Sử dụng các biện pháp tu từ từ vựng···········································

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ của báo hoa học trò (Trang 94 - 98)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu····························································

3.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ TỪ VỰNG ·································································

3.1.3. Sử dụng các biện pháp tu từ từ vựng···········································

Theo Đinh Trọng Lạc [22, tr.142] thì “Biện pháp tu từ từ vựng là những cách phối hợp sử dụng các đơn vị từ vựng trong phạm vi của một đơn vị khác thuộc bậc cao hơn (trong phạm vi của một câu, một chỉnh thể trên câu) có khả năng đem lại hiệu quả tu từ do mối quan hệ qua lại giữa các đơn vị từ vựng trong ngữ cảnh”. Trong khuôn khổ giới hạn của Luận văn, chúng tôi tiến hành khảo sát, nghiên cứu các biện pháp tu từ từ vựng được sử dụng

- là hai chuyên mục định kỳ trên các số báo HHT trong năm 2012, kết quả thu được như sau:

Bảng 3.2. Bảng thống kê số lượng và tỉ lệ sử dụng các biện pháp

tu từ từ vựng trong các bài viết của báo HHT trong năm 2012

Biện pháp tu từ Số lượng Tỉ lệ (%)

Biện pháp hoà hợp 81/ 102 79,4%

Biện pháp tương phản 47/ 102 46,1%

Biện pháp quy định 76/ 102 74,5%

a. Biện pháp hòa hợp về từ vựng

Là cách sử dụng các từ ngữ có cùng điệu tính chung hay thuộc một lớp từ vựng có mối quan hệ phụ thuộc vào nhau, quy định lẫn nhau, hô ứng như nhau, tạo nên sự cộng hưởng về ý nghĩa, làm xuất hiện một nét nghĩa chung, đưa đến một hình tượng liên tưởng có giá trị tu từ nổi bật. Qua khảo sát cho thấy biện pháp này được sử dụng với tần suất cao là 79,4% trong các bài viết của HHT.

Ví dụ:

- (...) Đã có những thời điểm mà người trẻ Việt Nam phải trưởng thành

thật nhanh để gánh vác những công việc trọng đại. Từ huyền thoại Thánh Gióng ăn bảy nong cơm ba nong cà, uống một hơi nước cạn đà khúc sông để vụt lớn lên đánh đuổi giặc Ân. Là Trần Quốc Toản bóp nát quả cam, giương cờ phá cường địch để bước vào cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược. Là Lý Tự Trọng chín chắn lý tưởng cách mạng khi còn rất trẻ. Lịch sử đã được viết bởi nhiều thế hệ những người mà tuổi ngây thơ khờ dại trải qua vơ cùng ngắn để đi thẳng vào chín chắn trưởng thành. Như trái tự

chín sớm để làm nên vụ mùa cho đất nước, hy sinh rất nhiều mà không chút đắn đo. Họ là những người có thể dậy thì muộn nhưng trưởng thành rất sớm. (...) (Bài: Chín thật nhanh, trang 11 HHT số 990).

Cách dùng hoà hợp các từ ngữ chỉ tên riêng và sự việc liên quan như:

Thánh Gióng, Trần Quốc Toản, Lý Tự Trọng, đánh đuổi giặc Ân, chống quân Nguyên Mông, lý tưởng cách mạng,... cùng những động từ miêu tả các hoạt

động: ăn, uống, vụt lớn, bóp nát, giương cờ,... và thêm cách thức lặp vần: ba

nong cà/ cạn đà khúc sơng, vơ cùng ngắn/ chín chắn trưởng thành... đã làm

thành biện pháp tu từ từ vựng có tác dụng nhấn mạnh nội dung mà bài viết

muốn nói đến là “giới trẻ Việt Nam cần phải trưởng thành sớm để gánh vác

những cơng việc trọng đại của đất nước”. Qua đó như một lời cảnh tỉnh các

bạn trẻ hơm nay cịn q vơ tư, khơng quan tâm đến những biến động của thời cuộc, tuy dậy thì sớm nhưng có bước trưởng thành quá muộn so với các thế hệ ông cha.

Cách sử dụng các từ ngữ có chung sự cộng hưởng về ý nghĩa như vậy đã làm cho nội dung bài viết có một giá trị tu từ nổi bật, dễ được bạn đọc tiếp nhận và nhớ đến hơn.

b. Biện pháp tương phản về từ vựng

Là cách sử dụng các từ ngữ có điệu tính trái ngược nhau nằm trong mối quan hệ đối chọi nhau và có giá trị tu từ nổi bật. Với tỉ lệ sử dụng là 46,1% cho thấy biện pháp này cũng được các tác giả thường xuyên sử dụng trong các bài viết trên HHT.

Ví dụ:

- (...) Trường đại học chỉ là một con đường để em thực hiện ước mơ

của mình. Tức là ước mơ của em quan trọng hơn việc đỗ đại học. Đó là lí do Bill Gates cũng đã bỏ ngang việc học ở Harvard vì ơng thấy một đường khác

để theo đuổi đam mê của mình. Cũng như Steve Jobs, người khuyến khích năng lực thực sự hơn là năng lực trên những tấm bằng. Tấm bằng duy nhất Edison nhận được khi cịn học phổ thơng, là chứng nhận của hiệu trưởng trường ơng đang học, về một học trị “ngu dốt, lười, hỗn láo”.

Năng động, tự tin, học giỏi... là ưu thế của em, là yếu tố để em có thể bứt phá nhanh hơn người khác. Đừng vì một vài cú vấp mà nghĩ rằng cuộc đua đã kết thúc.

... Điều cuối cùng cịn lại, khơng phải là các nỗ lực vượt qua người khác để giành chiến thắng, mà quan trọng hơn là cuộc đấu với chính bản thân mình... (...) (Bài: Vấn đề ở vạch xuất phát, trang 26 HHT số 972).

Trong đoạn văn này, tác giả đã cố ý sử dụng những cụm từ, ngữ có ý nghĩa đối lập liên tiếp nhau, nhằm nhấn mạnh sự liên tưởng của bạn đọc về

những sự việc, con người và tính cách mâu thuẫn, như: trường đại học là để

thực hiện ước mơ/ ước mơ quan trọng hơn việc đỗ đại học; năng lực thật sự/ năng lực trên những tấm bằng; ngu dốt, lười, hỗn láo/ năng động, tự tin, học giỏi; vượt qua người khác/ chính bản thân mình... Sự tương phản

của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn nhằm mục đích làm rõ nội dung mà bài viết muốn đề cập. Tuy đoạn văn gồm những từ, câu có ý nghĩa đối lập, tương phản nhau, nhưng tất cả đều gắn bó với nhau trong một mối quan hệ biện chứng thống nhất, làm cho nội dung thông tin thêm sức thuyết phục, đồng thời tạo nên giá trị tu từ mạnh mẽ cho bài viết.

c. Biệp pháp quy định về từ vựng

Là những từ ngữ có điệu tính tu từ cao hoặc điệu tính tu từ thấp được sử dụng trên cái nền của nhiều từ ngữ trung hòa về tu từ học, đã qui định màu sắc tu từ chung cho tồn bộ phát ngơn. Biện pháp này cũng được sử dụng tương đối nhiều trên HHT với tỉ lệ 74,5%.

Ví dụ:

- (...) Nói cách khác, em hãy làm những việc tốt trong khả năng của

mình, đừng để bị lung lay tinh thần trước những điều “chướng tai gai mắt” khác, điều ấy là một sự đóng góp trực tiếp trong q trình thanh lọc điều xấu ra khỏi xã hội. Đúng, em chưa thể ra tay bắt cướp, dẹp đua xe, phạt những người xả rác hay những kẻ làm ăn phi pháp. Nhưng, giúp một cụ già qua đường, nhường chỗ cho người lớn tuổi trên xe buýt, tặng quần áo cũ cho trẻ em mồ côi, mang cháo tới các bệnh viện cho người nghèo... tất cả những nghĩa cử đó khơng cần gì nhiều hơn một tấm lịng. (...) (Bài: Cuộc tiến cơng của lòng tốt, trang 29 HHT số 947).

Ở ví dụ này, chỉ với việc áp dụng thành ngữ “chướng tai gai mắt”

mang phong cách khẩu ngữ đã quy định một màu sắc chung cho tồn bộ đoạn văn, đó là màu sắc đời thường, gần gũi. Đoạn văn như một lời tâm sự, chia sẻ thân tình với giới trẻ để họ nhận biết và có ý thức hơn về những việc làm tốt - xấu trong xã hội hiện nay.

Kết quả từ việc khảo sát, phân tích ở trên giúp chúng tôi đưa ra nhận xét rằng, các biện pháp tu từ từ vựng được sử dụng đã góp phần quan trọng trong việc tạo nên chất trữ tình, bút pháp văn học của ngôn ngữ một tờ báo dành cho giới trẻ như HHT, giúp cho nội dung bài viết trở nên sinh động, hấp dẫn hơn; khắc phục việc diễn đạt thông tin các bài viết trong hai chuyên mục được khảo sát không đơn điệu, cứng nhắc.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ của báo hoa học trò (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)