Lê Hoàng Việt (2010) dựa trên số liệu thứ cấp để phân tích dịch vụ khách hàng tại Tổng công ty Điện lực TP.HCM. Nghiên cứu đã đưa ra giải pháp nâng cao dịch vụ khách hàng tại Tổng công ty Điện lực TP.HCM như xây dựng trung tâm chăm sóc khách hàng, nâng cao chất lượng điện năng, chăm sóc khách hàng đặc biệt là khách hàng lớn, đa dạng hoá các hình thức kinh doanh dịch vụ điện, nâng cao chất lượng quản lý đầu tư xây dựng.
Đặng Thị Lan Hương (2012) sử dụng thang đo chất lượng dịch vụ SERVQUAL và biến thể SERVPERF kết hợp với nhân tố chất lượng sản phẩm trong mô hình của Zeithaml và Bitner (2000) để đo lường sự thỏa mãn của khách hàng, cỡ mẫu 235 khách hàng cá nhân. Kết quả xác định sự thỏa mãn của khách hàng cá nhân chịu tác động của 5 nhân tố theo thứ tự: độ tin cậy và chất lượng cung cấp điện, sự thuận tiện, năng lực phục vụ, cơ sở vật chất và sự đồng cảm.
Lê Tấn Việt (2013) nghiên cứu các hoạt động chăm sóc khách hàng tại Điện lực Tân An. Nghiên cứu sử dụng nghiên cứu định tính, cỡ mẫu 478 khách hàng. Từ các số liệu thứ cấp làm rõ thực trạng của Điện lực Tân An từ đó đề xuất các giải pháp đối với mặt thực hiện chưa tốt giúp công tác chăm sắp khách hàng thực hiện tốt hơn.
Trần Trịnh Tiến Vũ (2016) sử dụng thang đo chất lượng dịch vụ SERVQUAL và biến thể SERVPERF để đo lường chất lượng dịch vụ tại Công ty Điện lực Ninh Thuận, cỡ mẫu 345 khách hàng cá nhân. Kết quả xác định sự thỏa mãn của khách hàng cá nhân chịu tác động của 5 nhân tố theo thứ tự: độ tin cậy, thành phần đáp ứng, thành phần đồng cảm, thành phần năng lực phục vụ, cuối cùng là phương tiện hữu hình.
Nguyễn Thị Ngọc Hân (2019) nghiên cứu cho thấy yếu tố sự thỏa mãn về chịu tác động của 3 nhân tố có mức độ tác động theo thứ tự tăng dần: Sự đáp ứng, Độ tin cậy, và Sự đồng cảm. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đã đưa ra được các giải pháp và kế hoạch nhằm nâng cao sự thỏa mãn về của khách hàng cá nhân về chất lượng dịch vụ cung cấp điện của Công ty. Đồng thời cũng có thể ứng dụng cho các Điện lục khác thuộc Tổng Công ty do có nhiều nét tương đồng về chức năng, nhiệm vụ.
Lê Thanh Nga (2020) xây dựng và kiểm định mô hình lý thuyết giữa các thành phần chất lượng dịch vụ cung cấp điện và sự thỏa mãn của khách hàng tại thành phố Vũng Tàu. Từ kết quả đạt được, nghiên cứu đưa ra các hàm ý quản trị để các lãnh đạo Công ty Dịch vụ Điện lực Miền Nam cải thiện chất lượng dịch vụ nhằm gia tăng sự thỏa mãn của khách hàng cá nhân. Kết quả nghiên cứu đem lại ý nghĩa cho các lãnh đạo Công ty Dịch vụ Điện lực Miền Nam trong việc cải thiện chất lượng dịch vụ nhằm gia tăng sự thỏa mãn của khách hàng cá nhân. Cuối cùng, nghiên cứu đưa một số hàm ý chính sách cải thiện chất lượng dịch vụ nhằm gia tăng sự thỏa mãn của khách hàng cá nhân, một số hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo được đề cập trong đề tài.