Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu 0449 giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty tài chính dầu khí VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 27 - 30)

TRANH CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH

1.2. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH

1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh

1.2.3.1. Môi trường vĩ mô

Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố bên ngoài CTTC có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới năng lực cạnh tranh của CTTC và đặt các CTTC trước yêu cầu bắt buộc phải cạnh tranh để tồn tại và phát triển.

Môi trường vĩ mô bao gồm: môi trường kinh tế - xã hội, môi trường pháp lý, chính sách kinh tế .... trong và ngoài nước tác động vào hoạt động của CTTC.

-Môi trường pháp lý và chính sách kinh tế

Bất kỳ một chủ thể nào cũng đều bị tác động bởi môi trường pháp lý và chính sách kinh tế của nhà nước. Nhà nước nào cũng luôn chủ trương xây dựng và củng cố hệ thống các tổ chức tài chính tín dụng, khuyến khích các chủ thể này hoạt động bình đẳng trong hoạt động và bình đẳng trướ c pháp luật. Bản thân CTTC là một bộ phận nằm trong hệ thống tài chính ngân hàng, do vậy vai trò điều tiết, tạo dựng môi trường kinh tế xã hội, môi trường pháp lý cần thiết thể hiện vai trò rất lớn của nhà nước đối với TCTD này. Các quy định của pháp luật có đầy đủ và chặt chẽ tạo hành lang pháp lý rõ ràng để khuyến khích sự phát triển của CTTC về lĩnh vực hoạt động,

phạm vi hoạt động, loại hình của CTTC hoạt động trong nền kinh tế. Hiện nay với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, nhà nước hơn bao giờ hết phải xây dựng môi trường pháp lý rõ ràng, minh bạch để tạo điều kiện cho hệ thống tài chính ngân hàng và các CTTC hoạt động có hiệu quả, nâng cao được năng lực cạnh tranh, phục vụ đắc lực cho sự phát triển của nền kinh tế.

- Môi trường kinh tế - xã hội

Một xã hội phát triển sẽ đi kèm với nhu cầu xã hội càng cao về các sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng và phong phú, chất lượng ngày càng cao. Sản phẩm dịch vụ tài chính của CTTC cũng không đứng ngoài yêu cầu đó của xã hội. Một nền kinh tế phát triển đồng nghĩa với môi trường kinh tế thuận lợi cho các CTTC mới hình thành và phát triển phục vụ phân khúc thị trường mà mình có thế mạnh nhằm tìm kiếm lợi nhuận; điều đó cũng đồng nghĩa với áp lực cạnh tranh giữa các CTTC với nhau, và với các TCTD khác trở nên gay gắt hơn.

Ngược lại, khi môi trường kinh tế xã hội đang suy thoái, không ổn định thì cơ hội để cho các CTTC cũng như các TCTD khác tồn tại và phát triển rất khó khăn. Bởi lẽ khi đó nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ mà CTTC cung cấp không cao, thị trường tài chính bị thu hẹp, các CTTC cạnh tranh trong một thị phần nhỏ bé ... Rõ ràng một khi nền kinh tế xã hội không ổn định, suy thoái thì kéo theo nó là một hệ thống tài chính hoạt động thiếu hiệu quả.

1.2.3.2. Đối thủ cạnh tranh

Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa, hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, các CTTC phải chấp nhận ngày càng có nhiều chủ thể tham gia vào thị trường tài chính tiền tệ, do đó đối thủ cạnh tranh với các CTTC không những ngày một tăng về số lượng mà còn mạnh về tiềm lực tài chính cũng

như sản phẩm dịch vụ đa dạng. Có thể chia đối thủ cạnh tranh với các CTTC thành 3 nhóm với những đặc điểm riêng biệt về năng lực cạnh tranh.

Thứ nhất, các NHTM: Nhóm đối thủ cạnh tranh này có ưu thế tương đối so với các CTTC về quy mô vốn, về hệ thống mạng lưới và thị phần. Các ngân hàng ra đời từ lâu và trải qua một quá trình phát triển lâu dài, đã xác lập được mạng lưới khách hàng và thị trường truyền thống, danh mục sản phẩm và chất lượng dịch vụ tương đối ổn định. Tuy nhiên NHTM cũng có những hạn chế trong hoạt động như bộ máy cồng kềnh, công nghệ còn hạn chế ... phân khúc thị trường của các ngân hàng có sự khác biệt tương đối so với các CTTC. So với NHTM thì CTTC quy mô vốn bé hơn nhiều, mạng lưới bó hẹp, lĩnh vực hoạt động hạn chế hơn.. Do vậy để cạnh tranh được với các NHTM đòi hỏi các CTTC phải phát huy ưu thế trong phát triển các sản phẩm mới, những sản phẩm dịch vụ hỗ trợ và gắn liền với tài chính doanh nghiệp như thu xếp vốn cho các dự án, đầu tư và xúc tiến hỗ trợ đầu tư dự án, quản lý vốn và tài sản cho các tổ chức và cá nhân, dịch vụ đầu tư, tư vấn...

Thứ hai, các CTTC trong tập đoàn kinh tế: Các khách hàng của CTTC loại này thường có quy mô vốn lớn, được sự hỗ trợ từ tập đoàn mẹ. Các khách hàng của CTTC loại này thường là các công ty thành viên trong tập đoàn, đây là các khách hàng truyền thống và có rủi ro tín dụng thấp do được tập đoàn đứng ra bảo lãnh. Do đó khả năng cạnh tranh của CTTC trong tập đoàn là có nhiều thuận lợi hơn so với các loại hình CTTC khác. Tuy nhiên điểm hạn chế của các CTTC nằm trong tập đoàn thường bị chi phối và định hướng phát triển bởi định hướng chung của tập đoàn, nhiệm vụ hàng đầu là ưu tiên phục vụ sự phát triển của tập đoàn.

Thứ ba, các tổ chức tài chính, tín dụng khác: Các tổ chức này chủ yếu hoạt động ở một vài lĩnh vực và cung cấp một số sản phẩm dịch vụ tương

đối chuyên biệt như đầu tư tài chính (các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm ....), huy động tiết kiệm (công ty tiết kiệm bưu điện).

Mặc dù cạnh tranh gay gắt với nhau trên thị trường tài chính tiền tệ, nhưng một đặc thù trong hoạt động tài chính là quá trình cung ứng nhiều dịch vụ chỉ hoàn thành với sự tham gia ít nhất của 2 TCTD trở lên. Do đó các CTTC và các TCTD khác vừa phải cạnh tranh giành lợi thế, giành thị phần nhưng vừa phải hợp tác, phối hợp với nhau.

Một phần của tài liệu 0449 giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty tài chính dầu khí VN luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w