Đặc điểm của lao động nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu mat_tran_s-165_WWUI (Trang 27 - 28)

nông thôn Việt Nam

Việt Nam là một đất nước có khoảng 70% dân số sinh sống ở nông thôn, lao động ở nông thôn cũng chiếm gần 70% lực lượng lao động của cả nước. Mặc dù trong những năm qua, xu hướng đô thị hóa đang gia tăng, nhưng theo Tổng cục Thống kê, "đến năm 2014, có 69,3% lực lượng lao động nước ta tập trung ở nông thôn"1.

Lao động nông thôn là những ngưòi thuộc lực lượng lao động, tham gia hoạt động trong hệ thống các ngành kinh tế nông thôn như trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trong nông thôn. Đây là lực lượng chủ yếu sản xuất lương thực, thực phẩm cho xã hội và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Lao động nông thôn ở nước ta có những đặc điểm chủ yếu sau:

Thứ nhất, lao động nông thôn sống và làm việc rải rác trên địa bàn rộng. Đặc điểm này làm cho việc tổ chức hợp tác lao động và việc bồi dưỡng đào tạo, cung cấp thông tin cho lao động nông thôn là rất khó khăn. Hơn nữa, lao động nông thôn nước ta chủ yếu tập trung trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp với năng

suất lao động thấp, phương thức sản xuất còn nhiều lạc hậu, hiệu quả sản xuất không cao.

Thứ hai, lao động nông thôn ở nước ta đa số trình độ văn hoá và chuyên môn thấp hơn so với thành thị. Theo số liệu thống kê năm 2015, "trong tổng số 53,7 triệu ngưòi từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động của nước ta, có 9,99 triệu ngưòi đã qua đào tạo, chiếm 18,6% trong tổng số lao động trên cả nước, trong đó ở thành thị là 33,7%, ở khu vực nông thôn là 11,2%, phân theo giói tính tỷ lệ này là 20,3% đối với nam và 15,4% đối với nữ"2. Hơn nữa, hiện nay ở nước ta có khoảng 10 triệu hộ nông dân với hơn 30 triệu lao động trong độ tuổi nhưng chỉ có 17% trong số đó được đào tạo thông qua các lớp tập huấn khuyến nông sơ sài, còn lại 83% là lao động chưa qua đào tạo, chưa có trình đô chuyên môn trong sản xuất nông nghiệp3. Do đó, lao động nông thôn chủ yếu học nghề thông qua việc hướng dẫn của thế hệ trước hoặc tự truyền cho nhau nên lao động theo truyền thống và thói quen là chính. Điều đó làm cho lao động nông thôn có tính bảo thủ nhất định, tạo ra sự khó khăn cho việc thay đổi phương hướng sản xuất và thực hiện phân công lao động, hạn chế sự phát triển kinh tế nông thôn.

Thứ ba,la o động nông thôn mang tính thời vụ rõ rệt, đặc biệt là các vùng nông thôn thuần nông. Do vậy,

việc sử dụng lao động trong nông thôn kém hiệu quả, hiện tượng thiếu việc làm là phổ biến. Vì vậy, muốn giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn thì phải bằng mọi biện pháp nhằm hạn chế đến mức tối đa tính thòi vụ bằng cách phát triển đa dạng nghành nghề trong nông thôn, thâm canh tăng vụ, xây dựng cơ cấu cây trồng hợp lý.

Thứ tư, lao động nông thôn ít có khả năng tiếp cận và tham gia thị trường kém, thiếu khả năng nấm bất và xử lý thông tin thị trưòng, khả năng hạch toán hạn chế. Do đó, khả năng giao lưu và phát triển sản xuất hàng hoá cũng có nhiều hạn chế. Tập quán sản xuất của lao động nước ta nhìn chung vẫn nhỏ lẻ, manh mún, chủ yếu bị trói buộc trong khuôn khổ làng xã.

Với những đặc điểm như trên, lao động nông thôn chủ yếu thuộc bộ phận dân số không có việc làm thưòng xuyên, hay còn gọi là thiếu việc làm hoặc bán thất nghiệp. Đặc biệt, trong những năm gần đây, tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn còn do lao động tăng nhanh, do diện tích ruộng đất trên một lao động ngày càng giảm. Tình trạng đó không chỉ ảnh hưởng đến đòi sống của chính lao động nông thôn mà còn ảnh hưởng đến sự ổn định, phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, gây lãng phí một nguồn lao động lớn ở nước ta.

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê (2015), Báo cáo điều tra lao động và việc làm năm 2014, Hà Nội, tr. 13.2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư , Tổng cục Thống kê (2015), Sđd, tr.17. 2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư , Tổng cục Thống kê (2015), Sđd, tr.17.

3. Báo Kinh tế Việt Nam điện tử (http://vcn.vn), Nguồn thị trường lao động nông thôn còn nhiều thách thức, ngày 22/3/2013.

Một phần của tài liệu mat_tran_s-165_WWUI (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)