo đã đưa vào bài viết một cách vừa tự nhiên vừa có chọn lọc. Thứ hai, vì các tin/
bài của HHT đều dành cho đối tượng tiếp nhận là giới trẻ nên các bạn học
sinh chỉ có thể hiểu và cảm thụ được nội dung thông tin khi từ vựng được sử dụng trong đó là từ thông dụng, phổ biến với mình.
Sự xuất hiện của lớp từ khẩu ngữ với tần số không nhỏ trên HHT đã tạo nên những vốn từ mang sắc thái tự nhiên, thân mật, gần gũi và quen thuộc với giới trẻ. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy lớp từ vựng khẩu ngữ đã được đội ngũ PV, BTV, CTV báo lựa chọn sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, tạo thành những điểm nhấn mang màu sắc biểu cảm, giàu hình ảnh, đem lại hiệu quả cao cho thông tin.
Một số ví dụ từ khẩu ngữ được dùng trên HHT:
- (...) Đứng chật cứng các hành lang và kín mít cả sân trường, các bạn
tranh nhau đón chào sứ giả HHT. (...) (Bài: Cùng sứ giả Hoa Học Trò đón lộc đầu năm, trang 3 HHT số 940).
- (...) Còn những ngày ở Bắc Âu (Nauy, Đan Mạch, Phần Lan...) thì
trời đã đóng tuyết lạnh teo,... (...) (Bài: Đón năm mới với cả thế giới, trang 5
HHT số 940).
- (...) Khi là hình ảnh cô bạn hí hửng rờ thử những bím tóc tết nhỏ xíu
xiu sát rạt da đầu khi ghé chân ở châu Phi. (...) (Bài: 1000 ngày vòng quanh thế giới với Chip, trang 6 HHT số 940).
Phải nói rằng những từ khẩu ngữ này khi xuất hiện trong các bài viết đã góp phần tăng sức biểu cảm, tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn đối với bạn đọc. Những từ ngữ đó vừa đời thường, dân dã, vừa phản ánh đúng tính chất sự việc. Người đọc khi bắt gặp những từ ngữ này sẽ có cảm giác gần gũi với thông tin được phản ánh trong bài viết, qua đó sự giao lưu, tương tác về mặt cảm giác giữa kênh thông tin và đối tượng tiếp nhận được tăng cường hơn.
Bên cạnh việc sử dụng lớp từ khẩu ngữ có chủ ý của các tác giả, HHT còn đặc biệt khai thác đưa ngôn ngữ đời thường của các nhân vật (ngôn ngữ tương tác của nhân vật) vào trong một số bài viết để tăng tính biểu cảm, thuyết phục của thông tin, đồng thời tạo sự gần gũi đối với bạn đọc. Chỉ cần điểm thêm một vài từ khẩu ngữ trong câu văn đã làm tính cách, đặc điểm của nhân vật hiện lên rất rõ nét.
Ví dụ:
- (...) Xe vừa trờ tới Ban Mê, nó lôi tớ đi xềnh xệch để tìm khách sạn
nào... rẻ nhất. Lúc tớ hí hửng chọn phòng đôi thì nó gạt ngang: “Chọn phòng đơn đi, coi vậy chứ giường đơn dư sức nhét hai người đó”... Tớ chỉ có mỗi một việc duy nhất là lết xác theo, hê hê. Tới Buôn Đôn, tớ rú rít lên trước rừng túi thổ cẩm đẹp ngây người nhưng chẳng thể mua nổi món nào vì nó cứ