TRANH CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước
Thứ nhất, về điều hành chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ cần tiếp tục được điều hành thận trọng, linh hoạt phù hợp với biến động thị trường, tăng cường vai trò chủ đạo của nghiệp vụ
thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ; gắn điều hành tỷ giá với lãi suất; gắn điều hành nội tệ với điều hành ngoại tệ; nghiên cứu, lựa chọn lãi suất chủ đạo của NHNN để định hướng và điều tiết lãi suất thị trường.
Nâng cao công tác phân tích và dự báo kinh tế tiền tệ phục vụ cho công việc điều hành chính sách tiền tệ nhằm đáp ứng mục tiêu đổi mới NHNN thành NHTW hiện đại theo hướng áp dụng mô hình kinh tế lượng vào dự báo lạm phát và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô tiền tệ khác.
Thứ hai, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho các loại hình tổ chức tín dụng mới
Giống như các ngân hàng, vốn điều lệ của các CTTC đã tăng mạnh trong những năm qua. Vào những năm mới thành lập, vốn điều lệ của các CTTC chỉ khoảng 30 tỉ đồng. Đến nay PVFC có vốn 5.000 tỉ đồng; CTTC Điện lực 2.500 tỉ đồng; CTTC Vinashin 1.023 tỉ đồng; CTTC Cao su 800 tỉ đồng; CTTC Bưu điện 500 tỉ đồng; CTTC Sông Đà 500 tỉ đồng; CTTC Than 300 tỉ đồng; CTTC Dệt may 300 tỉ đồng; CTTC Handico 350 tỉ đồng.
Hoạt động của các CTTC đang được mở rộng, không chỉ trong phạm vi các tập đoàn kinh tế. Ở một mức độ nào đó, các CTTC đã trở thành đối thủ cạnh tranh với TCTD.
Sự phát triển của mô hình CTTC đang đặt ra vấn đề: ai quản lý và kiểm soát hoạt động các công ty này? Ngân hàng Nhà nước hay công ty mẹ? Bộ Tài chính quản lý như thế nào phần vốn nhà nước trong các CTTC? (PetroVietnam hiện nắm giữ 78% vốn của PVFC; các tập đoàn khác đa số nắm giữ gần như 100% vốn của các CTTC).
Về mặt nguyên tắc các CTTC chịu sự quản lý của NHNN đối với mảng hoạt động NHTM. Còn về toàn bộ, CTTC vẫn đang được kiểm soát bởi các công ty mẹ - tập đoàn. Nhưng bên cạnh chức năng chuyên môn, không phải tập đoàn nào cũng mạnh về kinh doanh tài chính, nhất là với
mảng ngân hàng đầu tư. Trong khi đó, ngân hàng đầu tư mới là hoạt động vượt trội của các CTTC. Cho đến bây giờ, chúng ta chưa có một khung pháp lý nào cho hoạt động của ngân hàng đầu tư. Chính vì vậy, trong thời gian tới, NHNN cần hoàn thiện khung pháp lý cho mô hình TCTD hoạt động theo hướng ngân hàng đầu tư.
Thứ ba, về cơ chế thanh tra, giám sát
Xây dựng quy trình thanh tra, giám sát dựa trên cơ sở rủi ro, thiết lập hệ thống cảnh báo sớm để phát hiện các TCTD đang gặp khó khăn thông qua giám sát từ xa và xếp hạng TCTD, trên cơ sở đó thiết lập một hệ thống các TCTD lành mạnh và có khả năng cạnh tranh trong môi trường có nhiều biến động.
Tăng cường vai trò và năng lực hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng trong việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin tín dụng nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh của các TCTD, mặt khác giúp nâng cao tính minh bạch trong hoạt động của các TCTD từ đó việc cạnh tranh của các TCTD sẽ trở nên công khai và lành mạnh hơn.