15 và Điều 16 về nhiệm vụ, quyền hạn của HĐBCQG trong việc tổ chức bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND lại không nói rõ Hội đồng cần kiểm tra việc thi hành giói thiệu tối thiểu 35% nữ ứng cử viên. Tương tự, Điều trong Luật quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban Bầu cử "Chỉ đạo việc tổ chức bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình ở địa phương; kiểm tra, đôn đốc việc thi hành pháp luật về bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân" (trang 11). Tuy nhiên, Luật Bầu cử cũng không nói rõ Uỷ ban Bầu cử phải kiểm tra việc thi hành giói thiệu tối thiểu 35% nữ ứng cử viên. Việt Nam có thể cân nhấc cụ thể hóa trong Luật Bầu cử về vai trò của Hội đồng Bầu cử quốc gia và ủy ban Bầu cử trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện bảo đảm đề cử tối thiểu 35% nữ ứng cử viên có chất lượng tốt, có thể cạnh tranh được trong bầu cử. Hơn nữa, Việt Nam có thể cân nhấc đưa những quy định cụ thể về vai trò kiểm tra, giám sát của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ ở các cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện bảo đảm tối thiểu 35% nữ ứng cử viên có chất lượng cao được đề cử chính thức vào Luật Bầu cử hoặc vào văn bản hưóng dẫn thực hiện Luật.
Thứ sáu, hạn ngạch pháp lý cho nữ ứng cử viên có tác động lón nhất trong các quốc gia vói hệ thống bầu cử đại diện theo tỷ lệ vói danh sách đảng đóng và quy mô khu vực bầu cử lón. Hiện nay, theo phân loại của IPU thì Việt Nam có hệ thống bầu cử theo đa số hai vòng. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc áp dụng hạn ngạch pháp lý cho nữ ứng cử viên vẫn có thể được thiết kế phù hợp và hiệu quả vói nhiều hệ thống bầu cử khác nhau, trong đó có hệ thống bầu cử theo đa số như Việt Nam. Do đó, hạn ngạch pháp lý đối vói nữ ứng cử viên ở Việt Nam vẫn có thể phát huy kết quả tố t nếu được kết hợp vói những yếu tố như đã trình bày ở trên.
Thứ bảy, hạn ngạch pháp lý cũng phát huy hiệu quả nâng cao tỷ lệ đại
diện nữ tại các quốc gia có nhiều hơn một đảng nhưng không quá nhiều đảng và các đảng lón hơn thường tiếp thu và sử dụng đổi mói chính sách do các đảng nhỏ hơn khởi xưóng, và đặc biệt là đối vói các đảng tư tưởng cánh tả vì lãnh đạo các đảng cánh tả có khả năng thực thi các quy định của đảng và của đất nưóc tốt hơn. Việt Nam đang có lợi thế vì chúng ta có Đảng Cộng sản cầm quyền thuận lợi trong việc lãnh đạo các tổ chức trong hệ thống chính trị thực hiện hạn ngạch pháp lý cho nữ ứng cử viên mà Luật Bầu cử đã đề ra. ở đây, phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc chỉ đạo toàn bộ hệ thống chính trị thực hiện đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nưóc về bình đẳng giói trong cơ quan dân cử sẽ là một giải pháp hiệu quả.
Thứ tám, hạn ngạch pháp lý thường thành công hơn ở những quốc gia có văn hóa chính trị nhấn mạnh khác biệt giói và đại diện nhóm vì những quốc gia này có xu hưóng yêu cầu có đại diện các giói khác nhau trong các cơ quan dân cử và tìm cách sử dụng các biện pháp khác nhau nhằm bảo đảm có đủ đại diện cho các giói và cho các nhóm chính trị, xã hội, ngôn ngữ và sấc tộc. Hạn ngạch giói cho ra kết quả nữ ứng cử viên trúng cử thấp hơn ở những quốc gia có văn hóa chính trị nhấn mạnh bình đẳng giói và đại diện cá nhân. Như vậy, Việt Nam có thể tận dụng sự phát triển của khoa học công nghệ, truyền thông đại chúng và mạng xã hội để phổ biến và nâng cao nhận thức cho cử tri trong cả nưóc, đặc biệt là cho những người có vai trò quan trọng trong quá trình đề cử ứng cử viên về thông điệp đại biểu dân cử không chỉ là những người có vị trí lãnh đạo cao hay có bằng cấp cao mà quan trọng hơn phải là người đại diện được cho tiếng nói, lợi ích của các giai cấp, tầng lóp, giói tính, dân tộc, ngôn ngữ, địa lý trong xã hội.
Thứ chín, cam kết chính trị, đặc biệt là cam kết chính trị của lãnh đạo
đảng có vai trò lựa chọn và đề cử ứng cử viên trực tiếp ảnh hưởng đến tác động của hạn ngạch pháp lý ở các quốc gia trên thế giói vì sự áp dụng hiệu quả biện pháp này phụ thuộc vào sự sẵn sàng của lãnh đạo đảng trong việc lựa chọn các nữ ứng cử viên có chất lượng cao, dễ trúng cử.
Các nghiên cứu trên thế giói chỉ ra rằng, hiệu quả của hạn ngạch pháp lý cho nữ ứng cử viên còn phụ thuộc vào những tổ chức của phụ nữ trong và ngoài các đảng phái chính trị, vào tòa án quốc gia và quốc tế, và vào chính các công dân vì đó là những tổ chức và cá nhân có vai trò giám sát sự tuân thủ các biện pháp hạn ngạch pháp lý nếu hoạt động tích cực và do đó trực tiếp hoặc gián tiếp làm cho những người lãnh đạo của các đảng chính trị tôn trọng và tuân thủ các yêu cầu của hạn ngạch pháp lý. ở đây, phát huy vai trò của nhân dân nói chung, của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và của cử tri nói riêng trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện hạn ngạch pháp lý cho nữ ứng cử viên trong quá trình bầu cử sẽ là một giải pháp cho Việt Nam.
Việc thực hiện hạn ngạch pháp lý đối vói nữ ứng cử viên vào các cơ quan dân cử sẽ có kết quả tốt hơn khi đồng thời kết hợp vói những yếu tố, như: (1) cụ thể hóa trong luật về yêu cầu sấp xếp vị trí ứng cử viên trong danh sách bầu cử, (Z) hạn ngạch bao gồm các biện pháp trừng phạt không tuân thủ; (3) có quy định cụ thể các cơ quan, tổ chức giám sát việc thực hiện hạn ngạch pháp lý không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng nữ ứng cử viên trong Luật Bầu cử, trong đó, đặt biệt chú ý đến vai trò giám sát của nhân dân và của các tổ chức chính trị - xã hội; (4) nâng cao nhận thức về văn hóa chính trị nhấn mạnh khác biệt giói và đại diện nhóm; (5) nâng cao trách nhiệm và cam kết của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc phát triển đảng viên nữ và giói thiệu đảng viên nữ có chất lượng tốt ứng cử Quốc hội và HĐND các cấp.»>
N H Ữ N G V Ấ N Đ Ề Q U Ố C T Ể V À Đ Ố I N G O Ạ I N H Â N D Â N