TRANH CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
3.2.1. Nâng cao năng lực tài chính
3.2.1.1. Tăng quy mô vốn tự có
và CTTC nói riêng, vì vốn tự có là yếu tố quyết định sức mạnh tài chính của TCTD, là “tấm đệm chống đỡ rủi ro”. Vốn tự có là yếu tố tạo nên sức mạnh và khả năng cạnh tranh của PVFC trên thị trường, vì nó thể hiện năng lực tài chính vốn có của chính bản thân PVFC. Vốn tự có không chỉ là cơ sở, là tiền đề để phát triển các nguồn vốn khác mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ PVFC trước những rủi ro, các chủ nợ (người gửi tiền). Chính vì vậy, trong quá trình hoạt động của mình, PVFC rất quan tâm đến việc tăng vốn tự có.
Có thể coi giải pháp vốn chính là giải pháp tiên quyết nhất cho chiến lược phát triển và cạnh tranh của PVFC. Các biện pháp để tăng vốn điều lệ bao gồm:
* Tăng vốn từ nguồn nội bộ: mà cụ thể là từ lợi nhuận để lại, đây là nguồn bổ sung vốn có ý nghĩa rất quan trọng. Biện pháp này có ưu điểm là giúp PVFC không phải phụ thuộc vào thị trường vốn và không phải chịu chi phí cao do tìm kiếm nguồn lực tài trợ từ bên ngoài. Tuy nhiên, PVFC cần xác định tỷ lệ hợp lý lợi nhuận để lại tăng vốn tự có, vì nếu tỷ lệ này quá thấp do tỷ lệ chi trả cổ tức quá cao sẽ dẫn đến tăng trưởng vốn chậm chạp, có thể làm giảm khả năng mở rộng tài sản sinh lời, ngược lại nếu tỷ lệ này quá cao sẽ làm giảm thu nhập của cổ đông và dẫn đến làm giảm giá trị thị trường của cổ phiếu PVFC. Vì vậy, nếu PVFC có tỷ lệ lợi nhuận để lại để bổ sung vốn tự có ổn định qua các năm và tương ứng với tốc độ tăng trưởng tài sản có là dấu hiệu tốt, thể hiện sự phát triển ổn định của PVFC và mức độ ủng hộ cao của các cổ đông đối với chính sách cổ tức của ban lãnh đạo.
* Tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu: Biện pháp này có thể làm tăng năng lực đòn bẩy tài chính của PVFC trong tương lai nhưng chi phí phát hành cao hơn các phương thức khác và làm “loãng” quyền sở hữu.
quả để tăng cường năng lực tài chính của PVFC đáp ứng yêu cầu trước mắt, nhưng về bản chất đây chỉ là tăng vốn tự có trên danh nghĩa, còn về lâu dài sẽ là một gánh nặng nợ nần, đồng thời chi phí vốn cao sẽ làm suy giảm mức lợi nhuận của PVFC.
* Tăng vốn bằng phát hành trái phiếu chuyển đổi: Trái phiếu chuyển đổi là trái phiếu có thể chuyển thành cổ phiếu thường vào một thời điểm được xác định trước trong tương lai. Loại trái phiếu này có đặc điểm là được trả một mức lãi suất cố định nên có vẻ giống như trái phiếu, nhưng mặt khác lại có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thường và đây cũng chính là điểm hấp dẫn của trái phiếu chuyển đổi. Đối với PVFC, khi phát hành trái phiếu chuyển đổi sẽ có một số lợi thế như: trái phiếu chuyển đổi có mức lãi suất thấp hơn trái phiếu không có tính chuyển đổi; PVFC sẽ tránh được tình trạng tăng số lượng cổ phiếu một cách nhanh chóng trên thị trường (điều này dẫn tới việc làm cho giá cổ phiếu thường bị sụt giảm); thu nhập trên mỗi cổ phần trước đây không bị giảm sút; giúp PVFC nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình, vì với việc phát hành trái phiếu chuyển đổi thì mặc dù lãi suất cao hơn so với huy động tiền gửi ngắn hạn nhưng khi PVFC có nguồn vốn ổn định thì có thể cho vay các dự án có thời gian dài hơn, điều này đồng nghĩa với việc có được một mức lãi suất cao hơn. Mặt khác, do khách hàng mua trái phiếu chuyển đổi có thêm quyền và cơ hội sở hữu cổ phiếu của PVFC sẽ chấp nhận một mức lãi suất thấp hơn, do vậy PVFC có thể đưa ra một mức lãi suất “mềm” hơn khi phát hành loại trái phiếu này, kết quả là chênh lệch giữa lãi suất đầu vào và đầu ra cao hơn dẫn tới lợi nhuận của PVFC tăng lên.
Theo xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, ngành ngân hàng Việt Nam nói chung và bản thân PVFC nói riêng sẽ đối mặt với rất nhiều áp lực cạnh tranh, mức độ cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt và mức độ rủi ro cũng theo
đó mà tăng lên. Với trình độ công nghệ ngân hàng, trình độ quản trị rủi ro còn yếu của PVFC thì phương án tăng vốn bằng cách gọi vốn từ các cổ đông chiến lược nước ngoài Morgan Stanley là một yếu tố cần tính đến trong lộ trình tăng vốn.
3.2.1.2. Nâng cao chất lượng tài sản có Thứ nhất, đẩy mạnh giải quyết nợ xấu
Giải pháp trước mắt là PVFC cần phải tích cực tăng cường xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ xấu bằng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng, mặt khác cần tăng cường hiệu quả của việc khai thác các tài sản siết nợ, sử dụng các biện pháp mạnh như khởi kiện những con nợ chây ỳ.
Một giải pháp để xử các khoản nợ xấu của PVFC là phải thành lập ra một công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC) trực thuộc. Công ty này có chức năng và nhiệm vụ mua lại những khoản nợ xấu của PVFC, sau đó có kế hoạch quản lý và khai thác những khoản nợ này để đạt được hiệu quả cao nhất. Nhờ vậy, PVFC có thể loại những khoản nợ xấu ra khỏi bảng cân đối kế toán, đồng thời làm sạch các báo cáo tài chính của PVFC.
Thứ hai, tăng cường chất lượng tài sản có, đặc biệt là chất lượng tín dụng và nâng cao chất lượng hoạt động quản lý tín dụng
Song song với các biện pháp xử lý nợ xấu, việc thực thi các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng nói riêng, TSC nói chung cũng như tăng cường chất lượng hoạt động quản lý hoạt động tín dụng là một việc làm rất quan trọng để hạn chế dự phát sinh nợ xấu, giảm thiểu tỷ lệ tài sản không sinh lời.
PVFC cần khẩn trương củng cố nhân sự cùng như chất lượng hoạt động của Ủy ban quản lý TSN - TSC (ủy ban ALCO) nhằm đề ra và theo dõi việc thực thi các chính sách, các quy trình kiểm soát chất lượng TSC của PVFC, kiểm soát rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng của PVFC. Nâng cao chất lượng đội ngũ cũng như hiệu quả hoạt động của hội đồng
ALCO và hội đồng tín dụng hội sở cũng là giải pháp đầu tiên cần thực hiện để cải thiện chất lượng tín dụng và chất lượng TSC.
Trong công tác tín dụng, cần xây dựng cẩm nang tín dụng với những hướng dẫn rất chi tiết về quy chế, quy trình thẩm định, từ xét duyệt cho vay đến thu hồi nợ phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế là điều kiện tiên quyết đảm bảo sự áp dụng thống nhất, chặt chẽ chính sách tín dụng của PVFC. Giám sát sự vận hành của cẩm nang tín dụng là một khía cạnh khác đảm báo tính hiệu quả của cẩm nang tín dụng cũng như chất lượng tín dụng. Điều này liên quan đến việc nâng cao chất lượng của công tác kiểm tra - kiểm soát nội bộ thông qua việc kiểm tra tính tuân thủ các quy trình, quy chế, quy định đã đề ra.
Khi xây dựng kế hoạch hàng năm, hàng quý, PVFC phải xác định cho mình danh mục tín dụng, danh mục đầu tư rõ ràng dựa trên phân tích các ngành kinh tế, cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro mà PVFC chấp nhận, để từ đó có những chính sách phát triển, đẩy mạnh tín dụng ở những lĩnh vực, danh mục được ưu tiên.
PVFC cần xây dựng Ban quản lý rủi ro tín dụng phù hợp với quy mô và mức độ rủi ro của mình. Cụ thể công tác quản lý rủi ro phải được xây dựng trên các nguyên tắc tách bạch giữa Bộ phận thẩm định xét duyệt và Bộ phận kinh doanh, các bước của quá trình quản trị rủi ro bao gồm:
- Phát hiện, nhận biết rủi ro; - Đo lường, lượng hoá rủi ro;
- Đưa ra biện pháp giảm thiểu rủi ro và kiểm soát rủi ro; - Giám sát và báo cáo rủi ro.
Trong các bước của quá trình quản trị rủi ro, khối lượng số liệu cần xử lý rất lớn, hơn nữa đòi hỏi một độ chính xác cao. Do vậy, để đảm bảo hiệu quả của hoạt động kinh doanh nói chung và công tác quản trị rủi ro nói
riêng, PVFC phải có hệ thống Core Banking, hệ thống quản trị báo cáo
(MIS). Các dữ liệu nhập vào Core Banking phải chính xác để cho các bộ phận chiến lược ở hội sở căn cứ trên dữ liệu quá khứ để hoạch định các chính sách tín dụng và xây dựng chính sách tín dụng cũng như để đo lường, lượng hoá rủi ro. Ngoài ra PVFC phải xây dựng được hệ thống đánh giá khách hàng, sơ loại khách hàng QCA (Qualitative Customer Assessment) đối với khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp và KYC (Know your Client) đối với khách hàng định chế tài chính. Để phân tích thẩm định và đưa ra quyết định, PVFC đã và đang hoàn thiện trong năm 2010 hệ thống xếp hạng nội bộ (Internal Rating System) cho các khách hàng của mình. Đây là một khâu rất quan trọng trong việc đánh giá khách hàng để có những khách hàng tốt, khách hàng có chất lượng.
Ngoài ra PVFC còn phải phân cấp phân quyền mức độ phán quyết mức tín dụng cho từng chi nhánh phù hợp hơn để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng tín dụng và quyền tự chủ, tự kiểm soát rủi ro của chi nhánh.
3.2.1.3. Nâng cao mức sinh lời
Các biện pháp nâng cao chất lượng TSC nói chung và chất lượng tín dụng nói riêng cũng là giải pháp góp phần nâng cao mức sinh lời của PVFC. Tuy nhiên, mức sinh lời còn có thể được cải thiện thông qua sự kiểm soát chặt chẽ chi phí. Việc kiểm soát chặt chẽ các chi phí có thể bắt đầu từ việc kiểm soát chi phí nhân sự. PVFC cần có những đánh giá đầy đủ về mức sinh lời trên một nhân viên, đánh giá hiệu suất và mức độ hợp lý trong định biên số lượng nhân sự cho từng phòng ban từ cấp chi nhánh đến cấp hội sở nhằm tiết giảm chi phí tiền lương, nâng cao năng suất làm việc trên đầu người. Năng suất lao động của nhân viên là yếu tố then chốt quyết định lợi thế cạnh tranh của PVFC. Do đó, chỉ tiêu đánh giá mức sinh lợi trên một nhân viên cũng cần được xem như một chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của
PVFC. Đánh giá tốt hiệu suất sử dụng của trang thiết bị công nghệ cũng là một chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của PVFC và là một trong những mảng mà PVFC có thể tập trung cải thiện, đổi mới nhằm góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh.
Các nhóm chi phí khác cũng cần được tăng cường kiểm soát và tiết kiệm như chi phí in ấn, chi phí điện, điện thoại, chi phí thuê mặt bằng, trụ sở làm điểm giao dịch...
3.2.1.4. Tăng cường khả năng thanh khoản
PVFC cần xây dựng cho mình một chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản dựa trên những yêu cầu cơ bản sau: hệ thống thông tin quản lý hiệu quả, có khả năng ước tính được nhu cầu thanh khoản cho các tình huống khác nhau, đa dạng hóa các nguồn vốn và những kế hoạch ứng phó với những tình huống thất thường ảnh hưởng không tốt đến tình trạng thanh khoản của đơn vị. Cùng với việc nâng cao và tăng cường năng lực công nghệ, hệ thống quản lý tập trung và trực tuyến toàn hàng đã giúp cho ban lãnh đạo PVFC nâng cao chất lượng quản trị rủi ro thanh khoản. Tuy nhiên, hiệu quả vận hành và hệ thống báo cáo và công cụ phân tích vẫn còn nhiều bất cập nên thông tin không được cung cấp kịp thời dẫn đến giảm hiệu quả của công tác quản trị rủi ro thanh khoản. PVFC cần phải nâng cao hiệu quả của hệ thống báo cáo nội bộ về trạng thái thanh khoản hiện thời, cần tập trung xây dựng một hệ thống thu thập và phân tích số liệu về tình hình kinh tế vĩ mô cũng như trạng thái thanh khoản chung của hệ thống vì trạng thái thanh khoản phụ thuộc rất nhiều vào tình hình ổn định của nền kinh tế cũng như tình hình thanh khoản của hệ thống ngân hàng.