TRANH CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH
1.3. KINH NGHIỆM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
MỘT SỐ CÔNG TY TÀI CHÍNH NƯỚC NGOÀI
1.3.1. Tại Mỹ
Các CTTC tại Mỹ được xếp vào loại hình các TCTD phi ngân hàng, cùng với các quỹ tương hỗ, quỹ tương trợ thị trường tiền tệ...
CTTC huy động vốn bằng cách phát hành các cổ phiếu và trái phiếu., dùng số tiền huy động được để cho vay người tiêu dùng, thường là món vay nhỏ để có tiền mua sắm đồ đạc gia đình, xe hơi, tu bổ nhà.. .và cho vay các doanh nghiệp nhỏ.
Quá trình trung gian tài chính của các CTTC tại Mỹ được thực hiện khi họ đi vay những món tiền lớn nhưng thường cho vay những món tiền nhỏ, đây là một quá trình khác với các NHTM, các NHTM thu hút những món tiền nhỏ và sau đó thường cho vay những món tiền lớn. Tuy khác nhau như vậy nhưng CTTC và các NHTM đều phải cạnh tranh với nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Các CTTC tại Mỹ cạnh tranh hiệu quả với các NHTM và các tổ chức tài chính khác trên các lĩnh vực:
- Cho người tiêu dùng vay để mua những hàng hóa, đồ đạc gia đình, tu bổ nhà cửa hoặc thanh toán những món nợ nhỏ. Các CTTC này cho người tiêu dùng vay vốn khi mà người vay không có được từ những nguồn tín dụng khác, và vì vậy, phải chịu lãi suất cao hơn.
- Cung cấp các khoản tín dụng, đặc biệt là các doanh nghiệp bằng cách mua những khoản tiền sẽ phải thu như các hóa đơn nợ của khách hàng, có chiết khấu. Thuộc loại này có các công ty như Factoring (bao thanh toán).
- Cho vay để mua các sản phẩm do tập đoàn sản xuất. Đó là các CTTC bán hàng. Những công ty này thường do các tập đoàn kinh tế lập ra
để mở rộng bán sản phẩm. Chẳng hạn như công ty tín dụng Ford (Ford Credit Company) là một CTTC của hãng xe hơi Ford. Công ty này cho vay để mua xe do hãng Ford sản xuất. Công ty tài trợ dưới hình thức cho vay trả góp, cho thuê tài chính cho các hãng bán buôn, hãng bán lẻ, cho người mua xe hoặc thuê xe của Ford.
Cũng có những CTTC độc lập, cho người tiêu dùng vay để mua hàng hóa từ một nhà bán lẻ, hoặc từ một nhà sản xuất.
1.3.2. Tại Thái Lan
Các CTTC được thành lập từ những năm 70 theo một Luật riêng về CTTC. Lúc đầu có tới 128 CTTC, sau một thời gian hoạt động bị đổ bể, đến năm 1989 còn 94 CTTC. Tuy nhiên, hoạt động của CTTC vẫn chiếm vị trí số 2, sau các NHTM. Sở dĩ số lượng CTTC xuất hiện nhiều vì thời kỳ đó Thái Lan chủ trương đình chỉ cấp giấy phép hoạt động ngân hàng nên họ chuyển sang thành lập các CTTC. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 đã làm các CTTC lâm vào tình trạng khủng hoảng vì số nợ khó đòi rất lớn, không thu hồi được. Tháng 12/2007, Thái Lan đã phải đóng cửa 56 CTTC do thua lỗ hay nợ quá hạn cao. Đặc biệt, có 12 CTTC và 1 ngân hàng (Union Bank) đã hợp nhất thành một định chế mới là Bank Thai.
Các CTTC Thái Lan cạnh tranh quyết liệt với các NHTM trên các nghiệp vụ:
a. Hoạt động nghiệp vụ tài chính:
- Nhận tiền gửi: Phát hành giấy cam kết thanh toán, số tiền tối thiểu 10.000 Baht. Những người tham gia gửi là cá nhân, công ty tư nhân, các hiệp hội, các định chế tài chính. Một số CTTC chỉ được nhận tiền gửi trên 100.000 Baht, không được nhận tiền gửi nhỏ.
- Cho vay: Cho doanh nghiệp vay ngắn hạn, dài hạn (bất động sản, dự án thương mại, công nghiệp...)
- Thuê mua (leasing): bất động sản, xe hơi, tiêu dùng...
- Mua bán các loại trái phiếu, hối phiếu và các công cụ nợ khác của các công ty, Chính phủ.
CTTC không được phát hành séc cho khách hàng, không được thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (hối đoái).
b. Hoạt động trên thị trường chứng khoán:
Làm môi giới chứng khoán, mua bán chứng khoán, cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tư vấn và thông tin chứng khoán, phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản trước khi khách hàng đầu tư vào chứng khoán.
1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra đối với Việt Nam
Từ những hoạt động và năng lực cạnh tranh của CTTC tại các nước nêu trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong hoạt động của các CTTC như sau:
- Thứ nhất, CTTC cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng đa dạng cho nhu cầu ngày càng cao của tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế. Mới đầu các CTTC được thành lập nhằm phục vụ các nhu cầu về tài chính, dịch vụ tài chính tương tự như của các NHTM, nhưng sau đó đã mở rộng, phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ kinh doanh và mở rộng đối tượng phục vụ hơn so với các NHTM.
- Thứ hai, CTTC muốn nâng cao năng lực cạnh tranh phải có được phân khúc thị trường riêng, đặc thù cho mình để cạnh tranh với các TCTD khác, đặc biệt là các ngân hàng bán lẻ.
- Thứ ba, các CTTC trên thế giới với năng lực về vốn, công nghệ đã cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính và có phạm vi hoạt động vượt ra khỏi biên giới một quốc gia sang nhiều quốc gia khác, đồng thời phát huy tối đa khả năng tận dụng kinh doanh trên mọi lĩnh vực mà pháp luật cho phép đối với loại hình CTTC.
Kết luận Chương 1
Toàn bộ nội dung trong Chương 1 đã tập trung vào làm rõ những nội dung, những vấn đề chung nhất về CTTC với đặc điểm, vai trò; cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của CTTC, nghiên cứu kinh nghiệm ở một số quốc gia về khả năng cạnh tranh của CTTC. Những vấn đề trên chính là cơ sở lý luận để Luận văn nghiên cứu đúng mức thực trạng năng lực cạnh tranh của PVFC trong Chương 2.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NĂNG Lực CẠNH TRANH CỦA TÔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH DẦU KHÍ VIỆT NAM
2.1. TÔNG QUAN VỀ TÔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH DẦU KHÍ VIỆT NAM
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Tổng CTTC Dầu khí Việt Nam nay là Tổng công ty tài chính Cổ phần Dầu khí, có tên giao dịch đối ngoại là PETROVIETNAM FINANCE CORPORATION (PVFC), trụ sở chính tại số 22, Ngô Quyền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, được thành lập theo Quyết định số 04/2000/QĐ-VPCP ngày 30/3/2000 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính Phủ và hoạt động theo giấy phép hoạt động số 12/GP - NHNN ngày 25/10/2000 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cấp với thời hạn hoạt động là 50 năm. PVFC chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/10/2000 với vốn điều lệ ban đầu 100 tỷ đồng, tính đến 31/12/2009 vốn điều lệ của PVFC là 5.000 tỷ đồng. Hiện nay, PVFC có 9 chi nhánh, 16 Phòng giao dịch và 4 Công ty thành viên (Công ty Cổ phần Đầu tư và Tư vấn Tài chính Dầu khí, Công ty Cổ phần Quản lý quỹ Đầu tư Tài chính Dầu khí, Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính Công đoàn Dầu khí Việt Nam, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Phú Đạt).
PVFC là một TCTD phi ngân hàng, phương châm hoạt động “Vì sự phát triển vững mạnh của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam”. PVFC là doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, Luật doanh nghiệp Nhà nước và các Luật có liên quan. Xét theo mô hình hoạt động trong 10 năm qua, PVPC đã trải qua 2 giai đoạn:
Từ khi thành lập đến tháng 10 năm 2007, PVFC hoạt động theo mô hình Công ty 100% vốn Nhà nước trong bối cảnh thị trường tài chính trong
nước đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ và đã đạt được những bước phát triển nhất định, trong đó đáng chú ý là xu hướng mở rộng hoạt động trên nhiều lĩnh vực của các Tổng công ty lớn theo hướng tập đoàn kinh tế, đồng thời đây cũng là thời kỳ hành lang pháp lý cho hoạt động của các CTTC luôn được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp tình hình thực tế và vai trò của CTTC. Đây cũng là giai đoạn PVFC đã cơ bản hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động cũng như xây dựng và ban hành các quy trình, quy chế nội bộ, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu hoạt động nghiệp vụ của các đơn vị chức năng. Với mạng lưới 9 chi nhánh và 3 công ty thành viên, phạm vi hoạt động của PVFC đã theo kịp mạng lưới hoạt động của Petrovietnam và các đơn vị thành viên tại các trung tâm kinh tế và dầu khí lớn của cả nước như Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ngãi, Đồng bằng Sông Cửu Long... Bên cạnh đó, PVFC cũng đã thiết lập được mối quan hệ hợp tác với đông đảo khách hàng trong và ngoài ngành dầu khí, như Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và các công ty thành viên trong Tập đoàn, các tổ chức tài chính, ngân hàng trong và ngoài nước, các doanh nghiệp và Tập đoàn kinh tế lớn cũng như các cá nhân trong và ngoài ngành Dầu khí.
Với vai trò là định chế tài chính của Tập đoàn cùng với số vốn điều lệ ban đầu là 100 tỷ đồng, sau 7 năm hoạt động, vốn điều lệ của PVFC đã tăng lên 3.000 tỷ đồng. Trên cơ sở đó PVFC đã thu xếp vốn thành công cho các dự án của ngành với tổng số vốn là trên 6.700 tỷ VND. PVFC tham gia tích cực vào quá trình đổi mới doanh nghiệp trong Tập đoàn thông qua hoạt động tư vấn cổ phần hóa, tư vấn đổi mới doanh nghiệp, tư vấn phát triển các dịch vụ tài chính phục vụ việc nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên trong ngành. Đặc biệt, lần đầu tiên PVFC đã thí điểm thành công phương án phát hành trái phiếu Dầu khí để huy động vốn cho các dự án của Tập đoàn.
Giai đoạn 2, từ năm 2008 - 2009, đây là khoảng thời gian không dài, song lại chính là thời điểm cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ trở nên trầm trọng và lan rộng sang các quốc gia khác dẫn đến tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế nói chung và hoạt động tài chính tiền tệ nói riêng. Các tổ chức tài chính ngân hàng hoạt động trong môi trường biến động rất khó dự đoán, thêm vào đó thị trường chứng khoán giảm mạnh liên tục, thị trường bất động sản hầu như đóng băng, lãi suất huy động và cho vay có nhiều biến động với biên độ lớn cũng gây nên những khó khăn đáng kể cho hoạt động của PVFC. Từ giữa năm 2009, suy thoái kinh tế thế giới đã chững lại và bắt đầu có dấu hiệu phục hồi, tuy nhiên hậu quả để lại chưa thể một sớm một chiều đã khắc phục được, thị trường tài chính tiền tệ thế giới vẫn được dự báo là tiếp tục diễn biến bất thường và tiềm ẩn nguy cơ tái phát. Trong bối cảnh đó, để đảm bảo hoạt động ngày càng hiệu quả và phù hợp với giai đoạn mới, PVFC đã chuyển mô hình hoạt động từ công ty 100% vốn Nhà nước sang mô hình Công ty Cổ phần với tên gọi Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam. Theo đó, chỉ trong một thời gian ngắn, PVFC đã hoàn tất các thủ tục chuyển đổi, thay đổi chức năng nhiệm vụ, sửa đổi các quy chế, quy định nội bộ và đến ngày 18/3/2008, PVFC chính thức hoạt động theo mô hình mới. Với số vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng, PVFC đã trở thành một tổ chức tín dụng phi ngân hàng có số vốn điều lệ lớn nhất cả nước. Ngày 3/11/2008, cổ phiếu PVFC đã được niêm yết theo đúng kế hoạch tại sàn HOSE.
Trải qua gần 10 năm xây dựng và phát triển, đến nay mạng lưới của PVFC được phân bổ rộng khắp trên các tỉnh thành phố trong cả nước, với 9 Chi nhánh và 16 Phòng giao dịch tại các tỉnh, thành phố trên cả nước như: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hoá, Đà Nang, thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và Cần Thơ.
2.1.2. Chức năng hoạt động
* Huy động vốn:
- Nhận tiền gửi có kỳ hạn từ 1 năm trở lên của tổ chức, cá nhân theo quy định của NHNN;
- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật hiện hành;
- Vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong, ngoài nước và các tổ chức tài chính quốc tế;
- Tiếp nhận vốn uỷ thác của Chính phủ, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước;
* Cho vay:
- Cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn và dài hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
- Cho vay theo uỷ thác của Chính phủ, của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định hiện hành của Luật các tổ chức tín dụng và hợp đồng uỷ thác;
- Cho vay theo tiêu dùng bằng hình thức cho vay mua trả góp;
* Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá khác:
- Được cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu, cầm cố thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác đối với các tổ chức và cá nhân;
- Được tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác với các tổ chức tín dụng khác;
* Bảo lãnh:
PVFC được bảo lãnh bằng uy tín và khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh. Việc bảo lãnh của PVFC phải tuân theo quy định
tại Điều 58, Điều 59, Điều 60 Luật các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước; Được cấp tín dụng dưới các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
* Cung cấp các dịch vụ khác:
- Mở tài khoản
+ PVFC được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước nơi Công ty tài chính đặt trụ sở chính và ngân hàng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Việc mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng ngoài lãnh thổ Việt Nam phải được NHNN cho phép;
+ PVFC có nhận tiền gửi phải mở tài khoản tại NHNN và duy trì tại đó số dư bình quân không thấp hơn mức quy định của Ngân hàng Nhà nước;
- Dịch vụ ngân quỹ: Được thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng;
- Đầu tư, góp vốn, mua cổ phần của các Doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác; Đầu tư cho các dự án theo hợp đồng;
- Tham gia thị trường tiền tệ;
- Được quyền nhận uỷ thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và đầu tư, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân theo hợp đồng;
- Cung ứng dịch vụ tư vấn về ngân hàng, tài chính, tiền tệ, đầu tư cho khách hàng; Mua bán ngoại tệ với khách hàng, cụ thể:
+ Mua ngoại tệ từ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, các Doanh nghiệp thành viên thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và các khách hàng có quan hệ tín dụng (từ các nguồn thu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các đối tượng này);
+ Bán ngoại tệ để phục vụ nhu cầu hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các đơn vị thành viên trong tập đoàn;
+ Mua ngoại tệ từ các TCTD được phép hoạt động ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam để đảm bảo nguồn ngoại tệ đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, dịch vụ và hoạt động ngân hàng của PVFC;
+ Bán ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam để đảm bảo nguồn tiền đồng Việt Nam đáp ứng