Sử dụng ngôn ngữ đời thường, gần gũi ·······································

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ của báo hoa học trò (Trang 98)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu····························································

3.2. ĐẶC ĐIỂM VỀ DIỄN ĐẠT ·································································

3.2.1. Sử dụng ngôn ngữ đời thường, gần gũi ·······································

a. Ngơn ngữ mang tính hài hước

Khi viết cho tuổi mới lớn thì yêu cầu các bài viết phải có giọng điệu khác với người lớn, không rao giảng lý thuyết sng, đặc biệt gia tăng sự hóm

hỉnh, đời thường một cách có chọn lọc nhằm phù hợp với tính cách của bạn đọc trẻ.

Trên HHT, ngoài những bài viết do PV, BTV của báo thực hiện, có những bài do chính các bạn học sinh viết nên việc thể hiện nội dung một cách tự nhiên, ngộ nghĩnh và hài hước là đặc điểm đầu tiên mà chúng ta bắt gặp khi tiếp nhận các tác phẩm. Cách diễn đạt của ngôn ngữ trong các bài viết đã thể hiện một cách tự nhiên như nội dung lời nói hàng ngày mà các bạn vẫn thường dùng để giao tiếp với nhau.

Ví dụ: Nghe kể hồi xưa ba má tớ mong con trai đến nỗi má tớ có bầu

lần đầu tiên là ghi giấy khai sanh tên con trai luôn. Ai dè ra một lèo ba “vịt trời” là ba bà chị gái của tớ... Sinh tớ là con trai, ba tớ mừng húm, má tớ mừng húm, ba bà chị còn mừng hơn vì “có búp bê để chơi” (ngun văn). Út éc được cưng chiều đã đành, đằng này còn là con “cầu tự”, lại thêm cái danh đít nhơm đít thiếc, tớ càng được cưng tợn. (...) (Bài: Nỗi lòng chàng út cưng,

trang 26 HHT số 956+957).

Hoặc: (...) Phi đội Pizza Đà Lạt (kể)

Get (Vừa ghi vừa măm bánh tráng). (Bài: Phi đội “Pizza bánh tráng nướng, trang 16 HHT số 967).

Một đặc điểm tạo nên phong cách rất riêng của ngơn ngữ giới trẻ đó là việc đưa âm thanh cảm xúc vào các bài viết. Những từ ngữ thể hiện trạng thái cảm xúc tuy xuất hiện với số lượng không nhiều nhưng cũng đã tạo nên sự gần gũi, đem lại sự thích thú cho tuổi mới lớn khi tiếp nhận những bài viết với một phong cách vui vẻ, hài hước như vậy.

Ví dụ:

- (...) May là thầy cũng hạ hoả ngay sau đó, và cũng chẳng bắt lỗi gì.

trong lớp lẫn các thầy cô. Hehe”. (...) (Bài: Những “diễn viên đóng thế”,

trang 12 HHT số 947).

- (...) Đừng vội u sầu và làu bàu khi mình là phải “nhắm mắt đưa

chân” vào những mơn học “trái khốy”, bạn ạ! Vì rất nhiều những kỉ niệm đáng nhớ và vơ cùng “khó đỡ” đang chờ đợi bạn í mà, keke! (Bài: Những tiết học trái khoáy, trang 10 HHT số 977).

Tuổi trẻ với tính cách vui tươi, hài hước, hóm hỉnh thường ngày trong cuộc sống đã bộc lộ qua ngơn ngữ bài viết của mình, có thể là cười một cách

thoải mái hehe hoặc ra vẻ khối chí keke... Chỉ với những từ ngữ thể hiện

âm thanh đơn giản như vậy nhưng đã tạo nên sự vui nhộn thú vị cho nội dung bài viết.

Tính hài hước, ngộ nghĩnh trong ngơn ngữ của các bạn trẻ còn thể hiện ở cách gọi tên nhân vật. Khi gọi tên nhau, nhiều lúc các bạn học trò khơng thích dùng tên riêng mà kèm theo đó là các biệt danh có khả năng gợi hình ảnh hoặc những đặc điểm cụ thể riêng biệt của mỗi người. Đó là cách gọi tên

đối tượng bằng cấu trúc: tên + biệt danh và từ chỉ giới + tên.

Ví dụ:

- (...) Thằng Minh béo thật to gan khi dám tuyên bố với cả lớp trên

Facebook rằng: “Vào giờ này tuần sau, tao bảo đảm tồn bộ đám con gái lớp mình sẽ gục mặt xuống bàn và khóc tập thể, kể cả mặt sắt Giang “hồ”!”. Giang “hồ” lớp trưởng của bọn nó, khóc là chuyện khơng thể. (...) (Bài: Buổi học cuối, trang 25 HHT số 961).

- (...) Lần đầu tiên giáp mặt, bọn tơi đã nhất trí bầu nó làm hoa khơi

của xóm, sốn ngơi nhỏ Loan hạt mít. Nó tên Thi, cái tên đẹp y chang người, cháu bà Năm vừa ở dưới Cần Thơ lên, thua bọn tôi ba tuổi. Tận ba tuổi đó.

Nhỏ Thi ấy. Dù gì cũng là... đàn em! - Tuấn móm phát biểu. (...) (Bài: Ngày cuối hè ngọt ngào, trang 30 HHT số 973).

b. Ngơn ngữ mang tính tự nhiên dễ hiểu

Nội dung các bài viết trên HHT thường là những cảm nhận, những câu chuyện hay phản ánh về cuộc sống của lứa tuổi học trị, về gia đình, thầy cơ, bạn bè và những gì xảy ra xung quanh các em. Những nội dung đó được các PV, BTV và CTV của báo diễn đạt qua cách kể, tả, thuật lại bằng những từ ngữ tự nhiên, dễ hiểu, gần gũi với ngôn ngữ hàng ngày của các em.

Qua nghiên cứu nguồn cứ liệu cho thấy, cách diễn đạt trong sáng, hồn nhiên, mang tính cảm xúc cao thể hiện lịng lạc quan yêu cuộc sống là phong cách đặc trưng trong các bài viết của HHT.

Ví dụ:

- (...) Mới đầu là do tớ buồn quá chẳng biết làm gì (mất điện mà) nên tỉ

tê tâm sự với bà, ai dè bà tớ là một “cây” kể chuyện ma ở làng, thế là hội tám bắt đầu xơm tụ. (...) (Bài: Phát bệnh vì... ma, trang 18 HHT số 976).

- (...) Một trong những rắc rối đó là vụ “giấc mơ ướt”. Như tớ đã kể về

anh bạn não bộ và các giấc mơ rồi đúng không nào, sự kết hợp của các giấc mơ với các hc-mơn giới tính sẽ tạo nên một giấc mơ giới tính,... Đơi lời “tâm sự” nho nhỏ để bạn hiểu hơn về tớ, về quá trình dậy thì của cơ thể mình, đừng quá lo lắng, mà hãy tự hào vì bạn đang lớn lên và trưởng thành hơn nhé! (Bài: Chuyện kể về “Giấc mơ ướt”, trang 29 HHT số 987).

Ở ví dụ trên, “đúng khơng nào” là cụm từ đệm để cách diễn đạt thêm phần lôi cuốn, cùng với việc sử dụng từ tình thái “nhé” ở cuối câu đã tạo sự

liên tưởng cho độc giả nghĩ đến thái độ đáng yêu và hồn nhiên của một cô bé/ cậu bé đang thổ lộ điều bí mật thầm kín với người bạn của mình. Nhờ cách diễn đạt như vậy mà bạn đọc có cảm giác mình cũng là một vai giao tiếp cùng đồng hành với tác giả trong nội dung mà bài viết đề cập.

Việc sử dụng từ ngữ sao cho bạn đọc dễ hiểu, dễ tiếp thu là một u cầu có tính quyết định đối với một tờ báo, vì một trong những chức năng của ngơn ngữ báo chí là tính đại chúng. Với các tin/ bài của HHT cũng vậy, việc người biên tập tôn trọng cách sử dụng từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, đời thường của đội ngũ CTV là điều cần thiết để các bạn học sinh có thể tự nhiên diễn đạt theo cách nói, cách nghĩ của mình mà khơng bị gị bó. Bên cạnh đó, người biên tập có vai trị quan trọng trong việc phát hiện những từ ngữ các em dùng khơng chính xác, khơng rõ nghĩa hoặc thái quá trong bài viết của mình.

Đối với những bài viết về các chủ đề thuộc dạng chính luận, khoa học kỹ thuật, tư vấn nghề nghiệp,... thì những từ ngữ được dùng theo khn mẫu xuất hiện nhiều hơn. Tuy nhiên, cách diễn đạt và những từ ngữ đi kèm cùng với nó vẫn có thể giúp cho bạn trẻ lĩnh hội đuợc đầy đủ nội dung thơng tin mà người viết muốn truyền đạt.

Ví dụ:

(...) Nghề “phiên dịch đồng thời”, hay cịn có nickname “dịch Cabin”, vốn được xem là “đỉnh cao” của các loại hình phiên dịch, vì giữa lời của diễn giả và lời của người dịch chỉ cách nhau có... một giây. Nghĩa là các nhân vật “quái kiệt” ngành dịch thuật phải nghe, hiểu, và “hô biến” bài diễn văn từ một ngôn ngữ này sang một ngôn ngữ khác gần như ngay tắp lự. (...) (Bài: Dịch Cabin, cơng việc nghìn đơ một... ngày, trang 26 HHT số 981).

Đoạn văn trên giới thiệu về một cơng việc mới mẻ và có phần xa lạ đối với các bạn học sinh, đó là nghề “phiên dịch đồng thời”, trong bài viết xuất

hiện nhiều từ ngữ chỉ nghề nghiệp như: nghề phiên dịch đồng thời, dịch

Cabin, diễn giả, ngành dịch thuật,... vốn xa lạ với tuổi học trò. Tuy nhiên

nickname, hô biến, ngay tắp lự... đã làm cho nội dung thông tin được phản

ánh có phần đơn giản hơn và dễ hiểu đối với bạn đọc trẻ.

c. Ngơn ngữ mang tính thân mật

Nghiên cứu tâm lý công chúng là điều rất quan trọng trong việc sáng tạo các sản phẩm báo chí. Làm sao để các tác phẩm báo chí phải đảm bảo được yếu tố thân mật, gần gũi và phù hợp với tâm lý của bạn đọc là mục tiêu mà các tờ báo ln hướng đến.

Có thể nói, HHT là tờ báo được các bạn học sinh trung học yêu mến và hâm mộ nhất hiện nay, sở dĩ như vậy vì tờ báo có nội dung chủ yếu viết về chuyện của giới học trò và đặc biệt phần lớn là do học trò viết. Trong mỗi số báo, bên cạnh bài viết của các PV, BTV thì HHT thường dành từ 60 đến 70% dung lượng để đăng tải những tin/ bài do chính các bạn học sinh trên cả nước gửi về cộng tác. Chính vì tác giả là những cây bút học trò nên việc thể hiện nội dung, tư tưởng tình cảm có sự tương đồng với bạn đọc báo, điều này tạo nên tâm lý gần gũi, thân mật đối với độc giả khi tiếp nhận các tác phẩm.

Ví dụ: Tôi quen Tú trong quán kem ruột. Tơi là khách, cịn cậu ấy là

nhân viên. Cậu bạn nhỏ con, luôn bận bịu trong chiếc áo ca-rơ giản dị rộng thùng thình, nhưng có đơi mắt rất sáng. Lũ con gái đùn đẩy mãi mà chẳng đứa nào dám ra làm quen với Tú. Tơi cũng nằm trong đám đấy, tị mị, để ý, nhưng cũng chẳng nghĩ ra cớ gì tự nhiên để lại gần. (...) (Bài: Những mầm cây hạnh phúc, trang 24 HHT số 949).

Đây là đoạn mở đầu trong một truyện ngắn do bạn đọc gửi đến cộng tác với báo. Khi đọc nội dung của đoạn văn này, chúng ta như có cảm giác mình là một người bạn đang được nghe tác giả kể lại câu chuyện vừa xảy ra. Giọng văn giản dị, mộc mạc tạo nên sự gần gũi, thân mật và lơi cuốn bạn đọc tiếp

tục dõi theo tình huống diễn tiến của câu chuyện, như chính mình đang được chứng kiến, nhập cuộc.

Bạn đọc bị cuốn hút bởi sự có mặt của ngơn ngữ trị chuyện thân mật trong các bài viết của HHT. Sự thân mật được tạo nên từ việc sử dụng khẩu ngữ tự nhiên vào trong nội dung các bài viết. Đặc điểm này chỉ có ở bài viết của các bạn học sinh hay bài viết của các PV, BTV dành cho đối tượng bạn đọc trẻ, bởi nó tạo nên tính tác động rất cao, lôi cuốn sự chú ý của đối tượng tiếp nhận. Dễ dàng nhận ra một số cấu trúc của ngôn ngữ thân mật được HHT

thể hiện như: đối tượng tiếp nhận + nhé!, phải không + đối tượng tiếp nhận?,

đối tượng tiếp nhận + nhỉ?,... chính cách diễn đạt của ngơn ngữ trị chuyện

tâm tình như vậy đã tạo nên sự gần gũi, thân mật với bạn đọc.

Ví dụ:

- (...) Những cái ôm thật chặt, những nụ cười rạng rỡ hẹn ngày gặp lại,

những giọt nước mắt lưu luyến và cả những ánh nhìn vu vơ... hệt như một cuốn phim quay chậm. Và những thước phim quý giá ấy sẽ mãi là kỉ niệm đẹp của chúng mình, phải khơng? (...) (Bài: 12 ơi, cảm ơn và xin chào nhé!,

trang 25 HHT số 962).

- (...) Một công việc đem lại thu nhập hậu hĩ tạm thời nhưng lại có nguy

cơ bít cả con đường xán lạn của bạn phía trước. Hãy là nhà đầu tư thông minh cho tương lai của mình bạn nhé! (Bài: Thêm một cạm bẫy bên kia biên giới, trang 17 HHT số 963).

Bên cạnh đó, các bài viết, các chuyên mục trên HHT đều có nội dung đề cập đến giới trẻ, tạo nên cảm xúc cho bạn đọc như mình được chia sẻ,

được cảm thơng. Có thể kể đến những chuyên mục hay của HHT như: Trò

chuyện đầu tuần, Cà phê chiều thứ 7, Cuộc sống là một món quà, Truyện ngắn hay Tư vấn, Cẩm nang Teen, Anh Chánh Văn gỡ rối tâm tình tuổi mới

lớn,... qua các bài viết đã để lại cho người đọc một cảm nhận riêng cho chính

mình. Nội dung các chuyên mục này xoay quanh những câu chuyện và vấn đề mà học sinh gặp phải trong cuộc sống, từ chuyện học hành, du học, gia đình, bạn bè, định hướng nghề nghiệp trong tương lai đến những thắc mắc, giải đáp về vấn đề tâm sinh lý ở lứa tuổi dậy thì, .v.v... Những bài viết có nội dung phù hợp với tâm lý thích sự mới lạ, tò mò, ưa khám phá của tuổi mới lớn và phạm vi phản ánh rộng, không chỉ về học sinh trong nước mà cả quốc tế. Đặc biệt,

những bài viết trong các chuyên mục: Cà phê chiều thứ 7, Cuộc sống là một

món quà, Tư vấn, Gỡ rối,... có thể nói đã góp phần hình thành nhân cách, tâm

hồn của tuổi học trị thơng qua cách diễn đạt dung dị và gần gũi, dễ đi vào lòng bạn đọc.

Ví dụ: Ai nói dối nhiều hơn? Có phải con trai thì có biệt tài nói dối giỏi

hơn con gái phải không anh? Lkprincess...@yahoo.com

Sự thật là, con gái cũng nói dối nhiều như con trai, và con trai cũng hay “mong manh dễ vỡ” khơng kém gì con gái. Chúng ta đều trải nghiệm những cảm xúc giống hệt nhau như: Đau khổ, cô đơn, hạnh phúc, yêu thương... Chỉ có điều con trai và con gái có những cách phản ứng khác nhau trước những cảm xúc ấy thôi. Tái bút: Suốt từ đầu đến giờ, anh chưa nói dối lần nào. (Mục: Chánh Văn chuyên giải đáp tâm tình tuổi mới lớn, trang 49

HHT số 989).

Trong nội dung giải đáp cho câu hỏi của bạn đọc, nhân vật Chánh Văn đã đưa ra lí lẽ, lập luận để có một câu trả lời thoả đáng và chính xác. Tuy

nhiên khi kết thúc, người viết lại thêm đoạn “Tái bút: Suốt từ đầu đến giờ,

anh chưa nói dối lần nào”. Đọc đến đây, độc giả dù khó tính hay nghiêm túc

đến mấy cũng phải bật cười vì sự hài hước, dí dỏm của anh Chánh Văn. Điều đó cho thấy đây là một nhân vật khơng chỉ có tầm hiểu biết rộng mà còn rất

vui vẻ, hài hước; tạo nên sự thân mật, gần gũi và chiếm được thiện cảm đối với các bạn học trị, từ đó mới được các bạn tin tưởng để chia sẻ và trao đổi những vấn đề mà mình vướng mắc, khó tháo gỡ...

3.2.2. Sử dụng ngơn ngữ bình luận

a. Ngơn ngữ mang tính triết lí

Tuổi mới lớn là giai đoạn quan trọng trong việc phát triển trí tuệ. Ở giai đoạn này, giới trẻ đã có khả năng nhận thức, tư duy lí luận một cách độc lập và sáng tạo. Các bạn có xu hướng thích nhận định mọi việc theo cách nghĩ của mình và bắt đầu có khả năng triết lí trong các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Chính vì vậy, chúng ta thường bắt gặp ngôn ngữ có tính triết lí trong các bài viết trên HHT. Điều này chứng tỏ, ngồi ngơn ngữ hóm hỉnh, đời thường được diễn đạt tự nhiên theo những gì giới trẻ nói và nghĩ, thì ngơn ngữ giới trẻ cũng đã xuất hiện sự chín chắn, già dặn trong suy nghĩ.

Những bài viết sử dụng ngơn ngữ triết lí là những bài viết có chiều sâu và sự phát triển của tư duy logic. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, ngơn ngữ triết lí của giới trẻ đơn giản chỉ là những nhận định, bài học mà các em rút ra được từ cuộc sống, từ thói quen sinh hoạt hàng ngày, khơng phải thứ triết lí cao xa bởi sự lĩnh hội triết học sâu sắc ở người lớn.

Ngơn ngữ triết lí được sử dụng trong các bài viết là ngơn ngữ được đúc kết từ sự liên tưởng, từ sự trải nghiệm và những bài học trong cuộc sống mà giới trẻ nhận thức được. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy ngơn ngữ triết lí được thể hiện trên HHT qua một số cách diễn đạt sau đây:

* Triết lí từ kết quả của q trình trải nghiệm.

Ví dụ: (...) Chỉ nhỏ nhẹ vậy nhưng hiệu quả. Trong các cuộc nói

Vì con đường đi tới trái tim là con đường ngắn nhất. (...) (Bài: Đừng bỏ

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ của báo hoa học trò (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)