6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu····························································
3.2. ĐẶC ĐIỂM VỀ DIỄN ĐẠT ·································································
3.2.2. Sử dụng ngôn ngữ bình luận ·······················································
a. Ngôn ngữ mang tính triết lí
Tuổi mới lớn là giai đoạn quan trọng trong việc phát triển trí tuệ. Ở giai đoạn này, giới trẻ đã có khả năng nhận thức, tư duy lí luận một cách độc lập và sáng tạo. Các bạn có xu hướng thích nhận định mọi việc theo cách nghĩ của mình và bắt đầu có khả năng triết lí trong các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Chính vì vậy, chúng ta thường bắt gặp ngôn ngữ có tính triết lí trong các bài viết trên HHT. Điều này chứng tỏ, ngoài ngôn ngữ hóm hỉnh, đời thường được diễn đạt tự nhiên theo những gì giới trẻ nói và nghĩ, thì ngôn ngữ giới trẻ cũng đã xuất hiện sự chín chắn, già dặn trong suy nghĩ.
Những bài viết sử dụng ngôn ngữ triết lí là những bài viết có chiều sâu và sự phát triển của tư duy logic. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, ngôn ngữ triết lí của giới trẻ đơn giản chỉ là những nhận định, bài học mà các em rút ra được từ cuộc sống, từ thói quen sinh hoạt hàng ngày, không phải thứ triết lí cao xa bởi sự lĩnh hội triết học sâu sắc ở người lớn.
Ngôn ngữ triết lí được sử dụng trong các bài viết là ngôn ngữ được đúc kết từ sự liên tưởng, từ sự trải nghiệm và những bài học trong cuộc sống mà giới trẻ nhận thức được. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy ngôn ngữ triết lí được thể hiện trên HHT qua một số cách diễn đạt sau đây:
* Triết lí từ kết quả của quá trình trải nghiệm.
Ví dụ: (...) Chỉ nhỏ nhẹ vậy nhưng hiệu quả. Trong các cuộc nói
Vì con đường đi tới trái tim là con đường ngắn nhất. (...) (Bài: Đừng bỏ quên sức mạnh trái tim, trang 9 HHT số 976).
Ở ví dụ này, triết lí được rút ra từ tư duy logic thể hiện ở kết quả mà các bạn đã nhận biết được trong cuộc sống, trong mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái. Đối với bố mẹ, chúng ta chỉ cần tác động nhẹ nhàng bằng những lời
nói tình cảm chân thật là đã đạt hiệu quả, “vì con đường đi tới trái tim là con
đường ngắn nhất”.
Một số ví dụ khác minh hoạ kết quả các bạn đúc kết được từ quá trình trải nghiệm của mình, được thể hiện qua ngôn ngữ triết lí, như:
- (...) Đâu thể đánh giá một người chỉ qua vẻ bề ngoài. Thật may là tôi
đã có linh cảm đúng về tên bạn hàng xóm nóng nảy. Hãy nhìn mỗi người trong suốt một hành trình chứ đừng vì một vài biểu hiện nhỏ mà vội ghét bỏ. (...) (Bài: Tên quậy của xóm, trang 29 HHT số 961).
- (...) Qua nhiều năm, tôi đã nhận ra rằng, bất kỳ ai cũng có thể dạy
mình điều gì đó, nếu mình sẵn sàng học. Cả những người trẻ và những người già, những người ít học và những người hiểu biết - bất kỳ ai cũng có thể là thầy cô giáo của mình. (...) (Bài: Cúi người xuống và uống, trang 27
HHT số 972).
Ở cách thể hiện này, ngôn ngữ triết lí được rút ra từ một quá trình trải nghiệm lâu dài trong cuộc sống, và từ kết quả đó giới trẻ nhận ra những điều tốt/ không tốt đều có giá trị của nó.
* Triết lí từ mối quan hệ nguyên nhân - kết quả. Ví dụ:
- (...) Giờ nói đến chuyện làm việc nhóm. Nước lên thì thuyền lên. Trong một nhóm, nếu các thành viên cùng ủng hộ nhau, đẩy nhau lên, thì
chúng ta sẽ bổ sung được cho nhau, kéo cả tập thể cùng phát triển. Đó là nguyên tắc win-win - lợi cả đôi bên. Thành công được chia đều khi quyền lực được san sẻ. (...) (Bài: Những anh chàng lắm chiêu, trang 55 HHT số
973).
Trong học tập và các mối quan hệ bạn bè, giới trẻ cũng đã nhận thức được rằng, kết quả thành công của cả tập thể chỉ có được khi mỗi cá nhân
trong đó đóng góp sức mình vì thành quả chung. “Đó là nguyên tắc win-win -
lợi cả đôi bên. Thành công được chia đều khi quyền lực được san sẻ”.
- (...) Leo đến đỉnh dốc bằng chính sức mình, bạn sẽ mạnh hơn và sẽ
có nhiều kinh nghiệm hơn trong những lần leo dốc khác. Bởi vì chắc chắn sẽ còn gặp phải rất nhiều con dốc khác hiểm hóc hơn trong cuộc đời. Sẽ có đôi lúc bạn vấp ngã. Sẽ có đôi lúc bạn sợ hãi. Nhưng đừng quên, điều quan trọng nhất không phải là việc bạn sẽ được gì khi lên tới đỉnh, cũng chẳng phải việc bạn trèo lên nhanh như thế nào. Quan trọng nhất là bạn được mạnh mẽ dần lên sau đó. (Bài: Không có cáp treo đến thành công, trang 15
HHT số 992).
Triết lí này rất giống với điều mà chúng ta thường được nghe trong
cuộc sống: “Thành công không phải là đích đến, mà là cả một cuộc hành
trình”. Từ sự nhận định đó, triết lí được đưa ra rằng, chỉ khi bạn nỗ lực bằng
thực lực của bản thân, mà không dựa vào người khác hoặc cố gắng đạt được kết quả cho bằng được bằng cách đi tắt, thì bạn mới có được những bài học, những kinh nghiệm sống quý giá cho chính bản thân mình.
* Triết lí được rút ra từ trải nghiệm của người khác.
Ví dụ: - (...) Thầy chúng tớ đã hoàn toàn đúng khi nói rằng mọi lo lắng
nỗi sợ của riêng mình. (...) (Bài: Bay cùng “rồng thép”, trang 13 HHT số
962).
- (...) Nói chuyện với chị xong, tớ chợt hiểu ra rằng: Không ai có thể
thay đổi cuộc sống của mình nếu mình không muốn. Chỉ vì tớ quá quan tâm và đặt nặng vấn đề mình là em của một học sinh đình đám trong trường nên mới dễ bị tin đồn này nọ tác động. (...) (Bài: Đến trường cùng “hot girl”,
trang 27 HHT số 973).
Tuổi mới lớn vốn còn nhiều bỡ ngỡ trong hành trang bước vào đời. Trước những tác động của dư luận xã hội, các bạn thường dễ bị áp lực, bị “stress” và có những suy nghĩ tiêu cực, hành động nông nổi. Tuy nhiên, nếu biết rút tỉa kinh nghiệm sống từ mọi người xung quanh và với sự khuyên bảo, hướng dẫn kịp thời của các thế hệ đi trước, thì các bạn sẽ có những suy nghĩ, hành động đúng đắn và phù hợp.
* Trích dẫn triết lí có sẵn để thể hiện điều muốn diễn đạt.
Ví dụ: (...) Bộ truyện Nghìn lẻ một đêm có một câu nói rất hay: “Trong
cuộc sống, trừ cái tên của mình ra thì những thứ khác đều nên do bạn tự chọn”. Trong mùa thi cận kề, tâm lý do dự về lựa chọn, bồn chồn về tương lai là điều chắc chắn mà teen mình phải đối mặt rồi. Thế nhưng, chỉ có bạn mới hiểu mình thực sự thích gì và giỏi nhất điều gì. (...) (Bài: Đặt cược mùa thi vào... quẻ bói, trang 9 HHT số 950).
Đối với việc trích dẫn những triết lí có sẵn từ các danh nhân, ngưởi nổi tiếng để diễn đạt cho nội dung các bài viết thì bao giờ đó cũng là sự vận dụng triết lí vào thực tế của các bạn trẻ.
b. Ngôn ngữ mang tính bình giá
Các bài viết trên HHT không chỉ đề cập về những câu chuyện của các bạn học sinh, mà bên cạnh đó còn là những bài viết mang phong cách báo chí, hay chính xác là một thể loại báo chí. Dù ở thể loại nào đi nữa thì yếu tố cảm xúc vẫn luôn tồn tại trong nội dung mỗi bài viết. Nó thể hiện những điều giới trẻ suy nghĩ, điều các bạn cảm nhận, hiểu được và muốn nói đến. Vì vậy, ngôn ngữ trong các bài viết của HHT còn có đặc điểm là ngôn ngữ bình luận của giới trẻ.
Khảo sát nguồn cứ liệu từ báo HHT có thể nhận thấy ngôn ngữ mang tính bình giá được thể hiện qua việc đánh giá tích cực hoặc tiêu cực của giới trẻ về một vấn đề, thực trạng nào đó đang diễn ra trong cuộc sống. Với ngôn ngữ này, tính bình giá, bộc lộ cảm xúc, suy tư được người viết trình bày một cách thẳng thắn và trực tiếp trong nội dung của thông tin.
* Ngôn ngữ bình luận mang nghĩa tích cực.
Với đặc điểm này, HHT thường đưa ra ý kiến của các tác giả khi thể hiện cảm nhận của mình trước những nhân vật hay sự việc, vấn đề tích cực nào đó. Chúng ta thường thấy đặc điểm ngôn ngữ này được sử dụng trong các bài viết về những gương bạn trẻ tiêu biểu, năng động.
Ví dụ:
(...) Những ý tưởng buôn bán của các “mầm non doanh nhân” này rất đáng vỗ tay hoan nghênh đúng không! (Bài: “Mầm non doanh nhân” tung chiêu, trang 30 HHT số 942).
Ở đây, ngôn ngữ bình luận được sử dụng trong bài viết đi kèm với cụm
từ “đúng không” vừa như để hỏi vừa kết luận, với mong muốn tìm tới sự đồng
Phong cách ngôn ngữ báo chí là phong cách truyền thông đại chúng, vì vậy, mọi bài viết được đăng tải trên HHT đều mang một mục đích nhất định. Trong đó, việc nêu gương các nhân vật tiêu biểu, việc làm tích cực sẽ giúp cho các bạn học sinh (là đối tượng tiếp nhận) thấy đó là điều tích cực cần phải học hỏi, làm theo, từ đó có những mục tiêu phấn đấu nhất định cho bản thân mình.
Ví dụ: Mang trong mình căn bệnh xương thuỷ tinh, cơ thể bạn ấy mỏng
manh tựa cánh bồ công anh, thế nhưng với tài năng, nghị lực phi thường và sự tự tin, bạn ý khiến hàng triệu khán giả truyền hình “cháy” theo mình. (...)
(Bài: Giấc mơ hát của nàng “bồ công anh”, trang 12 HHT số 950).
Đoạn văn trên nằm trong bài viết về Nguyễn Phương Anh, một bạn học sinh lớp 10D3 trường THPT Việt Đức, Hà Nội. Bằng việc giới thiệu nhân vật, tác giả đã sử dụng ngôn ngữ bình luận để nhấn mạnh những nỗ lực vượt qua hoàn cảnh bệnh tật, vươn lên trong cuộc sống và đạt được nhiều thành tích đáng kể của bạn nhỏ này. Qua đó như nhắn gửi cho các độc giả trẻ có thêm nguồn động lực, ý thức tích cực hơn nữa trong quá trình học tập và rèn luyện.
Bên cạnh đó, ngôn ngữ bình luận trong các bài viết của HHT còn là ngôn ngữ chủ quan của người viết khi được thể hiện là cái tôi chứng kiến, cái tôi trải nghiệm và trở thành cái tôi bình giá.
Ví dụ: (...) Mình tin rằng dù bạn học ngành gì, học ở đâu, một khi bạn
thích và phấn đấu để trở thành một nhân sự giỏi trong ngành đó thì chắn chắn nhà tuyển dụng sẽ cần bạn. Chúc các bạn sớm tìm được cho mình “cánh cửa” phù hợp để bước vào tương lai. (Bài: Saigontech, bệ phóng cho giấc mơ “du học Mỹ”, trang 30 HHT số 974).
Ở đây, để đưa ra lời bình luận cho việc các bạn học sinh đang băn khoăn với sự lựa chọn ngành học, trường học; người viết đã bộc lộ quan điểm
và nhận định của mình bằng cụm từ “mình tin rằng” để đi đến khẳng định kết quả cuối cùng là “chắn chắn nhà tuyển dụng sẽ cần bạn”.
Ngoài ra, có những bài viết các bạn tự nêu ra cái sai của mình để nói đến cái sai của số đông và đưa ra lời kêu gọi tôi và bạn cùng thay đổi.
Ví dụ: (...) Tớ nhận ra rằng lời nói thật sự có tính sát thương, nếu bạn
nói điều xấu xa làm hại người khác, thì những lời đó hoàn toàn có thể quay lại làm tổn thương chính bạn. (...) (Bài: Cuộc đổ bộ của “quái vật mắt xanh”,
trang 21 HHT số 967).
Từ thực trạng của sự việc, các bạn tự rút ra bài học cho mình để lần sau không còn phạm lỗi nữa, hay đó cũng chính là điều mà tác giả muốn cảnh báo để mọi người lấy đó làm bài học cho mình.
Cũng có khi, sự bất bình của giới trẻ cũng được thể hiện trước những hành vi không tốt của bạn bè xung quanh.
Ví dụ: (...) Vậy có nghĩa là: Cung cách phục vụ của những loại quán
hàng này vẫn tồn tại được, là do sự chấp nhận của khách hàng. Vẫn đang có khá nhiều teen quen dễ dãi trong ăn uống, đồng tâm ủng hộ các quán ăn bẩn, phục vụ kém, tiếp tục phát triển. (...) (Bài: Nghịch lý sinh tố “chửi”,
trang 15 HHT số 963).
Từ sự phê phán phong cách phục vụ thiếu văn hoá của một số cửa hàng dành cho teen, chúng ta có thể thấy tác giả đã thể hiện ngôn ngữ bình luận để
phê phán và lên án một số bạn trẻ về thói quen “dễ dãi” của mình, góp phần
cho hành vi tiêu cực phát triển.
Hoặc một ví dụ khác: (...) Người nổi tiếng luôn có những yêu cầu rất
chi tiết trong hợp đồng. Tất nhiên, có một số yêu cầu cũng rất thái quá, kiểu như một nữ hoàng âm nhạc đòi rằng mình đi đến đâu cũng phải có một cái
bồn toilet mới... Như thế là quá đáng, nhưng điều quan trọng ở đây là bạn cũng có thể có những yêu cầu và tiêu chuẩn cho riêng mình. (...) (Bài: Bạn vai phụ hay ngôi sao hạng A?, trang 23 HHT số 961).
Việc nói lên điều các bạn trẻ đang nghĩ, điều các bạn cảm thấy và điều các bạn mong muốn, đưa ra những biện pháp khắc phục, lời kêu gọi độc giả là rất đáng hoan nghênh, nhưng đôi khi đặc điểm ngôn ngữ mang tính triết lí, bình luận cũng làm cho cách nhìn của giới trẻ trở nên già hơn so với lứa tuổi của mình; thậm chí có khi tác dụng ngược trở thành những điều rao giảng, thuyết giáo. Điều đó làm hạn chế việc thể hiện ngôn ngữ tờ báo của giới trẻ, bởi vốn dĩ khi nhắc tới tuổi học trò, người ta luôn nghĩ đến sự trong sáng, hồn nhiên, đáng yêu.