Tác động tiêu cực······································································

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ của báo hoa học trò (Trang 120 - 121)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu····························································

3.3.2. Tác động tiêu cực······································································

Ngoài chức năng cung cấp thông tin và định hướng dư luận thì báo chí còn có trách nhiệm góp phần định hình ngôn ngữ cho độc giả, đặc biệt là các báo viết cho giới trẻ. Bởi vì đây là nhóm công chúng đang ở tuổi dậy thì, có nhiều bất ổn và phức tạp trong vấn đề tâm lý, nếu không có sự định hướng tốt thì sẽ ảnh hưởng lớn đến tương lai của thế hệ này.

HHT là tờ báo có nội dung bài vở và hình thức trình bày phong phú, sáng tạo, đem đến cho bạn đọc lượng thông tin dồi dào, hấp dẫn và bổ ích. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn những hạn chế nhất định trong việc sử dụng nhiều tiếng nước ngoài, tiếng lóng trong các tin/ bài của mình, đồng thời yếu tố chuẩn hóa chính tả cũng là điều đáng lưu tâm.

Là tờ báo viết cho giới trẻ, việc sử dụng ngôn từ, giọng điệu mang hơi thở của lứa tuổi này sẽ hấp dẫn và thu hút đối tượng tiếp nhận hơn. Giới trẻ hiện nay thích nghi nhanh chóng với nền khoa học công nghệ hiện đại, ưa thích những điều mới lạ và độc đáo, vì vậy ngôn ngữ báo chí dành cho lứa tuổi này cũng phải đổi mới cho phù hợp. Nhưng đổi mới đến mức nào thì cần phải cẩn trọng, nếu không khoảng cách giữa sự phù hợp và lạm dụng sẽ khó nhận ra được.

Tiếng lóng vốn được xem là một “hiện tượng ký sinh vào ngôn ngữ” chứa đựng nhiều đặc trưng riêng biệt và nó không ngừng biến đổi. Đáp ứng nhu cầu sử dụng tiếng lóng như một trào lưu phổ biến của giới trẻ hiện nay, HHT đã nhanh chóng cập nhật và đưa vào các tin/ bài của mình. Tuy nhiên, việc áp dụng nhiều ngôn ngữ tiếng lóng đã tạo nên thói quen không tốt cho các bạn trẻ khi áp dụng trong giao tiếp ngoài xã hội, đôi khi vì không hiểu hết

nghĩa mà nhiều bạn đã vô tình sử dụng những từ ngữ có nội dung sai lệch, mang nghĩa thô tục, thậm chí có phần bất lịch sự khiến cho người nghe cảm thấy khó chịu.

Việc sử dụng quá nhiều ngôn ngữ tiếng nước ngoài trên báo cũng làm mất đi tính thuần khiết vốn có của tiếng Việt. Trong rất nhiều bài viết của HHT cũng như ngoài xã hội hiện nay, chúng ta rất dễ bắt gặp những kiểu nói chuyện nửa tây nửa ta: nói tiếng Việt rồi xen vào một số từ tiếng Anh, điều này trở thành thói quen của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ.

Chúng ta không thể cấm giới trẻ sử dụng “ngôn ngữ tuổi teen”, mà thực ra có cấm cũng không được vì nó là một hệ quả tất yếu của cuộc sống. Vấn đề quan trọng là làm thế nào giúp cho giới trẻ hiểu được mình nên sử dụng loại ngôn ngữ này ở những môi trường, hoàn cảnh nào, sẽ không được chấp nhận ở đâu và tại sao lại như vậy. Đồng thời đội ngũ PV, BTV cũng cần phải ý thức được rằng, ngòi bút của mình có thể gây tác động xấu tới giới trẻ, bởi bất cứ sự lạm dụng nào cũng có tác hại của nó.

Sử dụng ngôn từ trong các tác phẩm một cách chính xác, nhà báo không chỉ đạt hiệu quả giao tiếp cao mà còn góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ của báo hoa học trò (Trang 120 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)