văn hiến với biết bao đổi thay, vươn lên trên hành trình đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế...
Người Việt Nam hầu như ai cũng từng một lần được nghe chuyện đầm Dạ Trạch với Chử Đồng Tử và nàng Tiên Dung - thiên tình sử diễm lệ, kỳ lạ bậc nhất của nhân dân Đại Việt và thế giới; chuyện Tống Trân-Cúc Hoa chồng tài giỏi vợ thuỷ chung, hay câu ca dao: "Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến". Cho đến những năm sau này, nhiều người vẫn còn nuối tiếc: "Đồn rằng Phố Hiến vui hơn Kinh Kỳ". Vâng, nhiều thế kỷ trước Phố Hiến đã từng là cửa sông Cái (sông Hồng) thông ra biển, nơi tàu thuyền các nước đến giao thương buôn bán, trên bến dưới thuyền tạo cho Phố Hiến cái không khí phồn thịnh, tấp nập và sầm uất chỉ sau có Kinh thành Thăng Long. Phố Hiến ngày xưa chính là thị xã Hưng Yên, thủ phủ của tỉnh Hưng Yên, được tách ra từ tỉnh Hải Hưng ngày 1/1/1997 và ngày nay là thành phố Hưng Yên trực thuộc tỉnh.
Tỉnh Hưng Yên đời Ngô gọi là Đằng Châu, đòi Trần gọi là Long Hưng và Khoái Lộ. Đòi Lê, Hưng Yên thuộc Nam Định sau gọi là Thiên Trường thừa tuyên rồi Sơn Nam thượng. Tỉnh Hưng Yên ngày nay là một phần của trấn Sơn Nam cũ, là phên giậu về phía nam của Kinh thành Thăng Long. Năm 1831 đòi Nguyễn, Hưng Yên được lập thành tỉnh như ngày nay và còn thêm các huyện Thần Khê, Duyên Hà, Hưng Nhân nay thuộc tỉnh Thái Bình. Tỉnh Hưng Yên ngày nay có diện tích 923 km2 với 10 đơn vị hành chính là thành phố Hưng Yên, 1 thị xã Mỹ Hào và 8 huyện Phù Cừ, Tiên Lữ, Ân Thi, Kim Động, Khoái Châu, Văn Giang, Văn Lâm, Mỹ Hào, Yên Mỹ.
Từ thòi Hùng Vương, giặc Ân sang cướp nước ta, nhân dân vùng Hưng Yên đã nô nức theo Phù Đổng Thiên Vương đánh tan quân giặc, giữ yên bờ cõi. Thòi Bấc thuộc, Triệu Quang Phục đã dùng đầm lầy Dạ Trạch, bãi
Màn Trò, Khoái Châu làm căn cứ đánh giặc, sau giết được tướng giặc Dương Sàn, chiếm được Long Biên, giành lại đất nước. Ông tự xưng là Triệu Việt Vương nhưng dân gian thưòng gọi ông là Dạ Trạch Vương. Ngày nay, về xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, bạn sẽ được nghe kể về Chử Đồng Tử và nàng Tiên Dung, về Triệu Quang Phục với những chiến công đầy huyền thoại. Thòi nhà Trần đánh giặc Nguyên lại có Phạm Ngũ Lão, ngưòi làng Phù ủng, châu Thượng Hồng, xuất thân từ quân lính, lập nhiều chiến công phá Nguyên, bình Chiêm sau trở thành một danh tướng có tài được thăng đến Thân vệ Đại Tướng quân. Ông cũng được quân dân hết sức yêu quý, kính trọng vì lòng nhân ái, chia ngọt sẻ bùi, thương quân lính như con. Ông còn để lại bài Thuật hoài nổi tiếng với những câu thơ đầy khí phách: "Nam nhi vị liễu công danh trái. Luống thẹn tai nghe chuyện Võ Hầu".