Sử dụng nhiều từ khẩu ngữ, tiếng nước ngồi, tiếng lóng ···········

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ của báo hoa học trò (Trang 80 - 88)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu····························································

3.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ TỪ VỰNG ·································································

3.1.1. Sử dụng nhiều từ khẩu ngữ, tiếng nước ngồi, tiếng lóng ···········

Chức năng quan trọng hàng đầu của báo chí là cung cấp thông tin đến cho bạn đọc, và thông tin được phản ánh phải chuẩn xác. Vấn đề sử dụng ngơn ngữ báo chí có tác dụng trực tiếp và quyết định đến hiệu quả của thơng tin trên báo chí, do vậy ngơn ngữ báo chí trước hết phải là ngơn ngữ văn hố chuẩn mực.

Tuy nhiên, không giống như các tờ báo khác thường sử dụng lớp từ vựng chuẩn, là lớp từ đã được trau chuốt, gọt giũa, mang tính khn mẫu để phục vụ độc giả; ngôn ngữ của HHT đa số là những từ ngữ dễ hiểu, mang tính đời thường, đồng thời kết hợp các yếu tố thông tục và phổ cập đang được giới trẻ sử dụng trong giao tiếp hàng ngày hiện nay. Sở dĩ có đặc điểm này là vì các thông tin trên HHT chủ yếu thiên về khuynh hướng giải trí, tư vấn bạn trẻ; đồng thời đối tượng phục vụ của tờ báo là lứa tuổi mới lớn, lứa tuổi ln u thích sự thoải mái, phá cách chứ khơng thích bị ràng buộc theo khn mẫu áp đặt có sẵn.

Qua khảo sát đặc điểm sử dụng lớp từ vựng trong 120 tin/ bài ngẫu nhiên trên báo HHT trong năm 2012, kết quả thu được như sau:

Bảng 3.1. Bảng thống kê số lượng và tỉ lệ sử dụng các lớp từ vựng

trong 120 tin/ bài của báo HHT trong năm 2012

Đặc điểm sử dụng Từ khẩu ngữ Tiếng nước ngồi Tiếng lóng

Số lượng (tin/ bài) 109/ 120 94/ 120 89/ 120

Tỉ lệ (%) 90,8% 78,3% 74,1%

a. Sử dụng nhiều từ khẩu ngữ

Đặc điểm có thể nhận thấy đầu tiên khi tiếp xúc với các bài viết trên HHT là sử dụng từ ngữ dễ hiểu, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của giới trẻ với tỉ lệ rất cao, 90,8%. Đặc điểm này xuất phát từ hai nguyên nhân:

thứ nhất, vì đối tượng phản ánh là lứa tuổi học trò nên từ ngữ đời thường

được các PV, BTV và chính các bạn học sinh tham gia cộng tác cho báo đã đưa vào bài viết một cách vừa tự nhiên vừa có chọn lọc. Thứ hai, vì các tin/

bài của HHT đều dành cho đối tượng tiếp nhận là giới trẻ nên các bạn học

sinh chỉ có thể hiểu và cảm thụ được nội dung thông tin khi từ vựng được sử dụng trong đó là từ thơng dụng, phổ biến với mình.

Sự xuất hiện của lớp từ khẩu ngữ với tần số không nhỏ trên HHT đã tạo nên những vốn từ mang sắc thái tự nhiên, thân mật, gần gũi và quen thuộc với giới trẻ. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy lớp từ vựng khẩu ngữ đã được đội ngũ PV, BTV, CTV báo lựa chọn sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, tạo thành những điểm nhấn mang màu sắc biểu cảm, giàu hình ảnh, đem lại hiệu quả cao cho thơng tin.

Một số ví dụ từ khẩu ngữ được dùng trên HHT:

- (...) Đứng chật cứng các hành lang và kín mít cả sân trường, các bạn

tranh nhau đón chào sứ giả HHT. (...) (Bài: Cùng sứ giả Hoa Học Trị đón lộc đầu năm, trang 3 HHT số 940).

- (...) Còn những ngày ở Bắc Âu (Nauy, Đan Mạch, Phần Lan...) thì

trời đã đóng tuyết lạnh teo,... (...) (Bài: Đón năm mới với cả thế giới, trang 5

HHT số 940).

- (...) Khi là hình ảnh cơ bạn hí hửng rờ thử những bím tóc tết nhỏ xíu

xiu sát rạt da đầu khi ghé chân ở châu Phi. (...) (Bài: 1000 ngày vòng quanh thế giới với Chip, trang 6 HHT số 940).

Phải nói rằng những từ khẩu ngữ này khi xuất hiện trong các bài viết đã góp phần tăng sức biểu cảm, tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn đối với bạn đọc. Những từ ngữ đó vừa đời thường, dân dã, vừa phản ánh đúng tính chất sự việc. Người đọc khi bắt gặp những từ ngữ này sẽ có cảm giác gần gũi với thông tin được phản ánh trong bài viết, qua đó sự giao lưu, tương tác về mặt cảm giác giữa kênh thông tin và đối tượng tiếp nhận được tăng cường hơn.

Bên cạnh việc sử dụng lớp từ khẩu ngữ có chủ ý của các tác giả, HHT còn đặc biệt khai thác đưa ngôn ngữ đời thường của các nhân vật (ngôn ngữ tương tác của nhân vật) vào trong một số bài viết để tăng tính biểu cảm, thuyết phục của thông tin, đồng thời tạo sự gần gũi đối với bạn đọc. Chỉ cần điểm thêm một vài từ khẩu ngữ trong câu văn đã làm tính cách, đặc điểm của nhân vật hiện lên rất rõ nét.

Ví dụ:

- (...) Xe vừa trờ tới Ban Mê, nó lơi tớ đi xềnh xệch để tìm khách sạn

nào... rẻ nhất. Lúc tớ hí hửng chọn phịng đơi thì nó gạt ngang: “Chọn phịng đơn đi, coi vậy chứ giường đơn dư sức nhét hai người đó”... Tớ chỉ có mỗi một việc duy nhất là lết xác theo, hê hê. Tới Buôn Đôn, tớ rú rít lên trước rừng túi thổ cẩm đẹp ngây người nhưng chẳng thể mua nổi món nào vì nó cứ kè kè đi bên cạnh chê mắc. Rốt cục, nó chỉ cho tớ mua duy nhất một chiếc nhẫn lông đuôi voi cầu may với giá hai chục ngàn đồng. (...) (Bài: BFF trên đường phượt, trang 81 HHT số 940).

- (...) Đúng lúc bố ngà ngà say nên cũng hùa theo “Chứ cịn gì nữa,

nhìn vợ chồng tui là biết ở nhà bả ăn hết của chồng con rồi”, làm mẹ giận suốt cả buổi. Về nhà, dù bố có đổ lỗi thế nào cho rượu thì sau khi bị mẹ “sạc” một trận ra trò, bố tớ vẫn lãnh án “ra sopha ngủ”. (...) (Bài: Hành trình giảm cân của mẹ, trang 20 HHT số 975).

Một đặc điểm khác trong sử dụng từ vựng khẩu ngữ của HHT là sự có mặt của các từ khẩu ngữ mang tính địa phương.

Ví dụ:

- (...) Dĩ nhiên Rage Comics làm hơi bị tốt vai trị của mình, khiến

Audrey hạnh phúc cười khúc khích miết! (...) (Bài: Rage Comics sốn ngơi Đô-rê-mon chế, trang 19 HHT số 946).

- (...) Lưu ý: Mỗi “quyền trợ giúp” chỉ nên sử dụng một lần, xài nhiều coi

chừng phản tác dụng à nghen. (Bài: Bí mật trong hộc bàn, trang 8 HHT số 988).

Ở các ví dụ trên, tác giả có thể viết “cười khúc khích suốt/ hồi” thay cho “miết”, “dùng” thay cho ‘xài”, “nhé” thay cho “à nghen”, nhưng với việc đưa từ địa phương (miền Trung, miền Nam) vào trong bài viết như vậy đã

phản ánh chân thực lời nói được trích dẫn, tạo nên sự tự nhiên trong cách diễn đạt, qua đó làm tăng giá trị biểu cảm của ngôn từ.

Hiện nay, xu hướng chung trên thế giới là “hội thoại hố” ngơn ngữ báo chí để nó đơn giản hơn, gần gũi hơn với cuộc sống thường ngày. Có thể nói HHT là tờ báo áp dụng rõ nét nhất đặc điểm này khi sử dụng lớp từ khẩu ngữ trong các tin/ bài của mình, nhờ đó thơng tin của các bài viết trở nên sinh động, hấp dẫn và dễ tiếp thu hơn đối với độc giả.

b. Sử dụng nhiều tiếng nước ngoài

Ngơn ngữ là một hệ thống tín hiệu mang tính chất động, nghĩa là trong q trình sử dụng nó ln có sự bổ sung, đào thải… cả về mặt ngữ pháp, ngữ

âm và từ vựng. Khi nhu cầu truyền tải thơng tin ngày càng cao, cuộc sống có nhiều biến động, ngôn ngữ cũng biến động theo. Cùng với sự phát triển của internet và vai trò ngày càng quan trọng của các ngơn ngữ nước ngồi trong học tập, cơng việc và cuộc sống; thì việc sử dụng tiếng nước ngồi càng trở nên phổ biến hơn trên báo chí, đặc biệt là các tờ báo dành cho giới trẻ, mà nhất là HHT. Trong số 120 tin/ bài được khảo sát, tỉ lệ xuất hiện tiếng nước ngoài với tần suất tương đối cao là 78,3%.

Tiếng nước ngoài được sử dụng trong các tin/ bài của HHT thơng qua hai hình thức: giữ nguyên dạng gốc hoặc được chuyển sang mẫu tự La tinh theo phát âm của tiếng Việt.

Ví dụ: (...) Chúc mừng năm mới tiếng Bồ Đào Nha là Ano Novo Feliz,

tiếng Tây Ban Nha là Fliz Ano Nuevo còn tiếng Ý là Nouvo Anno Felice. Ơ ba cái nước này. (...) (Bài: Khi bạn bỗng thấy Tết... quá rảnh rỗi, trang 66

HHT số 940).

Ở ví dụ này, các cụm từ “Ano Novo Feliz”, “Fliz Ano Nuevo” và “Nouvo Anno Felice” được viết nguyên dạng, nhưng tên các quốc gia “Bồ

Đào Nha”, “Tây Ban Nha” và “Ý” đã được tác giả phiên âm theo phát âm

tiếng Việt.

Do nhu cầu hội nhập và tồn cầu hố, giới trẻ hiện nay tiếp thu với nhiều ngôn ngữ khác nhau trên thế giới, mà chủ yếu là tiếng Anh. Tiếng Anh có mặt trong lời ăn tiếng nói của các bạn trẻ cũng như của tất cả mọi người trong giao tiếp hàng ngày; đồng thời xuất hiện trong tác phẩm báo chí như một thói quen giao tiếp nói xen từ nước ngồi trong chuỗi lời nói tiếng Việt.

Ví dụ:

- Sau khi đưa lên mạng, ca khúc đã nhanh chóng được đưa vào playlist

của tháng. Link bài hát được truyền với tốc độ chóng mặt, những comment phản hồi đầy tích cực và những dòng status là lời bài hát xuất hiện dày đặc

trên Facebook. (Bài: Cô bạn teen đang làm chao đảo V-Pop, trang 27 HHT

số 940).

- Tết đến rộn ràng, đỏ ngập tràn khắp phố. Chút son đỏ nổi bật, chút

gió se lạnh đổi mùa làm ửng hồng đơi gị má các teen girl, trông con gái yêu kiều lạ (...) (Bài: Đỏ đón Tết, trang 2 HHT số 940).

- (...) Nếu bạn đang có ý định viết email, gửi tin lên Facebook hay tất tần

tật những thứ liên quan đến nút “send” lạnh lùng thì hãy bật đèn đỏ ngay! Chẳng có trái tim nào ấm nổi nếu 24/7 cứ phải nhìn mãi phơng chữ Times New Roman hoặc Arial, cỡ 12, cách dịng 1,5 y xì đúc mấy cuốn sách giáo khoa cả. (...) (Bài: Valentine xuyên nửa vòng trái đất, trang 19 HHT số 945).

Qua các ví dụ cho thấy HHT thường sử dụng một số lượng lớn tiếng nước ngồi trong các tin/ bài của mình, nhưng bạn đọc vẫn khơng hề có cảm giác xa lạ dù có thể nhiều bạn không biết đến tiếng Anh. Bởi vì trong giao tiếp hàng ngày, những từ ngữ này vẫn hay được các bạn sử dụng thường xuyên. Nhiều tiếng nước ngoài được sử dụng thường xuyên mà đến nay cịn

thơng dụng và dễ hiểu khơng khác gì ngơn ngữ tiếng Việt, như: teen, online,

laptop, stress, album, v.v....

Việc sử dụng tiếng nước ngoài thực sự tạo nên một ưu thế nổi trội so với các từ có cách diễn đạt tương đương trong tiếng Việt. Các ngôn từ như thế đã làm cho nội dung thông tin được phản ánh chính xác hơn, đầy đủ hơn và có vỏ âm thanh nghe gợi cảm hơn. Đặc điểm này giúp HHT mang một nét đặc trưng riêng, khơng những phản ánh tính hiếu động của tuổi mới lớn mà cịn thể hiện ý thức "hội nhập" theo cách riêng của tuổi trẻ.

c. Sử dụng nhiều tiếng lóng

Là tờ báo của giới trẻ, HHT cũng mang đầy đủ những đặc điểm về ngôn ngữ mà các bạn HS-SV đang sử dụng trong cuộc sống hàng ngày của

mình, nhất là tiếng lóng. Nếu như trước đây, tiếng lóng có nghĩa xấu, tập trung chủ yếu vào các nhóm đối tượng xã hội phức tạp, thì hiện nay tiếng lóng mở rộng hơn và được nhiều nhóm xã hội sử dụng, trong đó xu hướng dùng tiếng lóng trong HS-SV ngày càng trở nên thịnh hành. So với tiếng lóng của các nhóm xã hội khác, tiếng lóng của giới trẻ có những đặc trưng riêng, thường mang sắc thái trẻ trung, vui nhộn, dí dỏm và thơng minh, phản ánh một cuộc sống năng động và xu hướng “say mê sáng tạo không ngừng” của lứa tuổi TTN .

Qua kết quả khảo sát với tỉ lệ sử dụng 74,1%, chúng tơi nhận thấy tiếng lóng được dùng trên HHT rất đa dạng, phong phú, xoay quanh các chủ đề: học hành, thi cử, kiểm tra; đánh giá về trí tuệ, tính tình; tình bạn, tình u,... của lứa tuổi học trị.

Ví dụ:

- (...) Lượng người “thích” chiếm áp đảo, lượng người khơng thích thì

rất “muỗi”. (...) (Bài: Một năm của những trò đùa, trang 58 HHT số 940).

- (...) Khi chị Đông Nhi đã “tót” lên xe đi vội rồi, bạn Nguyễn Đoan

Thục Nhi, lớp 10A10 mới mừng rỡ khoe cùng HHT: “Hai anh chị í dễ thương quá chừng!” (...) (Bài: Cùng sứ giả Hoa Học Trị đón lộc đầu năm, trang 3

HHT số 940).

Tiếng lóng cịn góp phần đả kích hay đánh giá khen, chê đối tượng theo ngơn ngữ học trị.

Ví dụ:

- (...) Theo “từ điển ăn uống” của các ma xó Quảng Nam hiện nay,

bữa sáng có thể điểm qua mỳ gà ở đường Lý Thường Kiệt chỉ có 8K/ tơ, bún riêu siêu chất nằm ngay bên cạnh cộc mác 12K (...) (Bài: Teen Quảng Nam: Ăn gì, ở đâu ngon rẻ?, trang 18 HHT số 946)

- (...) Ngồi ra, bạn cũng có thể đặt câu hỏi (càng “xoắn”, củ chuối,

sến sẩm... càng hoan nghênh) cho anh Gió tại địa chỉ website trên. (...) (Tin: Thử thách của anh Gió, trang 71 HHT số 973).

- (...) Tuy nhiên, những “cao thủ săn đồ” hiếm khi nào chịu ghé chân

vào những shop tuyển mua đồ được treo sẵn với giá trên trời. “Cao thủ của các cao thủ” là những teen chuyên săn đồ “độc” với giá... nghe thôi đã ngất. (...) (Bài: Shopping cùng cao thủ “bành”, trang 46 HHT số 987).

Độc giả của HHT đa phần là các bạn trẻ đang ở tuổi dậy thì, lứa tuổi vốn có nhiều thắc mắc về q trình thay đổi tâm sinh lý của bản thân, vì vậy trên HHT xuất hiện nhiều tiếng lóng khi đề cập đến vấn đề này.

Ví dụ:

- (...) Quảng cáo khẳng định, đối với các teen sử dụng bánh khơng có

hiệu quả thì... dùng tiếp trà chắc chắn sẽ đem lại sự hài lịng, vì trà sẽ “thực sự làm cho núi đôi (chứ không phải vùng quanh núi đôi) phát triển”... Đến nay đã gần hai tháng nhưng hội “màn hình phẳng” chẳng có thêm tiến triển nào. (...) (Bài: Ăn bánh quy để có... vịng một khủng?, trang 29 HHT số 982).

- (...) Thời điểm “tập thể dục” thích hợp nhất cho “đèn dầu” là lúc vừa

tắm xong, vì đây là lúc lớp da bao quanh hai “trái bóng” được thư giãn, dễ dàng cho việc “tập thể dục” nhất. (...) (Bài: Tập thể dục cho... “đèn dầu”,

trang 28 HHT số 989).

Với quan niệm của người Á Đơng, giới tính được xem là một vấn đề nhạy cảm, tế nhị. Khi đề cập các từ ngữ liên quan đến chủ đề này, người ta thường có thái độ ngượng ngùng, né tránh. Sự xuất hiện của những tiếng lóng về giới tính trên HHT là nhằm giúp cho các bạn trẻ gạt bỏ sự e ngại trong giải

đáp về tâm sinh lý ở lứa tuổi mình. Trong các ví dụ trên, những từ “đèn dầu”, “trái bóng” được dùng để chỉ bộ phận sinh dục nam, “núi đơi”, “màn hình

tiếng lóng như vậy đã giúp cho tuổi mới lớn tiếp nhận nội dung phản ánh một cách rõ ràng, chi tiết hơn nhưng với tâm lý nhẹ nhàng, thú vị.

Nếu nhận xét ngôn ngữ là một tấm gương phản chiếu xã hội, thì tiếng lóng được sử dụng trên HHT là tấm gương phản chiếu cụ thể nhất những đặc trưng văn hố - xã hội của nhóm xã hội HS-SV. Đời sống giới trẻ nói chung và lứa tuổi học trị vốn tươi trẻ, trí tuệ và cũng rất nghịch ngợm, vì thế tiếng lóng của nhóm xã hội này ngày càng được phát triển cũng là điều dễ hiểu. Tiếng lóng của giới trẻ nằm trong quy luật phát triển ngôn ngữ tất yếu, nếu được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ thì loại hình ngơn ngữ này thực sự có thể mang lại những ý nghĩa tích cực, góp phần làm phong phú ngơn ngữ giao tiếp hàng ngày.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ của báo hoa học trò (Trang 80 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)