6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu····························································
2.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ NGỮ ÂM, CHỮ VIẾT ···············································
2.1.3. Sử dụng các biện pháp tu từ ngữ âm ···········································
Các biện pháp tu từ ngữ âm là cách thức sử dụng hệ thống ngữ âm một cách có chủ ý để tăng cường hiệu quả biểu đạt, tạo ra những màu sắc biểu cảm - cảm xúc nhất định trong các phát ngơn.
Tìm hiểu về các biện pháp tu từ ngữ âm được sử dụng trên HHT, chúng
tôi tiến hành khảo sát các bài viết trong chuyên mục Trò chuyện đầu tuần của
các số báo được phát hành trong năm 2012. Kết quả thu được cho thấy các biện pháp tu từ ngữ âm được sử dụng tương đối nhiều trong các bài viết này, gồm: điệp phụ âm đầu, điệp vần, điệp thanh, hài thanh và tạo nhịp điệu,...
a. Biện pháp điệp phụ âm đầu
Điệp phụ âm đầu là biện pháp mà người viết cố ý tạo ra sự trùng điệp về âm hưởng bằng cách lặp lại phụ âm đầu, nhằm mục đích tăng tính tạo hình và biểu cảm cho các phát ngôn. Biện pháp này được sử dụng với số lượng khá
Ví dụ: Cơn mưa vắt từ đêm sang sáng sớm. Mịt mờ dai dẳng, mưa
đánh cắp bình minh của ngày, đánh cắp của tôi ánh Mặt Trời mùa Hạ. (...)
(Bài: Một con tàu Curiosity cho mình, trang 7 HHT số 972). Việc lặp lại phụ âm / / (sang sáng sớm), /m/ và /z/ (mịt mờ dai dẳng), tạo nên âm hưởng
chung bao trùm cho cả đoạn văn là cảm xúc buồn bã của một bạn trẻ khi cơn mưa trái mùa chợt đến.
Hay để so sánh thái độ cay cú, hiếu chiến của các bạn học sinh khi tham gia tranh tài trong các trò chơi thi đấu với phong cách tao nhã, ứng xử lịch thiệp của các cầu thủ thể thao nước ngoài, tác giả đã sử dụng các từ láy
điệp phụ âm đầu để nhấn mạnh: (...) Mùa Hạ đi qua với EURO 2012 cùng sự
lên ngơi của những người chơi bóng tuyệt kỹ đến từ Tây Ban Nha. Wimbledon với sự lên ngôi của tay vợt nho nhã và hào hoa đến từ Thuỵ Sĩ. (...) (Bài: “Đánh” hay “Chơi”?, trang 7 HHT số 970).
b. Biện pháp điệp vần
Điệp vần là biện pháp mà người viết cố ý tạo ra sự trùng điệp về âm hưởng bằng cách lặp lại những âm tiết có phần gần giống nhau, nhằm mục đích tăng sức biểu hiện, tăng nhạc tính cho câu.
Ví dụ:
- (...) Ba tuổi, chú bé lẫm chẫm ra vườn và tóm... ln một con rắn nhỏ
giơ lên cười khanh khách. May mắn đó không phải là rắn độc, chỉ là một chú rắn dân gian hay gọi là rắn học trò,... (...) (Bài: Biết để mạnh hơn, trang 7
HHT số 960).
- (...) Không được trải nghiệm thôn dã, trẻ con lúng túng vô cùng trước những đề văn yêu cầu miêu tả con vật, cây rừng, con sơng hay dịng suối. (...)
Trong hai ví dụ trên, biện pháp điệp vần được sử dụng qua các từ “lẫm
chẫm”, “lúng túng”; đi vào nội dung bài viết chúng đã góp phần thể hiện nét
đáng yêu, ngây thơ và hồn nhiên của các em nhỏ, tăng thêm hiệu quả biểu hiện của nội dung mà bài viết đề cập đến.
Các ví dụ trên cho thấy biện pháp điệp vần khơng chỉ có tác dụng tạo ra sự hài hịa về âm thanh mà cịn góp phần làm nổi bật những từ ngữ quan trọng trong việc biểu thị ý nghĩa của nội dung bài viết.
c. Biện pháp điệp thanh
Điệp thanh là biện pháp người viết cố ý tạo ra sự trùng điệp về âm hưởng bằng cách lặp lại thanh điệu, thường là cùng thuộc nhóm bằng (gồm thanh huyền, thanh ngang) hay cùng nhóm trắc (gồm các thanh hỏi, ngã, sắc, nặng), nhằm mục đích tăng tính tạo hình và diễn cảm của phát ngơn. Một vài ví dụ cho thấy biện pháp này được sử dụng trong các bài viết trên HHT.
(...) Đôi khi nằm lơ mơ nhìn lên trời, những ngày tháng tuổi thơ chạy qua như những thước phim chậm. (...) (Bài: Đêm trăng xanh và giấc mơ năm bốn tuổi, trang 7 HHT số 983). Trong vế đầu của câu văn này, người viết đã
sử dụng toàn thanh bằng, khi đọc lên chúng ta cảm nhận được âm điệu êm dịu nhẹ nhàng của cảm xúc đang dâng tràn mà nhân vật trong bài viết có được khi sống trong những kí ức của tuổi thơ.
Hoặc có khi, trong cùng một đoạn văn, tác giả sử dụng biện pháp điệp thanh để làm rõ điều muốn nói:
(...) Tuổi mới lớn cũng là thời điểm một người phải bơi qua dòng nước xiết. Bơi qua khúc sông thi cử. Bơi qua khúc ghềnh trẻ con - người lớn. Bơi qua dòng xiết của đổi thay giới tính. (...) (Bài: Có ai bơi cùng tụi em qua sông?, trang 7 HHT số 962).
Mỗi câu trong đoạn văn đều được kết thúc bằng âm tiết mang thanh trắc, tạo nên một âm hưởng chung của cả đoạn văn là những khẳng định mạnh mẽ, dứt khoát về những bài học của cuộc sống mà tuổi mới lớn phải trải qua cho đến lúc trưởng thành.
d. Biện pháp hài thanh
Hài thanh là biện pháp lựa chọn và kết hợp các yếu tố âm thanh sao cho hài hoà nhằm gợi lên một trạng thái cảm xúc tương ứng giữa biểu tượng ngữ âm với nội dung biểu hiện. Thông thường, người ta hay sử dụng sự luân phiên thanh
điệu thuộc hai nhóm bằng (B) và trắc (T) ở những âm tiết đứng cuối dịng. Ví dụ: (...) Có năm mưa kéo dài cả tháng ròng rã (T), đánh cắp cả một
niềm cảm hứng sống của ai đó đang tuổi thanh niên (B). Mưa khiến người già phải bó gối trước hiên nhà (B). Mưa khiến chị hàng xóm mộng mơ bất đắc dĩ bên ơ cửa kính (T). Có thể u mưa nhưng lại vơ cùng sợ ướt (T), đôi khi con người cứ chùn chân khi bước ra ngoài (B).(...) (Bài: Một con tàu Curiosity cho mình, trang 7 HHT số 972). Các thanh điệu của hai nhóm bằng - trắc
được sử dụng xen kẽ trong từng câu chữ tạo nên sự hài hoà cho cả đoạn văn, tạo nên xúc cảm cho độc giả như được đọc một bài thơ với giai điệu êm dịu, nhẹ nhàng, bay bổng và dễ đi vào lòng người.
Tương tự, một ví dụ khác: (...) Qua bao mùa trăng trịn (B), khơng biết
nắm vỏ sò năm ấy (T) đã biến thành châu báu chưa (B). Cậu tôi đã già lắm (T), tuần trước gặp lại nhau trong ngày giỗ ba tơi (B), thấy cậu đơi khi nói chuyện mà tiếng khơng cịn rõ nữa (T). (...) (Bài: Đêm trăng xanh và giấc mơ năm bốn tuổi, trang 7 HHT số 983). Sự hài hoà giữa thanh bằng và trắc trong
đoạn văn khiến cho bạn đọc như đồng cảm và hoà cùng tâm trạng của nhân vật, với cảm xúc dâng tràn những kí ức về thời thơ ấu khi gặp lại cậu mình sau nhiều năm xa quê hương.
e. Biện pháp tạo nhịp điệu
Tạo nhịp điệu là biện pháp dùng hình thức cân đối, nhịp nhàng của lời văn tạo nên một âm hưởng lôi cuốn, dễ đi vào lòng người. Nhằm chuyển tải nội dung là những cảm nghĩ, trao đổi cùng giới trẻ về những điều xảy ra trong
cuộc sống, các bài viết của chuyên mục Trò chuyện đầu tuần trên HHT sử
dụng tương đối phổ biến biện pháp này.
Ví dụ: (...) Khi cịn ngây ngơ ta dễ tin nhân vật người tốt trên phim
đồng nghĩa diễn viên đóng vai cũng thánh thiện như thế. Dễ tin tác giả của một cuốn sách hay thì nhất định khơng thể là một kẻ hành xử du cơn ngồi đời thực. Biết đâu một cuốn tiểu thuyết giáo dục cho nhiều thế hệ trẻ tuổi, nhưng tác giả thậm chí cịn khơng dạy nổi con mình. Người xưa từng nói đọc sách mà tin hết vào sách thì thà đừng đọc sách cịn hơn. (...) (Bài: Mắt nhìn, mắt nghĩ, trang 7 HHT số 992).
Ở đoạn văn trên, tác giả đã dùng những cụm từ, những vế đối nhau (tác
giả của một cuốn sách hay - kẻ hành xử du cơn ngồi đời thực, giáo dục cho nhiều thế hệ trẻ tuổi - khơng dạy nổi con mình,...), đồng thời sử dụng
những từ phản nghĩa đối nhau (dễ tin - không thể, biết đâu - thậm chí,...) làm
cho đoạn văn trở nên nhịp nhàng, cân đối về nhịp điệu, các bộ phận trong câu được lí giải khúc chiết, tạo nên sức thuyết phục đối với bạn đọc.
Ví dụ khác: (...) Giêng, Hai. Mưa bụi giăng mờ. Nhắc ta đừng như ai đó
đúc bê tơng vỉa hè, chặn dịng nước thẩm thấu khiến cây xanh chết đứng. Đừng để mình trần trụi, thậm chí chẳng có nổi một tầng thẩm thấu để lắng lọc bao điều hay, cái đẹp ở đời này thành của riêng mình. Đừng để mất bình tĩnh, để may ra đi đủ tầng nấc thẩm thấu, cho cơn giận đủ thời gian chuyển hoá thành sự khoan hoà. (Bài: Trong mưa phùn Giêng Hai, trang 7 HHT số 948).
Khi đọc đoạn văn, chúng ta thấy giọng điệu như được tăng dần, có phần mạnh mẽ ở những câu đầu giống như những lời khuyên dạy cần phải nghe theo. Sau đó giọng điệu được hạ thấp dần, đồng thời như có một nhịp
ngừng nghỉ “đừng để mất bình tĩnh, để may ra...” có tác dụng như muốn làm
dịu cơn nóng giận nhất thời của bạn trẻ, để từ đó có cách cư xử đúng đắn và ổn thoả.
Kết quả khảo sát đặc điểm sử dụng các biện pháp tu từ ngữ âm trên HHT cũng cho thấy hầu như các biện pháp này không bao giờ xuất hiện đơn lẻ, mỗi biện pháp thường xuất hiện đồng thời với các biện pháp khác. Chính vì vậy, chúng thường mang sức mạnh được cộng hưởng làm cho câu chữ trong các bài viết vừa trở nên gợi cảm về mặt âm thanh, vừa được bổ sung thêm những khía cạnh nhất định về mặt ý nghĩa.