6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu····························································
3.2. ĐẶC ĐIỂM VỀ DIỄN ĐẠT ·································································
3.2.3. Sử dụng ngôn ngữ giàu cảm xúc ···············································
a. Ngơn ngữ mang tính tự sự
Trong các bài viết của HHT, đặc điểm tự sự thể hiện rất rõ khi các tác giả sử dụng đặc điểm ngôn ngữ này để chuyển tải nội dung tác phẩm. Đa số nội dung các bài viết là giới trẻ kể về những câu chuyện xảy ra với mình, với bạn bè và cuộc sống xung quanh bằng ngôn ngữ tâm tình đầy cảm xúc của cái tơi cá nhân và cái tôi tập thể. Dù với cách thể hiện nào thì cách diễn đạt với ngơn ngữ tự sự đã góp phần tạo nên độ sâu sắc và lắng đọng cho nội dung thông tin phản ánh.
Ví dụ: (...) Teen biết không, tỉ lệ trẻ em đuối nước hằng năm ở Việt
Nam rất cao (với con số hơn 3.000 trẻ/ năm). Tớ thấy tự hào lắm khi được góp một phần nhỏ trong việc làm giảm con số đáng buồn này. Không chỉ thế, sự thay đổi của tớ từ khi tham gia công việc này cũng khiến ba mẹ bất ngờ. Tớ khơng cịn là một con bé chỉ biết sống cho riêng mình như ngày trước nữa.
Tớ biết quan tâm đến mọi người, kiên nhẫn làm việc và khơng nản chí khi gặp thất bại nữa. (Bài: 16 tuổi tớ là cô giáo dạy bơi!, trang 13 HHT số 980).
Nội dung bài viết như một câu chuyện kể của tác giả về chính bản thân mình, với giọng điệu như đang tâm tình, hàn hun chuyện trị với bạn bè chứ
khơng phải là với một người xa lạ nào đấy. Những cụm từ “tớ thấy tự hào
lắm”, “tớ khơng cịn là con bé”, hay “tớ biết quan tâm”,... thể hiện sự chuyển
biến về tâm lý và nhận thức của nhân vật, và sự chuyển biến này được tác giả vui mừng thông báo với bạn đọc.
Cách diễn đạt bằng ngôn ngữ tự sự đã phát huy hiệu quả trong việc chuyển tải nội dung các bài viết có đề tài về cuộc sống, tình cảm của giới trẻ. Trong đó, hình thức miêu tả và kể chuyện có vai trị quan trọng trong việc chuyển tải nội dung thông tin về câu chuyện mà người viết muốn mang đến cho bạn đọc.
Ví dụ: Cách đây gần một tháng, khi bạn bè cùng lớp đang tất bật chuẩn
bị cho kì thi đại học thì tớ... dính bầu... Tớ hoang mang, sợ hãi và suy sụp, chẳng thể nhét nổi một chữ vào đầu. (...) (Bài: 22 ngày ác mộng, trang 28
HHT số 968).
Đây là hai câu mở đầu của một bài viết trong chuyên mục Chuyện thật
của tôi, nhân vật đã hé lộ cho bạn đọc biết về vấn đề rắc rối mà mình gặp
phải. Rồi toàn bộ sự việc được nhân vật kể lại như tâm sự với bạn bè về chuyện xảy ra đối với mình, cũng như bài học rút ra cho chính bản thân và cho bạn bè.
Chúng ta cũng có thể bắt gặp đặc điểm ngơn ngữ tự sự của giới trẻ về những cung bậc âm thanh của cuộc sống trong rất nhiều bài viết trên HHT. Nhờ đặc điểm ngôn ngữ này mà cuộc sống được giới trẻ phản ánh hiện ra một cách sinh động, rõ nét và đầy sắc màu.
Ví dụ: (...) Sống trong chợ, tớ mới biết thế nào là “ngày mới”. Ngày
mới bắt đầu từ ba, bốn giờ sáng, khi cả xóm đang cịn chìm vào giấc ngủ. Lúc ấy, tiếng xe ba gác, xe tải uỳnh uỳnh kéo về, trên xe chất đầy các loại trái cây, rau thơm, xà lách,... Một vài chiếc xe máy chở thịt, cá tươi sau khi đổ hàng thì rồ ga, phóng vút ra khỏi khu chợ. Tảng sáng, khỏi cần chuông báo thức, những tiếng rao lanh lảnh “Mua rau đi chị ơi!”, “Cá hôm nay tươi lắm nhé!”, “Bún bò, bún mắm, bún cá nóng hổi đâyyyy!”... đủ sức khiến một con bé mê ngủ nhưng ham ăn, là tớ, bật dậy. (...) (Bài: Tớ yêu chợ Sài Gòn, trang 17 HHT số 976).
Tuổi mới lớn là lứa tuổi rất dễ xúc cảm và cũng chưa thể kiềm chế những xúc động của mình. Bằng ngơn ngữ đầy cảm xúc, người viết đã khai thác thế giới nội tâm sâu sắc của nhân vật. Nhân vật đó có thể là chính người viết, có thể là câu chuyện của một ai đó trong cuộc sống xung quanh được
người viết biến thành câu chuyện kể với đại từ danh xưng “tớ”. Diễn biến
cuộc sống, diễn biến hành động và diễn biến tâm lý được đề cập rõ nét thông qua nội dung bài viết.
Ví dụ: (...) Có hơm, tớ bắt gặp ba ngồi thẫn thờ ngoài vườn, những
mẩu thuốc lá vương vãi... Tớ lặng cả người. Suy nghĩ một hồi, tớ đề nghị anh hai bàn với mẹ mua cho ba một con cưỡng khác. Bởi lẽ, hơn ai hết tớ hiểu tơn trọng sở thích của nhau là cách để mọi người ln thấy hạnh phúc trong ngơi nhà của mình. (Bài: Khi papa là thành viên hội... chim cảnh, trang 25
HHT số 970).
Ngơn ngữ mang tính tự sự cịn được thể hiện qua giọng điệu trị chuyện tâm tình của tác giả trong khi diễn đạt. Điều này vừa tạo nên sự gần gũi, thân mật, vừa có giá trị tác động đến tình cảm, sự đồng cảm của người đọc.
Ví dụ: Đà Nẵng à, nói nhỏ nhé, hình như tớ... yêu cậu mất rồi. Kìa,
ngạc nhiên thế? Ừ thì tớ mới ghé thăm cậu vài lần thơi, nhưng là q đủ để nói lời tỏ tình với cậu. (...) (Bài: Đà Nẵng, tớ yêu cậu!, trang 46 HHT số 967).
Chỉ với các cụm từ “nói nhỏ nhé”, “kìa, ngạc nhiên thế?”, “Ừ nhỉ”...
đã biểu đạt được tình cảm của người viết về một địa phương mà mình đã đi qua và đọng lại nhiều xúc cảm. Giọng điệu trị chuyện, tâm tình trong bài viết làm cho đối tượng tiếp nhận có cảm giác tác giả như đang trị chuyện với mình.
b. Ngơn ngữ mang tính biểu cảm
Như chúng ta đã biết, chức năng quan trọng hàng đầu của báo chí là thơng tin. Nhưng nếu trong ngơn ngữ báo chí người viết chỉ dùng các từ ngữ, cách diễn đạt có tính chất khn mẫu để phản ánh các sự việc, hiện tượng, vấn đề... thì thơng tin khó tránh khỏi khơ cứng, đơn điệu, thậm chí tẻ nhạt. Để khắc phục các nhược điểm này, các tác giả của HHT đã sử dụng khá nhiều những thủ pháp nhằm tăng cường tính biểu cảm khác nhau; và nhờ đó, thơng tin của bài viết trở nên sinh động, hấp dẫn và mang lại xúc cảm cho bạn đọc.
Qua khảo sát cho thấy, nhằm tăng cường tính biểu cảm trong ngơn ngữ, các tác giả đã sử dụng chất liệu văn học để đưa một thế giới cổ tích vào trong ngơn từ biểu đạt. Các chất liệu văn học có mặt rộng rãi trong hầu hết các thể loại báo chí, theo nhiều cách thức khác nhau. Nhưng thường gặp nhất là vay mượn cốt truyện, hình ảnh hay từ ngữ, cách diễn đạt từ truyện cổ tích như:
Nàng tiên cá, Lọ Lem, Hoàng tử Ếch, .v.v... Việc sử dụng ngôn ngữ này trong
các bài viết đã làm cho nội dung thông tin được phản ánh thêm sinh động, giàu hình ảnh, cảm xúc và được bạn đọc tiếp nhận một cách thích thú.
Tuổi mới lớn vừa từ giã tuổi thơ để từng bước tập làm người lớn, trong suy nghĩ của các bạn vẫn cịn gắn bó với thế giới cổ tích mộng mơ, diệu kỳ.
Chính vì vậy, các nhân vật và những câu chuyện trong thế giới cổ tích ln có chỗ đứng của mình trong ngơn ngữ của giới trẻ. Trong các bài viết của HHT cũng vậy, có lúc để diễn đạt một nội dung thông tin nào đấy các tác giả thường hay liên tưởng đến nhân vật trong các câu chuyện cổ tích để vận dụng vào bài viết của mình.
Ví dụ: (...) Hiền lành không xấu, nhưng nếu cứ ngần ngại và rụt rè thì
có thể chúng ta sẽ bỏ lỡ rất nhiều cơ hội để khám phá cuộc sống và chính bản thân mình! Vì vậy, đừng cam chịu làm một “nàng tiên cá” câm lặng, hãy cất cao tiếng hát để mọi người biết rằng bạn có thể hát hay đến nhường nào!
(Bài: Gà bông “nàng tiên cá”, trang 21 HHT số 979).
Trong bài viết, tác giả đã lồng nhân vật trong thế giới cổ tích vào thế giới hiện thực khi dùng biện pháp liên tưởng giữa việc thể hiện bản thân của các bạn nữ với nàng tiên cá ở biển khơi hàng đêm cất giọng hát du dương làm mê đắm lòng người. Chỉ sử dụng các từ ngữ mang yếu tố “cổ tích” như vậy đã làm nội dung bài viết có tác dụng biểu cảm hơn với đối tượng tiếp nhận.
Thế giới cổ tích ln hiện diện trong tâm hồn tuổi học trị và thể hiện sự có mặt của mình cả trong ngơn ngữ, đến nỗi những từ ngữ thuộc thế giới này xuất hiện trong cách diễn đạt một cách tự nhiên, thân mật và gần gũi với các bạn.
Ví dụ: (...) Chỉ một cái vẩy nhẹ với đũa thần, bà tiên đã biến Lọ Lem
thành một nàng cơng chúa kiều diễm và thay đổi tồn bộ thế giới của nàng mãi mãi. Nhưng điều này chỉ có thể diễn ra trong thế giới cổ tích, cịn ngồi cuộc đời thực, điều đó khơng hề dễ dàng tẹo nào. Vấn đề lớn nhất của bạn là mải mê “chín tầng mây” quá, mà quên rằng cần học cách lập kế hoạch và từng bước “hiện thực hố” nó. (...) (Bài: Nàng Lọ Lem nói gì với bạn?, trang
Nếu khơng có những từ ngữ mang tính biểu cảm này thì câu văn sẽ trở nên khơ khan và khó thu hút được sự chú ý của bạn đọc vào nội dung chính của bài viết. Như vậy, chúng ta có thể thấy việc sử dụng ngơn ngữ như vậy đã đem lại sức biểu cảm rõ rệt và ấn tượng.