Một số giải pháp thúc đẩy giải quyết việc làm cho lao

Một phần của tài liệu mat_tran_s-165_WWUI (Trang 29)

nông thôn ở nước ta thòi gian qua.

Trong những năm qua, mặc dù vấn đề giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn đã được tiến hành nhưng nhìn chung vẫn còn chậm và còn nhiều bất cập. Do nền kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng còn chậm phát triển, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm nên chưa tạo ra nhiều việc làm cho lao động nông thôn. Do quá trình đô thị hóa đang diễn ra ngày càng nhanh chóng nên ở nhiều vùng nông thôn nước ta, nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp; trong khi đó, trình độ của lao động nông nghiệp còn hạn chế tỉ lệ lao động nông thôn không có việc làm, thiếu việc làm đang có xu hướng gia tăng. Hơn nữa, công tác đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn được triển khai còn chậm. Tính đến cuối năm 2015, mới tổ chức dạy nghề cho 132.148 lao động nông thôn, đạt 27,1% kế hoạch năm; trong đó có 92.322 ngưòi đã học xong, 67.052 ngưòi có việc làm (đạt 72,6%) chủ yếu là tự tạo việc làm"6. ở nhiều bộ, ngành, địa phương, cán bộ và xã hội nhận thức chưa đầy đủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, coi đào tạo nghề chỉ là cứu cánh, có tính thòi điểm, không phải là vấn đề quan tâm

thưòng xuyên, liên tục và có hệ thống. Những hạn chế đó đang làm cản trở đến việc tạo việc làm cho lao động nông thôn nước ta thòi gian qua.

Một số giải pháp thúc đẩy giải quyết việc làm cho lao giải quyết việc làm cho lao động nông thôn nước ta

Thứ nhất, Đảng, Nhà nước tiếp tục có những chính sách kịp thòi, nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tạo thêm nhiều cơ hội về việc làm cho lao động nông thôn. Trên cơ sở chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, mỗi địa phương cũng cần có những chính sách thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến mở rộng sản xuất, phát triển kết cấu hạ tầng, tận dụng thế mạnh của địa phương để phát triển kinh tế du lịch, thương mại nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, đa dạng hóa các hình thức sản xuất, kinh doanh nhằm thay đổi những tập quán sản xuất nông nghiệp còn lạc hậu của nông dân.

Thứ hai, cần tiếp tục nhận thức sâu sấc về tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo trong việc nâng cao dân trí cho nhân dân và đào tạo nghề cho lao động nông thôn; cần coi việc nâng cao trình độ cho lao động nông nghiệp là một điểm đột phá nhằm tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. Việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần thiết thực, hiệu quả, gấn với thực tiễn sản xuất của địa phương để nông dân vừa có thể học nghề, vừa có thể áp dụng ngay vào sản xuất canh tác. Ngoài ra, cần có những chính sách tích cực trong việc giới thiệu việc làm cho lao động đã qua đào tạo, tìm đầu ra cho sản phẩm để những ngưòi đã tham gia đào tạo nghề tích cực phát triển sản xuất, tạo việc làm cho bản thân và cho ngước khác.

Thứ ba, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và cơ giới hóa

trong nông nghiệp. Trước hết, cần tăng quy mô tích tụ ruộng đất theo hộ. Có như vậy mới áp dụng được các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, lao động nông thôn sẽ ngày càng tiến dần đến nền sản xuất hiện đại. Trong nông thôn, lao động trồng trọt có tính thòi vụ rất rõ rệt, do đó hiện tượng thiếu việc làm thể hiện rất rõ. Để hạn chế vấn đề này, cần phải đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, lựa chọn công thức luân canh hợp lý và đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp. Ngoài ra, cần chuyển lao động từ nông nghiệp sang sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ bằng cách phát triển kinh tế phi nông nghiệp với sự bổ sung của ngành chăn nuôi và các nghành nghề phi nông nghiệp. Đó là những ngành nghề góp phần giải quyết nguồn lao động nhàn rỗi ở nông thôn, tăng thu nhập cho ngưòi lao động.

Thứ tư,c ầ n kết hợp hài hòa giữa việc thu hồi đất nông nghiệp của nông dân với việc chuyển đổi mô hình sản xuất, phát triển sản xuất hàng hóa, dựa vào thế mạnh của từng vùng để phát triển sản xuất nông nghiệp trên quy mô lớn. Cần phải kết hợp hài hòa giữa việc hiện đại hóa sản xuất với phát triển theo hướng bền vững nhằm tạo cơ hội để lao động nông thôn vừa phát triển được các ngành nghề truyền thống, vừa tiếp cận được nền sản xuất hiện đại. Ngoài ra, cũng cần ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng trong sản xuất, đầu tư khoa học - công nghệ, tích cực hỗ trợ nông dân về vốn, kiến thức về thị trưòng, về hội nhập để nông dân có thể sản xuất ra những mặt hàng theo nhu cầu của thị trưòng, vừa đáp ứng nhu cầu tại chỗ, vừa thúc đẩy sản xuất hàng hóa. Đây cũng là một trong những cách tích cực góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn nước ta trong thòi gian tới.»>

5. Quyết định Phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" của Thủ tướng Chính phủ. Nguồn: http://moj.gov.vn/. Nguồn: http://moj.gov.vn/.

Một phần của tài liệu mat_tran_s-165_WWUI (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)