Vai trò của công đoàn cơ sở trong bảo vệ quyền và lợ

Một phần của tài liệu mat_tran_s-165_WWUI (Trang 60 - 61)

trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công nhân

Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội, cùng vói cơ quan Nhà nưóc, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lọi ích họp pháp, chính đáng của người lao động. Vị trí, vai trò của công đoàn nói chung và công đoàn cơ sở nói riêng đưọc ghi nhận, khẳng định trong Hiến pháp, Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn Việt Nam và nhiều văn bản pháp luật quan trọng khác. Theo đó,

trong quan hệ lao động, Công đoàn Việt Nam nói chung và công đoàn cơ sở nói riêng có các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm là đại diện, bảo vệ quyền, lọi ích họp pháp, chính đáng của người lao động.

Vai trò của công đoàn cơ sở trong bảo vệ quyền và lọi ích họp pháp của người lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đưọc thể hiện qua các hoạt động cụ thể như: Đối thoại, thương lưọng tập thể và thỏa ước lao động tập thể; Tham gia giải quyết tranh chấp lao động; Tổ chức và lãnh đạo đình công.

Công đoàn cơ sở có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả đối thoại - thương lưọng giữa chủ doanh nghiệp và người lao động tại các doanh nghiệp. Công đoàn cơ sở là một bên không thể thiếu đưọc trong toàn bộ quá trình đối thoại tại nơi làm việc; là người có quyền, trách nhiệm yêu cầu người sử dụng lao động thương lưọng tập thể và kí kết thỏa ước lao động tâp thể với người sử dụng lao động1. Trong toàn bộ quá trình thương lưọng tập thể, thỏa ước lao động tập thể thì công đoàn cơ sở là người đại diện tập thể lao động,

1. Khoản 2 ,Điều 63; Khoản 1,Điều 68; Khoản 1,Điều 69 và Khoản 1,Điều 74 Bộ luật Lao động.

N H Â N V Ậ T - S Ự K I Ê N

thay mặt tập thể lao động để thực hiện toàn bộ quá trình và các hoạt động thương lượng.

Công đoàn cơ sở tham gia trong quá trình giải quyết tranh chấp, đặc biệt là tranh chấp lao động tập thể về quyền và lợi ích. Trong quá trình giải quyết tranh chấp công đoàn cơ sở là ngưòi đại diện cho tập thể lao động, cùng vói công nhân, đứng ra để thực hiện các trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp vói ngưòi sử dụng lao động và các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Công đoàn cơ sở có quyền, trách nhiệm tham gia toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp lao động2.

Trong các doanh nghiệp có tổ chức công đoàn cơ sở thì đình công phải do Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở tổ chức và lãnh đạo. Công đoàn là ngưòi lập phương án đình công, lấy ý kiến ngưòi lao động về phương án đình công, tổ chức cho ngưòi lao động đình công3. Công đoàn tham gia các cuộc đình công không đúng trình tự , thủ tục, tham gia giải quyết xét tính hợp pháp của cuộc đình công4.

Trong các doanh nghiệp, công đoàn cơ sở còn tham gia xây dựng thang bảng lương, định mức lao động, phương án sử dụng lao động, bảo hộ lao động và xử lý kỷ luật lao động. Theo quy định, khi xây dựng thang bảng lương - thưởng, định mức lao động, phương án sử dụng lao động, kế hoạch bảo hộ lao động thì ngưòi sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở5. Bên cạnh đó, việc xây dựng nội quy lao động, tiến hành kỷ luật người lao động, áp dụng biện pháp tạm ngưng việc thì người sử dụng lao động cũng phải tham khảo

ý kiến của Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở6.

Ngoài ra, công đoàn còn là ngưòi tham gia tố tụng trong vụ án lao động, hành chính, phá sản doanh nghiệp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể ngưòi lao động và người lao động7.

Một phần của tài liệu mat_tran_s-165_WWUI (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)