TS LƯƠNG THU HIỀN

Một phần của tài liệu mat_tran_s-165_WWUI (Trang 48)

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giới và Lãnh đạo nữ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Có nhiều cách phân loại hạn ngạch giói. Cách thứ nhất phân loại hạn ngạch giói dựa vào tiêu chí ai là người đưa ra hạn ngạch. Theo cách này, hạn ngạch giói được chia làm ba loại chính: (1) hạn ngạch giói do hiến pháp quy định; (2) hạn ngạch giói do pháp luật quy định (thường được quy định trong luật bầu cử); (3) hạn ngạch giói do các đảng phái chính trị quy định. Loại 1 và loại 2 được gọi là hạn ngạch pháp lý vì chúng được hiến pháp quốc gia hoặc luật quốc gia quy định và mang tính bất buộc. Loại thứ 3 do các đảng chính trị quy định và do đó không mang tính bất buộc về mặt pháp lý, mang tính tự nguyện nên còn gọi là hạn ngạch đảng tự nguyện.

Cách phân loại thứ hai dựa vào tiêu chí hạn ngạch giói được áp dụng ở giai đoạn nào trong quá trình bầu cử, thì có ba dạng hạn ngạch giói khác nhau cho ba giai đoạn trong quá trình bầu cử mà hạn ngạch giói (pháp lý hay tự nguyện) được áp dụng:

1. Hạn ngạch giói đối vói những ứng cử viên tiềm năng.

2. Hạn ngạch giới đối với ứng cử viên.

3. Hạn ngạch giói đối vói đại biểu dân cử. Trong trường hợp này, hạn ngạch giói (pháp lý hoặc tự nguyện) sẽ tồn tại dưói dạng ghế dành riêng.

Hạn ngạch pháp lý cho các ứng viên nữ được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới và đặc biệt là ở nhiều nước đang phát triển, đặc biệt là ở châu Mỹ - La Tinh và những xã hội hậu xung đột, đặc biệt là ở châu Phi, Trung Đông và Đông Nam châu Âu. Hạn ngạch pháp lý lần đầu tiên xuất hiện vào những thập niên 90 của thế kỷ XX, khi đại diện của phụ nữ trở thành một ưu tiên của các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức quốc tế và tiếp tục được nhiều quốc gia đề xuất và thông qua trong những thập kỷ gần đây. Theo IPU, cho đến năm 2013, trên toàn thế giới có 59 quốc gia áp dụng hạn ngạch giói pháp lý cho nữ ứng cử viên vào các cấp của cơ quan dân cử. Bản chất của hạn ngạch pháp lý cho các ứng cử viên nữ là yêu cầu tất cả các đảng (ở những quốc gia đa đảng) hay các cơ quan, tổ chức (trong trường hợp của Việt Nam) đề cử một phần trăm nhất định các ứng viên nữ vào các cơ quan dân cử như một trong các biện pháp tích cực thúc đẩy bình đẳng giói. "Phần trăm nhất định" này thường chiếm khoảng từ 25% đến 50% các ứng viên nghị viện do các đảng chính trị hay các cơ quan, tổ chức đề cử1.

Bất đầu từ cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khoá XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021, Việt Nam đã áp dụng hạn ngạch pháp lý cho nữ ứng cử viên vào Quốc hội và HĐND các cấp vói tỷ lệ tối thiểu là 35%. Tỷ lệ này được quy định cụ thể trong Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015. Việc áp dụng hạn ngạch pháp lý cho nữ ứng cử viên vào cơ quan dân cử ở Việt Nam đã cho kết quả tương đối khả quan, trong đó tỷ lệ nữ ứng cử viên trúng cử vào Quốc hội và HĐND các cấp đều tăng so vói nhiệm kỳ trưóc. Tỷ lệ nữ ĐBQH khoá XIV đạt 26,72% (tăng 2,32%). Tỷ lệ trung bình nữ đại biểu HĐND cấp tỉnh đạt 26,46% (tăng 1,29%); cấp huyện đạt 27,51% (tăng 2,89% );cấp xã đạt 26,70% (tăng 4,99%). Tuy nhiên, thực tiễn cuộc bầu cử ĐBQH khoá XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 ở Việt Nam cho thấy ở nhiều tỉnh, thành, tỷ lệ ứng cử viên nữ cao không nhất thiết tạo ra tỷ lệ đại biểu dân cử cao. Điều này phù hợp vói kết quả của nhiều nghiên cứu trên thế giói về hiệu quả của việc áp dụng biện pháp hạn ngạch pháp lý cho nữ ứng cử viên đại biểu dân cử. Số liệu được cung cấp bởi nhiều nghiên cứu trên thế giói cũng chỉ ra rằng các nưóc có áp dụng hạn ngạch pháp lý hoặc ghế dành riêng nhưng

Một phần của tài liệu mat_tran_s-165_WWUI (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)