TS TRỊNH QUANG CẢNH 1 NGUYỄN DUY DŨNG

Một phần của tài liệu mat_tran_s-165_WWUI (Trang 33 - 34)

1 Phó Giám đốc Học viện Dân tộc, Ủy ban Dân tộc

2 Tạp chí Dân tộc, Ủy ban Dân tộc

Địa bàn các dân tộc thiểu sô' sinh sô'ng trong thòi kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay đã và đang chịu tác động của việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nói chung và của nền kinh tế thị trưòng nói riêng. Ngày nay, vùng dân tộc thiểu sô đang phải đôi mặt với ô nhiễm môi trưòng sông của các tộc ngưòi thiểu sô. Tuy nhiên, chưa mấy ai chú ý tới sự phát triển, tác động của văn hóa đôi với môi trưòng của đồng bào các dân tộc trên địa bàn. Sự tác động đó có phần lặng lẽ hơn các chương trình kinh tế - xã hội, song chúng ta không thể xem nhẹ sự tác động này.

Phát triển văn hóa các tộc ngưòi thiểu sô ở nước ta hiện nay là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển chung của đất nước trong bôi cảnh hội nhập quôc tế. Chủ trương xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, "hội nhập chứ không hòa tan" là một chủ trương mang tính chiến lược trong sự phát triển toàn diện của đất nước. Vùng dân tộc thiểu sô và các tộc ngưòi thiểu sô là một khu vực đặc thù, chiếm tỷ lệ lớn về đất đai (3/4 diện tích cả nước), tuy nhiên, lại chiếm tỷ lệ thấp về dân sô (14,8% dân số cả nước), đây là vùng có nhiều giá trị, bản sắc văn hóa độc đáo thể

hiện môi quan hệ sâu sắc giữa con ngưòi với tự nhiên của các tộc ngưòi thiểu sô.

Môi trưòng tự nhiên là môi sinh sáng tạo văn hóa của các tộc ngưòi thiểu sô. Các giá trị văn hóa truyền thông giàu bản sắc, đa dạng và phong phú của các tộc ngưòi thiểu sô trên địa bàn vùng dân tộc thiểu sô là biểu hiện sinh động kết quả nhận thức, tư duy, tình cảm, tâm hồn,... của con ngưòi về thế giới tự nhiên. Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước hiện nay, các giá trị văn hóa đó của các tộc ngưòi thiểu sô đã và đang chịu những tác động toàn diện.

Bảo tồn và phát triển các tộc ngưòi thiểu sô là một nội dung quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các tộc ngưòi thiểu sô ở nước ta không chỉ cư trú ở miền núi mà còn cư trú tại các tỉnh đồng bằng, như: Hoa, Khmer, Chăm... Tuy nhiên, các tộc ngưòi thiểu sô còn lại thì cư trú trên địa bàn các tỉnh miền núi, cao nguyên - nơi có địa hình và thực trạng môi trưòng rất đa dạng và phong phú. Đây là khu vực có nhiều vấn đề nổi cộm cần được quan tâm gồm rừng, nước, đất và các tài nguyên thiên nhiên khác như động thực vật, khoáng sản,. có nhiều vấn đề cảnh báo cho chúng ta trong một

chiến lược phát triển bền vững lâu dài không chỉ cho khu vực miền núi và cộng đồng các tộc ngưòi thiểu sô, mà còn có tác động và ảnh hưởng không nhỏ đôi vói cả nước.

Trong bôi cảnh mở cửa hội nhập quôc tế, bảo tồn và phát triển văn hóa của các tộc ngưòi thiểu sô ở nước ta hiện nay là một nhiệm vụ quan trọng. Vấn đề giao thoa văn hóa mang tính toàn cầu, vấn đề kinh tế thị trường, vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang từng ngày, từng giò tác động đến yếu tô văn hóa truyền thông của vùng đồng bào các dân tộc thiểu sô và miền núi. Trước bôi cảnh đó, vấn đề văn hóa tộc ngưòi thiểu sô trước định hướng và nhu cầu phát triển của bản thân nó, đang đứng trước những yêu cầu cần được quan tâm nghiên cứu.

Sự nghiệp phát triển văn hóa các tộc ngưòi thiểu sô và vùng núi với vấn đề môi trưòng sông có môi quan hệ mật thiết với nhau. Phát triển văn hóa gắn với bảo vệ môi trường của các tộc ngưòi thiểu sô là một quan niệm còn ít được đề cập trong nghiên cứu văn hóa và nghiên cứu môi trưòng ở nước ta hiện nay. Từ các vấn đề nêu trên, chúng ta có thể quan niệm về các loại hình văn hóa gắn với môi trường sông của các tộc ngưòi thiểu sô ở nước ta là: "Các loại hình văn hóa gắn với môi trường

Một phần của tài liệu mat_tran_s-165_WWUI (Trang 33 - 34)