Năng lực tài chính

Một phần của tài liệu 0449 giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty tài chính dầu khí VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 49 - 69)

TRANH CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH

2.2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANHC ỦA TỔNG CÔNG

2.2.1. Năng lực tài chính

2.2.1.1. Quy mô về vốn và hệ số an toàn vốn a. Vốn điều lệ

Năng lực tài chính của công ty tài chính thể hiện ngay chỉ tiêu đầu tiên là quy mô vốn điều lệ. Quy mô về vốn pháp định của các TCTD được chính phủ quy định tại nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006, theo đó các CTTC phải đảm bảo mức vốn điều lệ tối thiểu là 300 tỷ đồng chậm nhất vào ngày 31/12/2008 và mức vốn điều lệ tối thiểu là 500 tỷ đồng chậm nhất vào ngày 31/12/2010. 10 năm xây dựng và phát triển trong tiến trình đi lên của đất nước, với số vốn điều lệ ban đầu là 100 tỷ đồng, đến nay PVFC đã tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng, trong đó PetroVietnam nắm giữ 78%, cổ đông chiến lược nước ngoài là Morgan Stanley (MSIHI) nắm giữ 10%, còn lại là các cổ đông pháp nhân và thể nhân. Như vậy, PVFC đã đáp ứng được quy định về mức vốn điều lệ trước thời hạn, mặt khác, so với mức vốn điều lệ của các TCTD phi ngân hàng khác, PVFC có mức vốn điều lệ lớn nhất, thậm chí cao hơn cả một số các NHTM Cổ phần khác.

Biểu đồ 2.1: Vốn điều lệ của một số TCTD năm 2009

5.000-1 4.500- 4.000- 3.500- 3.000- 2.500- 2.000- 1.500- 1.000- 500- 0- 2.500 3.000 3.000 NHTM CP Quốc Tế

bình ngành của PVFC cũng cho thấy khả năng chống đỡ rủi ro của đơn vị cao nếu xảy ra những cú sốc xuất hiện trong nền kinh tế. Tuy nhiên, so với các đối thủ cạnh tranh khác như các NHTMCP lớn hay các NHTM Nhà nước thì vốn điều lệ của PVFC vẫn còn ở mức thấp, chẳng hạn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có vốn điều lệ là 21.000 tỷ đồng, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 9.000 tỷ đồng, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương 14.000 tỷ đồng, Ngân hàng thương mại cổ phần Á châu 7.815 tỷ đồng, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn thương tín 6.800 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, trong những năm gần đây các NHTM cổ phần đã luôn đặt việc tăng vốn điều lệ là mục tiêu quan trọng trong chiến lược kinh doanh của mình bởi lẽ việc có mức vốn điều lệ cao càng có ý nghĩa hơn trong môi trường kinh doanh có nhiều biến động phức tạp, không dự báo trước được, nhất là sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế càng lúc càng gia tăng trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa kinh tế mỗi lúc thêm sâu rộng. Việc tăng vốn điều lệ nhằm tăng năng lực tài chính, đồng thời tăng khả năng tiếp cận thị trường, phục vụ khách hàng tốt hơn do có nguồn tài chính đầu tư vào cơ sở vật chất, đổi mới thiết bị công nghệ từ đó tăng cường khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh và kết quả là nâng cao khả năng cạnh tranh của đơn vị. Vì thế, không chỉ có các ngân hàng tăng vốn điều lệ nhằm đáp ứng quy định mà ngay cả những ngân hàng cổ phần lớn, đã có mức vốn điều lệ vượt mức yêu cầu vẫn tiếp tục có kế hoạch tăng vốn điều lệ nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh. Theo xu thế tăng vốn như vậy của các NHTM cổ phần thì năng lực cạnh tranh của các NHTM cổ phần sẽ được nâng lên đáng kể, tất yếu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến vị trí của PVFC trên thị trường Việt Nam trong những năm sắp đến.

Bên cạnh việc tăng vốn điều lệ của mình các NHTM cổ phần đã chủ động lựa chọn đối tác chiến lược của mình là các ngân hàng nước ngoài để liên kết nhằm tăng cường sức mạnh cạnh tranh của mình thông qua kinh nghiệm quản lý, công nghệ, sản phẩm mới...

STB

Ngân hàng ANZ

Dragon Financial Holdings Công ty tài chính quốc tế IFC

10% 8,73% 6,96%

Techcombank HSBC 20%

Eximbank

Ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC), VOF Investment Limited-British Virgin Islands, Mirae Asset Exim Investment Limited (MAE) thuộc tập đoàn Mirae Asset Hàn Quốc và Mirae Asset

nước ngòai, các NHTM cổ phần còn tạo được uy tín, thương hiệu của mình nhờ thương hiệu của các đối tác chiến lược trên. Điều này rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nó góp phần không nhỏ trong việc gia tăng sức mạnh cạnh tranh của NHTM đó. Do vậy, áp lực cạnh tranh ngày càng được đẩy lên vai các TCTD khác, trong đó có PVFC.

2006 2007 2008 2009

Vốn CSH 1.144 4.242 6.105 6.610

Vốn điều lệ 1.000 3.000 5.000 5.000

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (%) 13% 9,15% 18,72% 12,82%

Trong bối cảnh như vậy, vào tháng 12/2007, PVFC đã chính thức ký hợp đồng mua bán cổ phần chiến lược với Morgan Stanley International

Holdings Inc (MSIHI) (Công ty 100% trực thuộc Tập đoàn tài chính Morgan Stanley), theo đó MSIHI nắm giữ 10% vốn điều lệ của PVFC. Với chiến lược của PVFC là "vươn ra biển lớn", trở thành một trong những Tập đoàn tài chính mạnh của khu vực và thế giới, việc Morgan Stanley trở thành cổ đông chiến lược sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho PVFC cung cấp các dịch vụ tài chính, đầu tư một cách chuyên nghiệp, thâm nhập thị trường quốc tế, nâng cao nghiệp vụ, cũng như phát triển nguồn nhân lực, bởi lẽ Morgan Stanley là một trong những tập đoàn tài chính lớn mạnh nhất thế giới với lĩnh vực hoạt động và mạng lưới rộng khắp trên toàn cầu. Cơ cấu cổ đông của PVFC như sau:

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu cổ đông năm 2009 của PVFC

CỔ dông nước ngoài khác

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2009 của PVFC) b. Hệ số an toàn vốn tối thiểu

Trong hoạt động kinh doanh, các TCTD cần phải bảo đảm một tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (hệ số CAR) theo quy định của Basel. Có hai loại hệ số CAR, đó là CAR loại I và CAR loại II. Theo quy định tại Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 do Thống đốc NHNN ban hành thì

các TCTD hoạt động tại Việt Nam phải luôn duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR loại II) là 8%. Tỷ lệ này cho thấy nếu quy mô vốn tự có của TCTD càng thấp thì càng khó mở rộng hoạt động vì nếu mở rộng hoạt động thì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu sẽ có khả năng không đạt mức 8% như quy định và sẽ đối mặt với những nguy cơ rủi ro lớn hơn.

Ý thức được tầm quan trọng của việc đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động kinh doanh, PVFC luôn duy trì hệ số CAR loại II đạt mức trên mức tối thiểu quy định.

Bảng 2.3 Tỷ lệ an toàn vốn của PVFC

Tốc độ tăng trưởng (%) 165% 121% 12,42% 43,33%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của PVFC năm 2006 - 2009)

Qua bảng số liệu trên, có thể thấy tỷ lệ đảm bảo an toàn vốn từ năm 2006 đến 2009 hiện của PVFC ở mức cao, thể hiện PVFC có một nền tảng vốn chủ sở hữu tương đối tốt. PVFC đã luôn để lại khoản lợi nhuận giữ lại để tăng vốn đáng kể. Bên cạnh đó, đến năm 2009, vốn điều lệ của PVFC là 5.000 tỷ đồng, do vậy trong thời gian tới theo quy định của nghị định 141/2006/NĐ-CP của Chính Phủ thì PVFC không bị áp lực tăng vốn.

Tỷ lệ an toàn vốn cao, không bị áp lực tăng vốn, đó là những điều kiện thuận lợi để PVFC có thể đẩy mạnh hoạt động tín dụng và các hoạt động khác mà vẫn đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của pháp luật.

2.2.1.2. Chất lượng tài sản có

Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng tài sản có

Chất lượng TSC luôn là vấn đề hàng đầu được lãnh đạo PVFC chú ý. Chính vì vậy, trong những năm qua, đặc biệt là kể từ khi được cổ phần hoá và niêm yết tại thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2008, quy mô về tài sản của PVFC không ngừng gia tăng mạnh mẽ. Đến 31/12/2009 tổng tài sản của PVFC đạt gần 64.649 tỷ đồng, tăng 43,3% so với năm 2008, tăng 60% so với năm 2007 và hiện là CTTC lớn nhất hoạt động trên thị trường ngân hàng tài chính - tương đương với quy mô tổng tài sản một ngân hàng TMCP cỡ trung bình ở Việt Nam.

Nợ nghi ngờ 3.745 106.443 60.450 90.418 Nợ có khả năng mất vốn 45.379 56.363 217.732 260.878 Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ (%) 1,9% 2,97% 2,8% 1,4% Tổng dư nợ 2.537.25 5 8.688.78 5 17.208.744 26.961.378

(Nguồn: Báo cáo tài chính của PVFC các năm 2006 - 2009)

Tuy nhiên, theo kế hoạch năm 2009 đã được đề ra, PVFC đã thực hiện không hoàn thành kế hoạch: về chỉ tiêu tổng tài sản có chỉ đạt 92% so với kế hoạch (theo kế hoạch tổng tài sản có 69.000 tỷ đồng), chỉ tiêu dư nợ chỉ đạt 74% so với kế hoạch (theo kế hoạch dư nợ 2009 là 35.500 tỷ đồng).

Thứ hai, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng

Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của PVFC các năm 2006, 2007 ở mức cao, tuy nhiên sau đó giảm mạnh, năm 2008 so với năm 2007 tăng 86%, tuy nhiên năm 2009 tốc độ tăng trưởng ở mức chậm lại và chỉ đạt 39% (tương đương tăng 8,277 tỷ đồng), tương đương tốc độ tăng trưởng dư nợ toàn ngành ngân hàng tài chính (tốc độ tăng 38% trong 2009), nhưng nếu so với các CTTC khác và các ngân hàng TMCP khác với những yếu tố không thuận lợi bằng thì con số tăng trưởng tín dụng của PVFC là khá khiêm tốn.

Biểu đồ 2.3: Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của PVFC

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2006 - 2009 của PVFC) Thứ ba, tỷ lệ nợ xấu

Về tình hình nợ xấu của PVFC, qua giai đoạn 2006 - 2009 đều nằm ở mức không quá cao so với nợ xấu trung bình toàn ngành ngân hàng, nhưng tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn lại chiếm phần lớn trong nợ xấu, điều này cho thấy mức độ rủi ro và xu hướng rủi ro ngày càng gia tăng.

Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ xấu của PVFC

Nợ nhóm 3( Nợ dưới tiêu chuẩn) 846.360 Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) 90.418 Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) 668.501 Tổng dư nợ 26.961.387 Tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dư nợ (%) 9,3% Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ (%) 6,1%

(Nguồn: Báo cáo Tài chính năm 2006 - 2009 của PVFC)

Trong bản cáo bạch và báo cáo tài chính của PVFC năm 2008, dư nợ của PVFC hơn 17.000 tỷ đồng, trong đó nợ quá hạn là 970 tỷ đồng, chiếm 4,62% tổng dư nợ; Nợ xấu chiếm 2,8% tổng dư nợ, trong khi mức nợ xấu

toàn hệ thống ngân hàng là 3%. Năm 2009 nợ quá hạn của PVFC là 1.600 tỷ đồng, chiếm 6,08% dư nợ; Nợ xấu chỉ chiếm 1,4% tổng dư nợ.

Tuy nhiên có nhiều câu hỏi được đặt ra về tỷ lệ nợ xấu năm 2009 của PVFC. Tại ngày 31/12/2009 khách hàng của PVFC là Tập đoàn Vinashin có dư nợ là 1.305 tỉ đồng là nợ đã quá hạn thanh toán. Bình thường, khoản nợ trên phải được phân loại thành nhóm và trích lập dự phòng rủi ro theo Quyết định 493 ngày 22/4/2005 và Quyết định 18 ngày 25/4/2007 của NHNN. Nếu PVFC thực hiện theo hai quyết định trên, dư nợ nhóm hai của PVFC sẽ giảm đi 339 tỉ đồng (nợ nhóm hai là nợ cần chú ý, tỷ lệ trích lập dự phòng là 5% tổng dư nợ); đồng thời nợ nhóm ba (nợ dưới tiêu chuẩn, trích lập dự phòng 20%) tăng thêm 829 tỉ đồng, nợ nhóm năm (nợ có khả năng mất vốn, trích lập dự phòng 100%) tăng thêm 407 tỉ đồng. Khi đó phân nhóm nợ quá hạn thực tế của PVFC trong năm 2009 như sau:

Bảng 2.6: Phân nhóm nợ thực tế của PVFC năm 2009

mức của toàn ngành ngân hàng năm 2009 (2,5%). Tổng chi phí dự phòng rủi ro sẽ phát sinh thêm 524 tỉ đồng, dẫn đến kết quả kinh doanh của PVFC sẽ không phải là lãi sau thuế 506,1 tỷ đồng mà là âm 18 tỷ đồng, nếu PVFC thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro cho nợ quá hạn của Tập đoàn Vinashin theo đúng quy định của pháp luật.

Như vậy, với chất lượng TSC như phân tích ở trên đã thể hiện sự nỗ lực của PVFC. Chất lượng tài sản có những chuyển biến, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế có nhiều biến động như năm 2008, 2009. Tuy nhiên PVFC còn có thể thực hiện tốt hơn nữa với sự hỗ trợ của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, của đối tác chiến lược Morgan Stanley ... để có cơ cấu TSC tốt hơn, mang lại nhiều lợi nhuận, phát triển vững chắc, nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình trong hệ thống ngân hàng và thoả mãn kỳ vọng của các cổ đông.

2.2.1.3. Tính thanh khoản

Theo các chuyên gia, trong các loại rủi ro hoạt động tài chính ngân hàng thì rủi ro thanh khoản được coi là nguy hiểm nhất. Những bài học nhãn tiền ở nước Mỹ, châu Âu mới đây và liên hệ với thực tiễn Việt Nam trong thời gian qua thì vấn đề quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro thanh khoản trở nên rất đáng lưu tâm.

Một TCTD được xem là có khả năng thanh khoản nếu nó tiếp cận dễ dàng các nguồn vốn khả dụng ở chi phí hợp lý và đúng lúc cần thiết. Điều này có nghĩa là TCTD có sẵn lượng ngân quỹ dự trữ trong tay với những tài sản mang tính lỏng cao hoặc có thể tăng thêm bằng cách vay mượn hoặc bán bớt một số tài sản mà ngân hàng đang có.

Thực tế cho chúng ta thấy hiện tượng thiếu hụt thanh khoản, thường là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy TCTD đang ở trong tình trạng khó khăn tài chính nghiêm trọng. Khi TCTD bắt đầu mất các khoản tiền gửi

cũ và mới, nguồn cung cấp tiền ngày càng khó, các TCTD khác buộc phải cho vay hỗ trợ một cách miễn cưỡng vì thiếu sự an toàn hoặc với lãi suất cao hơn, điều này càng làm suy giảm hơn nữa lợi nhuận của TCTD đó đồng thời thể hiện tính thanh khoản có vấn đề.

tài sản (%) 44% 25% 33% 25,2%

Tài sản thanh khoản/ Tiền

NIM 1,5% 1,3% 1,72% 0,04% Chi phí hoạt động/Thu nhập

hoạt động kinh doanh

32% 28% 36,72% 27,7%

ROA 0,7% 0,9% 0,11% 1,1%

ROE 8,12% 9,9% 0,82% 9,5%

Thu nhập từ lãi/Tổng thu nhập hoạt động kinh doanh

75% 44% 77% 0,9%

(Nguồn: Báo cáo Tài chính của PVFC từ 2006 -2009)

Qua bảng trên có thể thấy tỷ lệ tài sản thanh khoản của PVFC là không cao, thông thường theo Công ty kiểm toán Earn &Young thì tỷ lệ thanh khoản/ Tổng tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá phải đạt 40% - 50% . Trên thực tế, nhiều TCTD cho rằng có thể vay mượn các nguồn thanh khoản không giới hạn bất kỳ lúc nào cần đến. Do đó, không cần phải dự trữ thanh khoản nhiều dưới hình thức các tài sản có giá ổn định và dễ bán. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình trạng thiếu hụt ngân quỹ ở một mức độ lớn tại một số TCTD đã chỉ ra rằng vấn đề thanh khoản là không thể bỏ qua.

2.2.1.4. Hiệu quả sản xuất kinh doanh

Hiệu quả sản xuất kinh doanh thể hiện những gì mà TCTD thực hiện, từ quản lý rủi ro, hoạt động marketing, quản trị điều hành... Hiệu quả sản xuất kinh doanh được thể hiện qua các chỉ tiêu như khả năng sinh lời của tổ chức (ROA, ROE, NIM), tỷ lệ chi phí hoạt động, tỷ lệ thu nhập từ lãi.

Tổng vốn huy động 58.038.360 157.774.760 93.277.341 25.052.152 52.078.951 Thu nhập lãi thuần 18.574 32.750.322 2.373.977 643.441 1.975.308 Lợi nhuận trước thuế 611.443 2.201.204 1.675.088 318.405 1.132.463 Chi phí hoạt động/ Tổng thu nhập hoạt động kinh doanh 27,7% 37% 34,1% 39,6% 35% ROA 1,1% 2,1% 1,9% 1,5% 2% ROE 9,5% 24,6% 18,3% 13,6% 8% Thu nhập từ lãi/Tổng thu nhập hoạt động kinh doanh 0,9% 56,7% 48,% 74,80% 77%

(Nguồn: Báo cáo tài chính của PVFC năm 2006 - 2009)

Có một sự đánh đổi giữa khả năng thanh khoản và khả năng sinh lời. Dự trữ càng nhiều TSC có tính lỏng cao để đáp ứng nhu cầu thanh khoản thì khả năng tạo ra lợi nhuận của ngân hàng càng thấp và ngược lại. Mục tiêu đặt ra cho các TCTD là tùy thuộc vào mục tiêu, chiến lược và tùy từng thời

Một phần của tài liệu 0449 giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty tài chính dầu khí VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 49 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w