6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu····························································
3.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ TỪ VỰNG ·································································
3.1.2. Sử dụng từ ngữ phù hợp với đối tượng độc giả riêng biệt ···········
Mỗi tờ báo đều có đối tượng phục vụ khác nhau, do vậy để giữ cho bạn đọc gắn bó lâu dài với mình, các tờ báo buộc phải cố gắng điều chỉnh cả hình thức lẫn nội dung, ngôn từ sao cho phù hợp nhất với thị hiếu công chúng. HHT là tờ báo dành cho lứa tuổi TTN cũng khơng nằm ngồi xu hướng chung đó. Ngơn ngữ của tờ báo mang đậm phong cách giới trẻ, đồng thời sử dụng những từ ngữ phù hợp với đối tượng mà mình phục vụ. Điều này một phần do đây là tờ báo của tuổi mới lớn và một phần do đội ngũ PV, BTV, CTV của HHT hầu hết là những người trẻ (đội ngũ CTV của báo đa phần là HS-SV).
Báo cho giới trẻ thì tất nhiên, ngơn ngữ không cần thiết phải quá khắt khe, nghiêm túc và bó buộc trong khung chuẩn mực nhất định như những tờ báo chính thống khác. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy trên HHT sử dụng nhiều từ ngữ phù hợp với đối tượng độc giả riêng của mình với tỉ lệ 100% trong các tin/ bài, thể hiện qua việc dùng từ xưng hô và sáng tạo nên một lớp từ ngữ mới có cấu tạo một cách đặc biệt, giàu sắc thái biểu cảm.
a. Sử dụng từ xưng hô phổ biến trong giới trẻ
Trong các tin/ bài của HHT, đại từ nhân xưng được sử dụng đa dạng.
Qua khảo sát cho thấy đại từ nhân xưng được dùng nhiều nhất là: tớ, tơi, tiếp đến là mình, ta, bọn mình, chúng ta,... Cách dùng đại từ nhân xưng thay đổi
theo những cung bậc tình cảm cụ thể tuỳ theo từng ngữ cảnh phát ngôn như vậy tạo được sự phong phú và hấp dẫn về tình thái biểu cảm, lơi cuốn bạn đọc trong quá trình tiếp nhận thơng tin.
Ví dụ:
- (...) Được cơ giáo khen, tớ khối chí hay làm động tác quệt mũi hếch
lên một phát để trêu mấy đứa bạn, biết tụi nó tức lắm nhưng... kệ, ta giỏi ta có quyền, hê hê... Hố ra, lúc tớ đứng lên phát biểu, lũ loi nhoi bàn sau đã trả thù bằng cách lấy phấn ghi lên dưới ghế chỗ tớ ngồi. Bọn đáng ghét, hic hic!
(Bài: Bí mật trong hộc bàn, trang 9 HHT số 988).
- (...) Khi lớn lên, tôi biết là tuần lộc khơng hề biết bay... Có q nhiều
điều ta chưa biết, chưa tận mắt thấy trên hành tinh này. (...) (Bài: Những chú tuần lộc biết bay, trang 7 HHT số 991).
Những lối xưng hô thân mật hoặc đậm màu sắc bày tỏ thái độ cũng
được sử dụng nhiều như: mày, tao, cậu í, hắn ta, bọn nó, thằng kia,...
Ví dụ: (...) “Nghe tụi bạn “xóm nhà lá” đồn bố bạn í khó lắm nên
mình đã chuẩn bị một bộ dạng khơng thể “chuẩn men” hơn: Áo sơ-mi trắng đóng thùng, giày tây bóng lống với mái tóc thư sinh bồng bềnh, (...) (Bài: “Đại chiến” ra mắt nhị vị phụ huynh, trang 21 HHT số 992).
Hoặc: (...) “Giang hồ” là anh em! Bạn mới quen chát chít Yahoo!,
SMS di động vài ngày là “Xưng mày tao đi cho thân thiện”. (...) (Bài: Những “cao thủ” Sài Gòn, trang 14 HHT số 968).
Ngoài ra, theo cách xưng hơ của giới trẻ, HHT cịn có những từ ngữ gọi
chàng, ông tướng (con trai), thiên tài (người học giỏi), thủ lĩnh (lớp
trưởng),...
Ví dụ: (...) Với anh chàng này, cái mà bạn cần cho hắn chính là thời
gian để ghi nhớ những thứ “rõ như ban ngày”, với “hạn sử dụng” là đến khi bạn không chịu nổi nữa (...) (Bài: 4 dấu hiệu của một chàng gà... gật, trang 28
HHT số 948).
Đối với những nhân vật liên quan là người lớn tuổi trong bài viết thì
cách xưng hơ thường được sử dụng mang tính lễ phép và gần gũi, như: thầy
X, cô Y, anh A, chị B, cô, chú, bác, ông bà,... hoặc các danh xưng theo nghề
nghiệp, chức vụ.
Ví dụ: - (...) Bác sĩ Đặng Hồng Nam, Phịng khám Đa khoa Việt Mỹ
TP.HCM, chia sẻ với HHT: “Nguy hiểm là những sản phẩm kém chất lượng này có thể khơng gây dị ứng mà nó tích luỹ dần trong người,...”... Chính bác bán hàng trước cổng trường cũng nói với tớ: “Các loại đồ ăn vặt rồi đồ dùng học tập cũng đầy chất độc ra đấy nhưng vẫn bán rất chạy...” (...) (Bài: Tiêu tiền cũng cần phải học, trang 10-11 HHT số 985).
- (...) Thầy Lê Minh Vĩnh (Trưởng Bộ môn bản đồ - viễn thám - GIS
của khoa Địa lý, trường ĐH KHXH&NV TP.HCM) ví von:... Như anh Trịnh Hoàng Huy (Quản lý dự án tại công ty Diadiem JSC) đã bắt đầu gia nhập cơng ty từ khi đây cịn là một ngành mới toe toe,... (...) (Bài: Bản đồ học một tay gói cả địa cầu, trang 19 HHT số 990).
b. Sử dụng từ mới
Mục đích, tơn chỉ của mỗi tờ báo là dành cho đối tượng nào thì viết như thế ấy. Đối với tờ báo có đa phần là độc giả trẻ tuổi như HHT thì việc “trẻ hóa” tờ báo là cần thiết. Khơng ai trong lứa tuổi học sinh muốn mình cầm trên tay tờ báo khô khan, mang nhiều từ ngữ triết lí khó hiểu. Vì vậy, HHT ln
tìm cách để cải tiến chất lượng tờ báo của mình, mà bắt đầu là từ việc sáng tạo những ngôn từ độc đáo của riêng thế hệ trẻ.
So với các tờ báo có cùng đối tượng phục vụ thì HHT là tờ báo có nhiều sáng tạo các từ ngữ mới lạ, sự mới lạ ở đây không phải là về nghĩa mà về dạng thức biểu hiện của nó. Như để nhấn mạnh nội dung và tạo giá trị biểu cảm cho câu chữ, các tác giả đã tạo nên đơn vị từ ngữ mới chứa các yếu tố
đồng âm với nhau bằng cách lặp vần: buồn con chuồn chuồn, chán như con
gián, ngất ngây con gà tây, v.v...
Ví dụ:
- (...) Sung sướng vỗ đùi: “À đúng rồi mỗi ngày qua nhà một cơ dì chú
bác vòi tiền mừng tuổi!” rồi lại ngậm ngùi ăn rau mùi: “Có khi lại phải mừng tuổi mấy đứa cháu cũng nên”. (...) (Bài: Khi bạn bỗng thấy Tết... quá rảnh rỗi, trang 66 HHT số 940).
- (...) “Đàn gì giống đồ chơi”, “Mong manh dễ vỡ vậy đâu có ngầu”.
Nhưng sự thật là “tí cầm” ukulele đánh lên nghe ngon lành cành đào. (...)
(Bài: Vi-rút “Tí cầm”, trang 17 HHT số 980).
Rất dễ dàng tìm thấy những từ ngữ từ sự liên tưởng phong phú và sáng tạo của giới trẻ như vậy trên HHT. Điều đó cho thấy giới trẻ ngày nay ln đi tìm cái tơi cá nhân, tạo nên sự khác biệt, mới lạ và độc đáo cho mình. Khơng thể phủ nhận tác động tích cực của những ngơn từ mới lạ này trong các tác phẩm báo chí, nghe vừa trẻ trung, thu hút lại dễ nhớ, dễ cảm.
Một điểm khá nổi bật nữa là cách dùng từ ngữ có tính cường điệu, nhấn mạnh tương đối phổ biến. Chúng được tạo ra theo phương pháp mở rộng thành phần cấu tạo nhằm tăng giá trị ngữ nghĩa ngữ dụng.
Ví dụ: (...) Thành viên lớp 12D1, THPT Trần Phú, Hà Nội. Kết nổ đĩa:
Ballad, R&B và Hip-hop.(...) (Bài: Cô bạn teen đang làm chao đảo V-Pop,
- Lớp tớ đang lên kế hoạch cho buổi tất niên hoành tá tràng. Với sự trợ
giúp của thần dân đang hân hoan chờ ngày hội họp, ai cũng hừng hực khí thế giúp đỡ. (...) (Bài: Té vào một Mr Súp lơ đơ siêu hạng, trang 34 HHT số 940).
Biện pháp nói lái nhằm tạo nên những từ mới có ý nghĩa biểu cảm rõ rệt cũng thường được các tác giả của HHT sử dụng, như:
- (...) Bạn đích thị là một thành viên “thâm căn cố đế” của hội “trùm
mền” liên tu bất tận đấy! Và đặc điểm chung của hội nhà này là dù có bao nhiêu thời gian đi nữa, tất cả vẫn là “u như kỹ”. (...) (Bài: 2012 thời khắc để đổi thay!, trang 22 HHT số 940).
- (...) Shy Ronnie nhút nhát đến mức... “dấm đài” khi phải cầm micro
đứng hát trước lớp học. (...) (Bài: Một năm của những trò đùa, trang 58 HHT
số 940).
Các sáng tạo về từ ngữ mới này ban đầu chỉ mang tính cá nhân, nhưng dần dần trở nên phổ cập và được sử dụng nhiều không chỉ trên HHT mà trên một số ấn phẩm báo chí khác viết về giới trẻ, đồng thời cịn được các bạn trẻ sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày của mình.
Có khá nhiều kết hợp từ ngữ bất thường mà rất khó xếp chúng vào thể loại nào, cũng như khó tìm được lí do tại sao từ ấy lại có ý nghĩa như vậy, ví
dụ cụm từ “hơi bị...” (nhỏ hơi bị xinh gái đấy, cặp xách hơi bị đẹp đấy,...),
lăn tăn (băn khoăn), chập mạch (khơng bình thường), gà cơng nghiệp (ngờ
nghệch), kém tắm (thấp kém hơn), .v.v... Dường như sự sáng tạo từ mới được
sử dụng là vô tận. Tất cả những từ trên đều không thể, hoặc chưa kịp bổ sung trong từ điển tiếng Việt, nhưng lại xuất hiện nhiều trong từ vựng hàng ngày của giới trẻ được thể hiện trên HHT.
Từ sự sáng tạo những từ ngữ mới với cách cấu tạo đặc biệt, đã nảy sinh ra hiện tượng từ lệch chuẩn so với chuẩn ngôn ngữ chung, nhằm tạo ra sự mới lạ và độc đáo cho đối tượng tiếp nhận là giới trẻ. Theo đánh giá của các nhà
nghiên cứu hiện nay, HHT là một tờ báo sử dụng nhiều từ ngữ lệch chuẩn nhất so với quy định về chuẩn ngôn ngữ của phong cách báo chí.
Một số ví dụ về từ lệch chuẩn:
- (...) Nếu đã thử hết mọi cách mà pama vẫn lắc đầu, thì cũng đừng vội
bỏ cuộc. (...) (Bài: Xách giỏ quà, thăm nhà gà bông, trang 33 HHT số 940).
- (...) Hẹn hị gì đâu mà điện thoại tèn tén ten liên tục. Tớ bao nhiêu lần
nửa đùa nửa thật chọc cậu ấy là “ôkunô” (ôsin - cu li - nô lệ) rồi mà vẫn không thay đổi” - T.An than thở. (...) (Bài: Khi gà bông trở thành... tài sản công cộng, trang 19 HHT số 975).
Trong các ví dụ trên, từ “pama” được viết tắt từ cụm từ tiếng Anh “papa” và “mama” (có nghĩa là ba, mẹ), từ “ôkunô” được ghép từ cụm từ “ôsin”, “cu li”, “nô lệ”. Tương tự cách viết này, từ “K” được thay thế cho đơn vị tính “nghìn đồng” (100.000 đồng = 100K). Hay một từ chúng ta thường gặp trong các bài viết của HHT là “Gato”, có nghĩa là ganh tị, xuất phát từ việc chơi chữ dựa trên các chữ cái đầu trong cụm từ “Ghen ăn tức ở”, phản
ánh tính xấu giữa bạn bè với nhau.
Lệch chuẩn là một “thủ pháp sáng tạo, cách tân phù hợp với chuẩn, với cái đúng, cái thích hợp và được thói quen dùng chấp nhận” [15, tr.28]. Với những từ ngữ lệch chuẩn trong các bài viết của mình, HHT đã tạo ra sự sinh động trong việc dùng từ, thể hiện đậm nét dấu ấn ngôn ngữ của tờ báo. So sánh đối chiếu với các tờ báo khác có cùng nội dung viết về giới trẻ, thì cách
cấu tạo từ như thế này ít thấy trên các trang báo Tuổi Trẻ. Bởi độc giả của
Tuổi Trẻ khơng giới hạn, bất kì thành phần nào, độ tuổi nào cũng có thể đón đọc, điều này tạo nên tính quy phạm, nghiêm túc, chỉn chu trong từng câu chữ. Song hiện tượng này lại xuất hiện nhiều trên các trang báo của HHT - kênh thông tin dành cho người trẻ lớn nhất hiện nay.
Những từ lệch chuẩn mà chúng ta bắt gặp trong các bài viết của HHT là những sáng tạo ngôn ngữ thường được gọi là “ngôn ngữ tuổi teen” hay ngơn ngữ học trị. Cách sử dụng ngôn ngữ mới lạ, lệch chuẩn như vậy được vận dụng một cách tự nhiên trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, được lan truyền và hưởng ứng rộng rãi, tạo sự hứng thú cho nhóm cơng chúng trẻ.
Một ví dụ sinh động cho cách dùng từ lệch chuẩn trên HHT, đó là dùng
chữ và số cùng trong một từ: (...) Ai dè đâu sau đó t8m với cơ chủ nhiệm mới
té ngửa ra khi biết rằng cậu í khơng phải là tân binh lớp 10 như tụi tớ mà là... ma cũ ở lại lớp của năm ngoái. (...) (Bài: Những cao thủ (đột lốt) tân binh,
trang 17 HHT số 973).
Có thể nói, có cầu mới có cung, việc sáng tạo ra các từ mới để thể hiện nhiều ý nghĩa đặc biệt xuất phát từ nhu cầu của giới trẻ muốn tiếp thu nhiều cái mới, tạo cá tính riêng trong giao tiếp, giao lưu trao đổi trên các diễn đàn, mạng xã hội,... mà HHT đã tận dụng cơ hội để khai thác tiềm năng này nhằm tăng độc giả cho báo. Việc sử dụng lớp từ vựng mới phù hợp với đối tượng phục vụ như vậy đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của bạn đọc trẻ. Như vậy, ngơn ngữ “teen” đã phần nào giúp cho báo “teen” đến gần với độc giả
của mình hơn.