ĐẶC ĐIỂM VỀ NGỮ PHÁP ·······························································

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ của báo hoa học trò (Trang 58)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu····························································

2.2. ĐẶC ĐIỂM VỀ NGỮ PHÁP ·······························································

2.2.1. Sử dụng các kiểu cấu trúc câu tiếng Việt

Với đặc điểm là tờ báo dành cho đối tượng đặc thù ở tuổi mới lớn nên câu văn được sử dụng trên HHT rất đa dạng, phong phú chứ khơng đơn điệu, rập khn. Tìm hiểu về đặc điểm sử dụng các kiểu cấu trúc câu tiếng Việt,

chúng tôi tiến hành khảo sát 30 bài viết trong chuyên mục Đường dây nóng

trên báo HHT có số phát hành trong năm 2012, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.2. Bảng thống kê số lượng và tỉ lệ sử dụng các kiểu câu xét về

cấu tạo ngữ pháp của các bài viết chuyên mục Đường dây nóng báo HHT

Loại câu Số lượng (câu) Tỉ lệ (%)

Câu đơn 284/ 761 37,3%

Câu đơn đặc biệt 78/ 761 10,2%

Câu tỉnh lược thành phần 37/ 761 4,9%

Kết quả khảo sát cho thấy HHT đã sử dụng đầy đủ các kiểu cấu trúc câu tiếng Việt tồn tại trong hoạt động giao tiếp; khơng chỉ có câu đơn, câu ghép đầy đủ các thành phần nịng cốt mà cịn có những câu đặc biệt, câu tỉnh lược thành phần,...

a. Câu đơn: Câu đơn thường được sử dụng ở các dạng cấu trúc: Câu có

cấu trúc cố định và câu có thành phần mở rộng.

* Câu đơn có cấu trúc cố định: Là câu chỉ có hai thành phần chủ ngữ -

vị ngữ, thường được sử dụng làm tiêu đề cho các bài viết. Vì loại câu này có tính ngắn gọn, cơ đọng, phù hợp với việc thể hiện các tiêu đề của phóng sự nóng.

Ví dụ:

- Teen hành xử côn đồ với thầy cô (trang 54 HHT số 948) - Phao thi “nở rộ” cổng trường (trang 44 HHT số 962)

- Ngày khai giảng xơn xao vì động đất (trang 10 HHT số 976)

- Teen đột quỵ trong giờ thể dục (trang 11 HHT số 977) - Sân chơi teen bỗng dưng bị “cấm”! (trang 23 HHT số 979).

* Câu đơn có thành phần mở rộng

+ Câu đơn có thành phần trạng ngữ: Các thành phần trạng ngữ được sử dụng thường là trạng ngữ chỉ thời gian, địa điểm,...

Ví dụ:

- (...) Sau khoảng 30 phút, thầy D. mới cho teen ra về. Lúc này, một

bạn nữ đã ngất xỉu. (...) (Bài: Quảng Ngãi: Teen bị “giam” sau giờ học?,

- (...) Vào khoảng 5h chiều ngày 8/11, sau khi tan học môn tiếng Anh,

B. đèo một bạn học lớp 10B cùng trường THPT Lê Văn Linh ra về bằng xe đạp. (...) (Bài: Thanh Hoá: Lại nhức nhối clip nữ sinh bị xé áo, trang 32 HHT

số 986).

Đối với phóng sự nóng, u cầu quan trọng hàng đầu là tính cập nhật và chính xác. Do vậy, nhờ các trạng ngữ này, nội dung thông tin của bài viết trở nên chuẩn xác hơn, tạo độ tin cậy đối với bạn đọc.

+ Câu đơn có thành phần định ngữ, bổ ngữ: Thành phần định ngữ, bổ ngữ dùng để bổ sung ý nghĩa cho các danh từ và động từ, tính từ trong câu, qua đó làm rõ nội dung mà câu muốn thể hiện.

Ví dụ:

- (...) Đèn điện ở đường Như Nguyệt sẽ được mắc thêm để cung cấp đủ

ánh sáng cho teen. (...) (Bài: Sân chơi teen bỗng dưng bị “cấm!”, trang 23

HHT số 979).

- (...) Các nhóm khác như tâng bóng nghệ thuật, cầu thuỷ tinh, yo-yo

khơng liên quan gì đến an tồn giao thơng cũng bị đuổi. (...) (Bài: Sân chơi teen bỗng dưng bị “cấm”!, trang 23 HHT số 979).

Xét về giá trị cung cấp thơng tin, tính mới mẻ của câu thường nằm ở phần thơng báo bổ sung. Chính vì thế, thành phần định ngữ, bổ ngữ thường được chú trọng mở rộng trong các câu đơn có hai thành phần. Mỗi thành phần phụ được mở rộng sẽ có giá trị cung cấp thêm một thông tin mới cho phần thông báo của câu, nhờ vậy mà câu sẽ mang nội dung trọn vẹn, đầy đủ thông tin bạn đọc cần biết.

+ Câu đơn có thành phần phụ chú: Các thành phần phụ chú được sử dụng thường là để chú thích các chức danh tên lãnh đạo, sự kiện hay địa danh...

Ví dụ:

- (...) Thầy Lê Trung Chinh, Giám đốc Sở GD-ĐT, khẳng định Sở GD-

ĐT sẽ phối hợp với các cơ quan ban ngành thành phố tăng cường rà soát, kiểm tra hoạt động của các trung tâm, cơ sở dạy thêm, học thêm trên địa bàn Đà Nẵng. (...) (Bài: Nhan nhản “lị” luyện thi khơng phép, trang 54 HHT số

948).

- (...) Trường THPT Nội trú Nước Oa, nơi teen theo học nội trú tập

trung, bị rung lắc khiến những bạn ở lầu cao hốt hoảng chạy xuống dưới. (...)

(Bài: Ngày khai giảng xơn xao vì động đất, trang 10 HHT số 976).

Qua các ví dụ cho thấy, nhờ thành phần phụ chú được nêu trong câu mà tính cụ thể của thơng tin thời sự được xác lập rõ ràng hơn. Việc sử dụng các thành phần này trong câu là cách cung cấp thông tin một cách rõ ràng và chính xác nhất cho bài viết.

b. Câu đơn đặc biệt

“Câu đơn đặc biệt là kiến trúc có một trung tâm cú pháp chính (có thể có thêm trung tâm cú pháp phụ), không chứa hay không hàm ẩn một trung tâm cú pháp thứ hai có quan hệ với nó như là quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ” [3, tr.153].

Tuy chỉ chứa một trung tâm cú pháp chính, nhưng trong hồn cảnh sử dụng của mình, câu đơn đặc biệt tự nó đã đủ cho người ta hiểu nó.

Ví dụ:

- (...) Đáng tiếc rằng bạn đã không được lắng nghe. (...) (Bài: Quảng Ngãi:

Teen cắt tay để phản đối giáo viên, trang 17 HHT số 982).

Ví dụ này có thể được xem như là câu khuyết chủ ngữ, tuy nhiên việc khuyết chủ ngữ ở trường hợp này lại khơng ảnh hưởng đến tính hồn chỉnh của câu, vì bạn đọc của HHT chỉ cần đọc qua thơng tin của bài viết thì đều biết ngay rằng, đây là bài viết có nội dung dành cho mình. Do đó, tác giả không cần thêm phần chủ ngữ cho câu (như: các bạn học sinh, teen, giới trẻ,...) nhưng vẫn đảm bảo được nội dung thể hiện của câu đến cho độc giả. Đây cũng là một yếu tố mà ngơn ngữ báo chí thường sử dụng rộng rãi.

c. Câu tỉnh lược thành phần

Là câu không trọn vẹn mà chỉ là phần bổ sung của các câu đứng trước

hoặc sau nó. Có nhiều cách gọi khác nhau về cấu trúc câu kiểu này, là “ngữ

trực thuộc” (Trần Ngọc Thêm) hay “câu dưới bậc” (Diệp Quang Ban).

Điều dễ nhận thấy trong các bài viết là: câu tỉnh lược thành phần thường được sử dụng với mục đích giải thích, bổ sung vấn đề cho phần chủ đề của thơng tin. Có thể chỉ ra các trường hợp câu tỉnh lược thành phần sau:

- (...) Lần nào cũng vội vàng, nói dăm ba câu. (...) (Bài: Tết buồn của

gia đình Long, trang 26 HHT số 940).

- (...) Không cần mang dao ra, đúng không nào? (...) (Bài: Đừng để

khối nham thạch phun trào!, trang 29 HHT số 940).

- (...) Chỉ cần 10 phút là có đầy đủ. (...) (Bài: Phao thi “nở rộ” cổng

trường, trang 44 HHT số 962).

Những câu tỉnh lược thành phần như thế này được dùng để liên kết nội dung thông tin với các câu khác trong đoạn văn, nó chỉ có ý nghĩa bổ sung làm rõ thêm phần nội dung của thơng tin vừa được nói đến ở các câu trước đó. Thơng thường, câu tỉnh lược thành phần luôn là những câu ở dạng tỉnh

học, bỗng dưng mình cảm thấy đầu óc quay cuồng, mắt hoa, khó thở, tức ngực, nhìn mọi vật khơng cịn rõ.  Cố gắng lấy bình tĩnh, nhưng chỉ được vài giây, sau đó lịm đi lúc nào khơng hay”. (...) (Bài: Phú Yên: Teen lại ngất xỉu hàng loạt, trang 15 HHT số 953).

Trong ví dụ trên, ký hiệu  dùng để chỉ phần chủ ngữ bị tỉnh lược. Mặc dù chủ ngữ không được nêu ra, nhưng thông tin của câu đã biểu thị một cách đầy đủ về nội dung. Ở đây chủ ngữ được nhận ra nhờ vào mối quan hệ với câu lân cận trước đó.

Đối với ngơn ngữ báo chí nói chung, phóng sự báo in nói riêng, việc sử dụng câu tỉnh lược thành phần là một trong những yếu tố cần có, góp phần giúp cho văn bản cơ đọng, ngắn gọn và mang tính liên kết cao.

d. Câu ghép

Qua khảo sát cho thấy, câu ghép được sử dụng nhiều nhất với tỉ lệ 47,6%. Câu ghép được sử dụng phần lớn là các câu có từ hai đến ba mệnh đề. Đó là những câu có độ dài vừa phải, chứa đựng những thơng tin cần thiết, tuy nhiên không quá đơn giản nhằm phản ánh sự việc một cách rõ nét, cụ thể.

Câu ghép thường được sử dụng ở các dạng cấu trúc ghép đẳng lập và ghép chính phụ.

* Câu ghép đẳng lập Ví dụ:

- (...) Các cơng ty và hợp tác xã xe buýt sẵn sàng phạt nặng từ 500K - 1

triệu đồng với hành vi tài xế, tiếp viên xe buýt mắng chửi khách; phạt từ 3 triệu - 5 triệu đồng với hành vi hành hung khách theo nghị định; sa thải và truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi gây tai nạn cho hành khách và người đi đường. (...) (Bài: Lộng hành... xe buýt “chửi”, trang 14 HHT số 969).

- (...) Dao rút ra, gậy gộc nghênh chiến, máu đã đổ, một người chết,

một người tạm giam, nhiều nhân viên bị thương đang cấp cứu tại bệnh viện. (...) (Bài: Đừng để khối nham thạch phun trào!, trang 28 HHT số 940).

Câu ghép dạng này có từ hai kết cấu chủ vị trở lên mang ý nghĩa độc lập với nhau nhưng chúng không tồn tại riêng lẻ, rời rạc mà gắn kết chặt chẽ thành một thể thống nhất, chúng ta không thể tuỳ ý lược bỏ một trong các vế câu.

* Câu ghép chính phụ

Ví dụ: (...) Dù đã được chủ tiệm đảm bảo bằng miệng là yên tâm,

nhưng không phải cứ xăm là thành công. (...) (Bài: Mốt chơi... sẹo, trang 38

HHT số 961).

- (...) Vì mơn chun teen đã học chương trình nâng cao nên ở chương

trình tăng cường mơn chun chỉ học 2 tiết/tuần, hai mơn cịn lại mỗi mơn 4 tiết/tuần. (...) (Bài: Học chương trình cả năm trong một học kỳ?, trang 19

HHT số 974).

Trong các ví dụ trên chúng ta thấy có sự xuất hiện của các cặp từ “dù...

nhưng...”, “vì... nên...” giữa hai mệnh đề. Đặc điểm này biểu hiện mối quan

hệ gắn kết giữa các mệnh đề, nhằm mục đích bổ sung ý nghĩa về điều kiện - kết quả, nguyên nhân - kết quả giữa các mệnh đề được nói đến trong câu.

Kết quả khảo sát 30 bài viết trong chuyên mục Đường dây nóng của HHT

cho thấy, câu ghép có số lượng nhiều hơn. Cấu trúc câu như vậy chứa đựng được nhiều nội dung thông tin, phù hợp với yêu cầu tiếp nhận của bạn đọc. Bởi vì, với đối tượng tiếp nhận là giới trẻ, thơng tin nổi trên bề mặt ngơn từ hay nói cách khác ngơn từ thể hiện ln ở nghĩa tường minh. Đặc điểm này hồn tồn có cơ sở khi ngơn ngữ học trị thường có cách diễn đạt tương đối phức tạp và thể hiện ý dài. Qua đó cũng cho thấy HHT chịu sự ảnh hưởng rất nhiều từ lối hành văn của đối tượng cơng chúng trẻ mà mình phục vụ.

Sự đa dạng, phong phú về các kiểu cấu trúc câu đã làm cho ngôn ngữ trong bài viết của HHT có phần uyển chuyển, linh hoạt, giúp người viết chuyển tải nội dung vào tác phẩm một cách đa diện và phong phú. Điều đó cho thấy sự sinh động trong việc thể hiện đặc điểm ngữ pháp của ngôn ngữ tờ báo dành cho giới trẻ.

2.2.2. Sử dụng các kiểu tiêu đề và bố cục văn bản

a. Đặc điểm sử dụng các kiểu tiêu đề

Tiêu đề là tên gọi của mỗi tin/ bài trong các thể loại trên báo chí, nó cịn có nhiều cách gọi khác như: tít (title), đầu đề, nhan đề, tựa đề,... Xét từ góc độ maket báo thì có nhiều loại tiêu đề: tiêu đề tin/ bài, tiêu đề lớn/ nhỏ, phụ trên/ dưới, tiêu đề dẫn, v.v... Tuy nhiên, ở đây chúng tôi chỉ tập trung khảo sát tiêu đề lớn của tin/ bài, tức là tên của các tin/ bài viết.

Chúng tôi đồng ý với ý kiến của tác giả Nguyễn Đức Dân [8, tr.80]: “Trước khi nhờ nội dung gây được sự hứng thú thực sự ở người đọc thì cần nhờ hình thức để kích thích sự chú ý bước đầu của họ. Hình thức ở đây trước hết là tiêu đề của bài viết. Tiêu đề làm nên thành công bước đầu của bài báo, khơng ít bạn đọc có thói quen đọc lướt một lượt các tiêu đề của một tờ báo, một tạp chí rồi mới quyết định có mua hay khơng. Tiêu đề một bài báo có tầm quan trọng đặc biệt vì nó mang tính áp phích để thu hút người đọc”. Điều đó cho thấy việc đặt tiêu đề là khơng đơn giản, vì vừa cần nói được nội dung vừa cần phải hấp dẫn. Ngôn từ tiêu đề được cô đúc nhưng vẫn khái quát được những nội dung cụ thể và quan trọng nhất của bài viết.

Số lượng tiêu đề của các tin/ bài trên HHT là rất lớn; Luận văn chỉ tập hợp và phân chia các kiểu tiêu đề có tần số xuất hiện nhiều. Qua khảo sát nguồn cứ liệu, chúng tôi nhận thấy các tiêu đề thường đặt theo những cách thức sau:

* Tiêu đề là một câu:

Kiểu tiêu đề này cung cấp khái qt thơng tin chính của tin/ bài, do vậy chỉ cần đọc lướt qua, độc giả cũng có thể có được ý niệm tổng quát về nội dung thông tin mà bài viết phản ánh.

Ví dụ:

- Casino nào phải thiên đường giải trí (trang 8 HHT số 946). - Cô bé trên chiếc xe đạp nhỏ (trang 20 HHT số 991).

- “Đáp đền tiếp nối” tại một quán café (trang 39 HHT số 945). - Quốc Thiên: đã đi qua những ngày mưa (trang 60 HHT số 955). - Chàng thủ khoa “giấy khen nhiều hơn quần áo” (trang 14 HHT số 971).

Đáng lưu ý là các tiêu đề dạng câu hỏi được sử dụng khá phổ biến. Chúng vừa gợi sự phán đoán của độc giả về một vấn đề cần được quan tâm, vừa hứa hẹn câu trả lời thoả đáng ở phần nội dung. Chính vì lý do đó mà tiêu đề câu hỏi thường thu hút được sự chú ý không nhỏ của độc giả. Đây là một thủ pháp nhằm gây sự chú ý, kích thích độc giả, nếu họ muốn biết thơng tin thì phải đọc tồn bộ bài báo.

Ví dụ:

- Bằng Raffles cịn giá trị khơng? (trang 11 HHT số 945).

- Vì sao các nhóm đua nhau tăng thành viên? (trang 56 HHT số 955). - Các trung tâm trang điểm đang lừa teen thế nào? (trang 27 HHT 960). - “Chân dài” mất gì trong những giao dịch nghìn đơ? (trang 8 HHT số 964). - Trái tim có lớn hơn khi bạn có nhiều tiền? (trang 22 HHT số 946).

Tiêu đề dạng này chứa một vài yếu tố liên quan đến chủ đề của bài báo, mục đích chính là làm cho độc giả tị mị, muốn đọc ngay nội dung bên dưới.

Ví dụ: - Định vị chính mình (trang 10 HHT số 991) - Thềm nhà có bồ cơng anh (trang 36 HHT số 989) - Chơi xả láng sáng về sớm (trang 8 HHT số 969)

- Gõ cửa nền giáo dục đỉnh nhất thế giới (trang 12 HHT số 949). - Từ chối bạo lực (trang 8 HHT 972).

Trong kiểu tiêu đề này, xuất hiện nhiều là thể loại tiêu đề có dấu chấm lửng. Thông thường đối với ngơn ngữ báo chí, dấu chấm lửng thường được dùng để biểu thị ý người viết không thể diễn đạt hay kể ra hết được, hoặc cấu trúc được dùng do cố ý, thể hiện một sự châm biếm, hài hước, nhằm thu hút sự chú ý của độc giả.

Ví dụ:

- Mốt chơi... sẹo (trang 38 HHT số 961).

- May đồ mới bằng vải... bành (trang 17 HHT số 960). - Sống và chơi... đúng luật (trang 12 HHT số 992).

* Tiêu đề dùng con số:

Những tiêu đề sử dụng con số thường nhằm mục đích nhấn mạnh, gây ấn tượng cho độc giả. Các con số được nêu ra ở tiêu đề diễn đạt một sự kỳ lạ hoặc biểu hiện một tỉ lệ đáng chú ý cho độc giả.

Ví dụ:

- Chàng trai “4.000 fan Facebook” (trang 9 HHT số 991) - Chạy 180m trong một thế giới 220m (trang 39 HHT số 991)

- 8x và thương hiệu hơn 45 tỷ đồng (trang 34 HHT số 945).

- Đà Nẵng: Luyện thi trọn gói... 20 triệu đồng (trang 13 HHT số 955).

Cách sử dụng con số chỉ các số liệu thống kê ngay trong phần tiêu đề đã tạo nên điểm nhấn đáng quan tâm cho thông tin bài viết, giúp thông tin trở nên chân thật, lôi cuốn đối với bạn đọc và độ tin cậy của bài viết cũng được

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ của báo hoa học trò (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)