tố chất dân
Dân - họ là ai? Dưói chế độ phong kiến đã có nhiều câu trả lòi. Dân là những ngưòi chở thuyền, lật thuyền - "lật thuyền mói biết dân như nưóc". Dân là gốc của nưóc - "quốc dĩ dân vi bản". Dân là quý nhất - "Dân vi quý, xã tấc thứ chi, quân vi khinh". Dân sống thực tế', không lý luận suông -"Dân dĩ thực vi thiên". Đó là cách nhìn theo hệ quy chiếu của giai cấp phong kiến. Thực tế, nhân dân không có chút quyền dân chủ nào, bị áp bức, còn quan vẫn là phụ mẫu của dân.
Theo quan niệm của Hồ Chí Minh, dân là đồng bào, con cháu Lạc Hồng. Đồng bào theo cách gọi Việt Nam, rất thiêng liêng, mang đậm dấu ấn Hồ Chí Minh. Đó là tất cả những ai mang dòng máu Việt, cùng một gốc tích tổ tiên. Họ là những ngưòi lao động chân tay và trí óc ở khấp mọi miền đất nưóc. Dân tộc ra đòi trưóc Đảng, là một sức mạnh trưòng tồn trong lịch sử. Dân là những ngưòi sinh thành ra Đảng. Đảng ta không chỉ của giai cấp công nhân mà còn là Đảng của dân tộc Việt Nam. Dân chúng đồng hành cùng Đảng, chở che, nuôi nấng, đùm bọc, bảo vệ Đảng, hy sinh tính mạng cho Đảng.
Bắc (13/9/1958).
Nghĩ về đồng bào, Hồ Chí Minh viết: "Nhân dân lao động ta ở miền xuôi cũng như ở miền núi, đã bao đòi chịu đựng gian khổ, bị chế độ phong kiến và thực dân áp bức bóc lột, lại kinh qua nhiều năm chiến tranh. Tuy vậy, nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hăng hái, cần cù. Từ ngày có Đảng, nhân dân ta luôn luôn đi theo Đảng, rất trung thành vói Đảng".
Thành quả vĩ đại nhất mà cách mạng do Đảng lãnh đạo đem lại cho nhân dân là từ thân phận nô lệ họ bưóc lên địa vị ngưòi chủ, là chủ và làm chủ đất nưóc, xã hội và bản thân.
Phải hiểu dân, học dân, biết cách làm dân thì mói phát huy được vai trò, sức mạnh to lón tiềm ẩn trong dân đối vói công tác xây dựng Đảng. Cần có năng lực thấu hiểu và thấu cảm đòi
N H Â N V Ậ T - S Ự K I Ê N
sống và thân phận người dân. Phải thành thực lắng nghe ý kiến của người dân, người ngoài Đảng. Hồ Chí Minh chỉ rõ rằng, dân chúng chính là những người chịu đựng cái kết quả của sự lãnh đạo của ta. Theo Người: "đặc điểm rõ nhất trong tư tưởng của dân chúng là họ hay so sánh. Họ so sánh bây giờ và so sánh thời kỳ đã qua. Họ so sánh từng việc và họ so sánh toàn bộ phận. Do sự so sánh, họ thấy chỗ khác nhau, họ thấy mối mâu thuẫn. Rồi lại do đó, họ kết luận, họ đề ra cách giải quyết. Dân chúng so sánh đúng, giải quyết đúng, là vì tai mắt họ nhiều, việc gì họ cũng nghe, cũng thấy. Vì sự so sánh kỹ càng đó, mà cách giải quyết của dân chúng bao giờ cũng gọn gàng, họp lý, công bình".
Theo Hồ Chí Minh, vô luận việc gì, đều do người làm ra, từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả. Đó là một lẽ rất giản đơn, dễ hiểu. Chỉ có minh triết Hồ Chí Minh thì sức mạnh tiềm ẩn trong dân mói đưọc phát lộ. Đó là lực lưọng, trí tuệ, quyền hành, lòng tin, sự khôn khéo, hăng hái, anh hùng và lòng tốt của dân. Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên phát hiện ra những tố chất trong dân mà không phải cá nhân và tổ chức nào cũng nhìn nhận đưọc. Chính nhờ những tố chất dân nên họ "biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lón, nghĩ mãi không ra". Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm đưọc. Dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng không nên.
Hồ Chí Minh khẳng định "ý dân là ý trời. Làm đúng ý nguyện của dân thì ắt thành. Làm trái ý nguyện của dân thì ắt bại"1. Vì vậy, "đối vói dân ta đừng có làm điều gì trái ý dân. Dân
muốn gì ta phải làm nấy"2. Dân bầu ra chính quyền để làm việc cho dân, chứ không phải để cậy thế vói dân. "Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ"3. Đảng phải biết "sẵn sàng vui vẻ làm trâu ngựa, làm tôi tó trung thành của nhân dân"4.
Tuy nhiên, cần phải hiểu thấu đáo rằng "bất kỳ nơi nào có quần chúng, thì nhất định có ba hạng người: hạng hăng hái, hạng vừa vừa, và hạng kém. Mà trong ba hạng đó, hạng vừa vừa, hạng ở giữa, nhiều hơn hết, hạng hăng hái và hạng kém đều ít hơn. Người lãnh đạo phải dùng hạng hăng hái làm trung kiên cho sự lãnh đạo, do trung kiên đó mà nâng cao hạng vừa vừa và kéo hạng kém tiến lên.
Sự khẳng định của Hồ Chí Minh về tố chất dân đang đưọc thực tiễn công cuộc đổi mói chứng minh một cách đầy thuyết phục. Cương lĩnh xây dựng đất nưóc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định "Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là bộ phận của hệ thống ấy. Đảng gắn bó mật thiết vói nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và Pháp luật". Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII bàn về công tác xây dựng Đảng nêu nhiệm vụ và giải pháp thứ tư là "Phát huy vai trò của nhân dân và Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội". Đại biểu Quốc hội chỉ ra rằng "Chính những người nông dân vốn ít đưọc sự quan tâm đầu tư của Chính phủ, thậm chí phải chịu đựng nhiều rủi ro không chỉ của thiên tai mà của cả một số sai sót trong điều
hành của Chính phủ lại làm nên những thành tựu, những thương hiệu hơn hẳn công nghiệp trên nhiều lĩnh vực quan trọng".