7. Điều 10 Bộ luật Lao động.
NHÂN VẬT - SỤ KIỆN
Tại một số doanh nghiệp FDI, công đoàn đã tổ chức tốt hoạt động thăm hỏi, trợ giúp, hoạt động văn nghệ, thể thao... Đòi sống vật chất và tinh thần của công nhân được công đoàn chăm lo, khiến công nhân yên tâm, phấn khởi, gắn bó vói doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ổn định.
Bên cạnh những mặt tích cực, các hoạt động của công đoàn cơ sở trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công nhân tại các doanh nghiệp FDI còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập, đặc biệt lúng túng khi xảy ra tranh chấp trong quan hệ lao động.
Về việc xây dựng và sử dụng thỏa ước lao động tập thể, nếu so sánh số doanh nghiệp FDI đã ký thỏa ưóc lao động tập thể vói số doanh nghiệp đủ điều kiện thành lập công đoàn thì tỉ lệ này chỉ là 26%. 50% thỏa ước lao động chỉ sao chép lại các bộ luật, nội dung thiếu cụ thể thậm chí có nội dung bất lợi cho ngưòi lao động8. Về khả năng mức độ bảo vệ, diện bảo vệ: tổ chức và cán bộ công đoàn doanh nghiệp FDI chưa đủ khả năng để bênh vực, bảo vệ trong nhiều trưòng hợp tranh chấp; diện bảo vệ thưòng chỉ trong một số phúc lọi hiển nhiên, các tranh chấp về quyền chỉ khi nảy sinh thì mói biết, chưa biết đề cập đến các lợi ích phát sinh do đặc thù lao động của doanh nghiệp để yêu cầu xác lập những điều kiện lao động mói so vói quy định của pháp luật lao động, thỏa ưóc lao động tập thể.
Thực tế cho thấy, công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp FDI chưa bảo vệ được quyền và lợi ích của ngưòi lao động khi tranh chấp lao động xảy ra. Do quyền lợi của ngưòi lao động không được đảm bảo, công đoàn cơ sở
không làm tốt trách nhiệm nên người lao động trong doanh nghiệp FDI có tỉ lệ đình công cao. Số vụ đình công trong doanh nghiệp FDI chiếm 71% trong tổng số các cuộc đình công của công nhân cả nước9. Khi người lao động trong các doanh nghiệp FDI này đình công, đấu tranh lại chưa đưọc pháp luật bảo vệ triệt để vì đình công chưa thông qua công đoàn, không đúng quy định của pháp luật. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến lọi ích của người lao động trong quá trình đình công mà còn gây ra những lúng túng trong công tác quản lý nhà nước trước hiện tưọng đình công của người lao động.
Theo đánh giá của người lao động trong các doanh nghiệp FDI, đa số họ cho rằng công đoàn chưa làm tốt việc bảo vệ quyền và lọi ích cho họ. Người lao động đánh giá mức độ giải quyết tranh chấp quan hệ lao động của công đoàn tại một số doanh nghiệp FDI khu vực Hà Nội: 20,53% cho rằng việc giải quyết là thỏa đáng, 69,28% cho rằng thỏa đáng một phần, 10,18% cho rằng không thỏa đáng10.
Như vậy, việc bảo vệ quyền và lọi ích họp pháp cho người lao động của công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp FDI hiện nay còn nhiều hạn chế, bất cập. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó có nhiều nguyên nhân như:
Về mặt cơ sở pháp lý hiện có nhiều bất cập, chưa phù họp với hoạt động đặc thù của hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp FDI. Việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn chưa đáp ứng đưọc nhu cầu thực tế của công đoàn cơ sở. Giới chủ còn ngần ngại thành lập công đoàn, kì thị, thậm chí bất họp tác với cán bộ công đoàn, bản thân người lao
động chưa thực sự tin tưởng, ủng hộ, tham gia các hoạt động do công đoàn đề ra.
Đại đa số cán bộ công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp FDI hiện nay không chuyên trách. Họ đồng thời cũng là người lao động, làm việc cho doanh nghiệp và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. Việc làm, tiền lương, thu nhập và cả cơ hội phát triển nghề nghiệp đều phụ thuộc vào chủ sử dụng lao động. Vì vậy dưới góc độ cá nhân của cán bộ công đoàn họ chịu sức ép rất lớn từ cả hai phía: chủ sử dụng lao động - tập thể lao động, công đoàn cấp trên. Đồng thời, việc làm cán bộ công đoàn là không chuyên trách nên họ phải đảm trách công việc chuyên môn chiếm gần 100% thời gian, không đưọc giảm trừ gì khi tham gia hoạt động công đoàn, vì vậy, rất khó khăn trong việc thu xếp thời gian cho hoạt động công đoàn.
Bên cạnh đó, có nhiều cán bộ công đoàn đưọc bầu ra vốn là các kỹ sư hoặc cán bộ quản lý của doanh nghiệp như quản đốc, trưởng phòng... Một thống kê toàn quốc (của Viện Nghiên cứu công nhân và Công đoàn) cho biết: hơn 90% cán bộ công đoàn là người có ký họp đồng lao động với người sử dụng lao động và đa số trong đó có tham gia công tác quản lý. Tình huống trên, khiến cho cán bộ công đoàn cơ sở doanh nghiệp FDI rơi vào "tình trạng khó xử" khi xảy ra tranh chấp trong quan hệ lao động. Họ vừa phải là người bảo vệ quyền lọi của người lao động lại vừa phải là người bảo vệ tiến độ sản xuất kinh doanh, lọi ích của doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp. Vị thế đó, khiến họ nhiều khi lâm vào tình trạng "tiến thoái lưỡng nan". Cũng
8. PGS.TS Đỗ Thị Thạch, PGS.TS Nguyễn An Ninh (chủ biên), Công đoàn bảo vệ quyền lợi của người lao động từ tư tưởng Rosa Luxemburg đến kinh nghiệm của Đức và thực tiễn Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị - Hành chính, H.2013, tr. 266. Luxemburg đến kinh nghiệm của Đức và thực tiễn Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị - Hành chính, H.2013, tr. 266.
9.TS.Đặng Ngọc Tùng (chủ biên), Xây dựng, phát huy vai trò giai cấp công nhân Việt Nam thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, NXB Lao động, H.2008, tr. 80.
10. PGS.TS Đỗ Thị Thạch, PGS.TS Nguyễn An Ninh (chủ biên), Công đoàn bảo vệ quyền lợi của người lao động từ tư tưởng Rosa Luxemburg đến kinh nghiệm của Đức và thực tiễn Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị - Hành chính, H.2013, tr. 265. Luxemburg đến kinh nghiệm của Đức và thực tiễn Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị - Hành chính, H.2013, tr. 265.
N H Â N V Ậ T - S Ự K I Ê N
có nhiều ngưòi lao động cho rằng, cán bộ công đoàn bị giói chủ ràng buộc bởi lợi ích của chức vụ quản lý.