xây dựng nông thôn mới
ĐỖ ĐÔNG
Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), tỉnh Vĩnh Phúc đã chủ động xây dựng kế hoạch, đẩy mạnh tuyên truyền vận động doanh nghiệp, nhân dân đóng góp tiền, ngày công, hiến đất hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM. Kết thúc giai đoạn 2011-2015, Vĩnh Phúc được đánh giá xếp thứ 3 toàn quốc về xây dựng nông thôn mới, với 68 xã đạt chuẩn, chiếm gần 61%
số xã trong toàn tỉnh. Tuy nhiên, do địa bàn phức tạp, mặt bằng chung về phát triển kinh tế - xã hội không đồng đều nên chương trình xây dựng nông thôn mới ở
nhiều địa phương còn gặp những khó khăn nhấ't định.
Huyện Sông Lô có 17 xã, thị trấn, có 28 km đường sông vói 10 xã, thị trấn giáp sông Lô. Năm 2016, huyện miền núi Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc có 3 xã đăng ký hoàn thành chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, song vói quyết tâm về đích đúng hẹn, các xã đang tích cực huy động mọi nguồn lực, nỗ lực hoàn thiện các tiêu chí còn lại.
Phong trào NTM đã và đang thổi một luồng gió mói, từng bưóc làm thay đổi diện mạo của huyện miền núi còn gặp nhiều khó khăn. Đến nay, toàn huyện có 9/16 xã đạt chuẩn NTM; thu nhập bình quân đầu người ở các xã đều đạt từ 16-28 triệu đồng/năm; 100% các xã có tỷ lệ hộ nghèo đạt chuẩn theo tiêu chí NTM; hệ thống giao thông từng bước được cứng hóa, dần đáp ứng nhu cầu đi lại và sản xuất của người dân trong huyện.
Mặc dù đã đạt được những kế't quả nhất định, song vói đặc điểm là
Mô hình trồng cà chua ghép cho năng suất, chất lượng cao tại huyện Sông Lô.
các xã miền núi, lại tiếp giáp vói tỉnh Phú Thọ, thu nhập của người dân còn thấp, chương trình xây dựng NTM ở các xã của huyện Sông Lô hiện nay vẫn gặp phải không ít khó khăn. Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Sông Lô, trong số các tiêu chí, thì cơ sở vật chất văn
hóa được xem là tiêu chí khó khăn nhất hiện nay ở nhiều xã.
Bên cạnh tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, các tiêu chí môi trường, giao thông cũng gặp phải không ít khó khăn. Công tác thu hồi đất để bồi thường GPMB xây dựng các công trình hạ tầng trong NTM còn chậm so vói
yêu cầu kế hoạch đặt ra, do trình tụ thủ tục phức tạp liên quan đến nhiều cấp ngành. Công tác phân bổ vốn của tỉnh chậm làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các công trình, hạng mục.
Gần đây, tình trạng khai thác cát trên đoạn sông Lô thuộc địa bàn huyện cũng đang có nhiều ý kiến trái chiều, ảnh hưởng nhất định đến tình hình an ninh trật tụ, cũng như đến những thành quả xây dụng nông thôn mới trên địa bàn.
Theo Đại tá Kim Văn Tiến - Trưởng Công an huyện Sông Lô, hiện tượng các doanh nghiệp, các cá nhân khai thác trái phép cát trên dòng sông này đang diễn ra rất phức tạp. Đây là vấn đề nhức nhối trong những năm vừa qua, có những thời kỳ phải điều động cả lục lượng CSCĐ, cục CSHS về trấn áp tội phạm trên tuyến sông Lô và đã triệt phá một số băng, ổ nhóm bảo kê theo dạng xã hội đen.
Sau khi nhận thấy tình hình phức tạp, Công an tỉnh đã tham mưu lập lại trậ t tụ cho hoạt động khai thác cát trên sông Lô bằng cách cấp phép và kiên quyết xử lý triệt để các dấu hiệu tội phạm trên tuyến sông này. Chính vì vậy mà tình hình trên tuyến sông Lô từ năm 2015 đến nay đã dần dần ổn định trở lại. Gần như không còn hiện tượng tội phạm trên sông, đặc
biệt là tội phạm bảo kê theo kiểu xã hội đen. Việc cấp phép cho các doanh nghiệp khai thác cát giúp cho việc quản lý trật tụ xã hội, tài nguyên, tránh thất thoát nguồn thu cho địa phương được hiệu quả hơn.
Tuy vậy do mâu thuẫn lợi ích, một số đối tượng đã đứng đằng sau kích động người dân có những biểu hiện gây rối, mất trật tụ an ninh tại địa bàn. Bên cạnh đó, thời gian vừa qua các hoạt động khai thác cát cũng gây ảnh hưởng ít nhiều đến tình trạng sạt lở đất canh tác của bà con dọc tuyến sông.
Gần như không còn tình trạng khai thác cát trái phép theo kiểu "cát tặc" trên sông Lô, theo Trưởng Công an huyện Sông Lô, tuy đã được xử lý kịp thời nhưng vẫn có một số trường hợp khai thác cát không đúng theo giấy phép; hoạt động tội phạm ăn theo các tuyến cát trên sông vẫn thi thoảng diễn ra. Công an tỉnh đã phải có kế hoạch đấu tranh với tội phạm trên tuyến sông để tạo ra một môi trường an ninh, an toàn cho người dân, doanh nghiệp và các thành phần hoạt động trên tuyến sông Lô được bình yên.
Bên cạnh an ninh trật tụ thì tình trạng sạt lở đê kè trên tuyến sông cũng là một vấn đề gây bức xúc trong dư luận. Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Vĩnh Phúc đã tổ chức Hội nghị, cho rằng sạt lở kè xảy ra là do rất nhiều nguyên nhân và nguyên nhân cơ bản do tốc độ dòng chảy, đất bên bờ sông kết cấu không vững chắc và có cả nguyên nhân do hoạt động khai thác khoáng sản. Tuy nhiên theo ông Hoàng Đức Dũng - Trưởng Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Sông Lô, nhiều chỗ trên địa bàn mặc dù không có hoạt động khai thác cát sỏi nhưng vẫn xảy ra hiện tượng sạt lở. Hiện nay UBND tỉnh chuẩn bị phê duyệt cấp kinh phí lấy từ nguồn quỹ phòng chống thiên tai của tỉnh để đền bù diện tích sạt lở cho người dân.
Từ đầu năm cho đến nay, huyện cũng đã tổ chức một số hội nghị với sụ có mặt của tất cả các doanh nghiệp được cấp phép hoạt động trên địa bàn, yêu cầu báo cáo và cam kết nếu cơ quan nhà nước kiểm tra và phát hiện sai phạm thì dứt khoát bị xử lý. Còn tại các địa phương có hoạt động khai thác thì các doanh nghiệp sẽ thả phao ranh giới để người dân tụ quản. Khi nhận được phản ánh của người dân thì cơ quan chức năng của huyện sẽ khẩn trương kiểm tra để công khai cho người dân.
Theo ông Nguyễn Ngọc Khang - Chủ tịch MTTQ huyện Sông Lô, MTTQ và các tổ chức thành viên của Mặt trận từ huyện đến các xã, thị trấn
Theo Đại tả Kim Vấn Tiến - Trưởng Côngan huyện SôngLô, tuy còn mộtsổtồn tại, nhưng việc cấpphép cho cảc doanh nghiệp khai thảc cảt bước đầugiúp cho việc quản lỷ trậttựxã hội, tài nguyên, tránh thấtthoảtnguồn thu cho địaphươngđược hiệu quả hơn.
y»
b ..- : 'ìt
Zr-m
thực hiện tố t công tác tham mưu, phối hợp, tuyên truyền, vận động, tập hợp, xây dựng khối đoàn kết toàn dân. Trong đó, MTTQ huyện đã hưóng dẫn MTTQ các xã chủ động phối hợp vói các tổ chức thành viên tích cực vận động tuyên truyền đoàn viên, hội viên và các tầng lóp nhân dân giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội. Tuyên truyền vận động các doanh nghiệp được cấp giấy phép khai thác cát sỏi trên sông Lô thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Trong đó một số doanh nghiệp đã có những đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đặc biệt là trong xây dựng nông thôn mói.
Cũng theo ông Nguyễn Ngọc Khang, để tháo gỡ những khó khăn, giúp các xã xây dựng nông thôn mói về đích đúng hẹn, trong thòi gian tói, huyện Sông Lô tăng cưòng chỉ đạo quyết liệt các xã đăng ký về đích năm 2017, nâng cao vai trò trách nhiệm của bộ máy chỉ đạo các cấp. Ban Chỉ đạo xây dựng NTM các cấp trên địa bàn huyện, nhất là Ban Chỉ đạo cấp xã sẽ tập trung chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt và sáng tạo trong quá trình triển khai thực hiện chương trình, có kế hoạch và giải pháp cụ thể để thực hiện có hiệu quả các tiêu chí NTM trên địa bàn. Trong đó, đang và sẽ tăng cưòng công tác theo dõi, giám sát để hoạt động khai thác cát sỏi trên địa bàn đảm bảo tuân thủ pháp luật; hoạt động đền bù và khấc phục các điểm sạt lở được khẩn trương và đúng quy định.
Vói những bài học kinh nghiệm được rút ra trong 5 năm qua, cùng vói những định hưóng đã được hoạch định trong giai đoạn 2015-2018, tin rằng, đích đến nông thôn mói của tỉnh Vĩnh Phúc nói chung, huyện Sông Lô nói riêng sẽ không còn xa. Vói sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp chính quyền cùng sự chung tay góp sức của các tổ chức chính trị, xã hội và nhân dân địa phương, các xã của huyện Sông Lô sẽ sóm vượt qua khó khăn, hoàn thành chương trình xây dựng NTM.*
Một sỗ công trình vân hóa - xã hội trên địa bàn huyện Sông Lô được xây dựng bằng nguồn vỗn Nhà nước và nhân dân cùng đóng góp.