TRANH CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.3.1. Đối với Chính Phủ
Thứ nhất, Chính phủ cần duy trì một nền kinh tế, chính trị - xã hội ổn định vì đây chính là cơ sở để các TCTD nói chung hoạt động ổn định và từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập và tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động bất ngờ.
về kinh tế, Chính phủ cần xây dựng chính sách kinh tế vĩ mô ổn định và hợp lý tạo môi trường cho nền kinh tế phát triển một cách bền vững. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng trong quá trình Việt Nam gia nhập WTO. Do đó, Chính phủ ngoài việc tăng vốn điều lệ cũng đồng thời đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá cho các NHTM nhà nước để nâng cao sức cạnh tranh trong hệ thống các TCTD. Đồng thời, Chính phủ cần tiếp tục thực hiện nhanh chóng và hiệu quả tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, tạo sân chơi bình đẳng cho mọi loại hình doanh nghiệp.
Về chính trị - xã hội, duy trì một hệ thống chính trị - xã hội ổn định là điều cần thiết bởi lẽ thực tế ở nhiều quốc gia cho thấy khi tình hình chính trị bất ổn sẽ rất dễ dẫn đến những khủng hoảng về kinh tế, kéo theo sự bất ổn về tình hình tài chính tiền tệ. Thực tế, chính trị - xã hội tại Việt Nam tương đối ổn định, do vậy, Chính phủ cần tiếp tục duy trì tốt sự ổn định đó nhằm giữ vững niềm tin của công chúng và các nhà đầu tư, tạo môi trường thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của mọi chủ thể nền kinh tế.
Thứ hai, hoàn thiện và phát triển thị trường tài chính tiền tệ trong xu hướng tự do hóa tài chính.
Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế quốc tế, trong những năm tới, xu thế tự do hóa và toàn cầu hóa tài chính tiền tệ sẽ không ngừng tiếp diễn và ngày càng gia tăng đòi hỏi các nước phát triển, trong đó có Việt Nam phải không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh mới có thể tồn tại. Do vậy, thị trường tài chính tiền tệ của Việt Nam cần phải được thúc đẩy phát triển theo hướng sớm trở thành các thị trường có đầy đủ vốn, đầy đủ hàng hóa và được quản lý, điều tiết hợp lý.
Trước hết, để thị trường chứng khoán có thể phát triển lành mạnh, thực sự là kênh dẫn vốn hiệu quả, bên cạnh việc thực hiện triệt để cải cách các doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ cần cải thiện hệ thống và tình trạng
công bố thông tin, công tác giám sát thị trường, hoàn thiện chế độ kế toán và kiểm toán cũng như một số quy định về khuôn khổ pháp lý để nâng cao trình độ quản lý thị trường chứng khoán theo chuẩn mực kế toán quốc tế.
Thị trường tiền tệ là nơi vận hành chủ yếu của các công cụ chính sách tiền tệ gián tiếp thông qua các ảnh hưởng đến vốn khả dụng của các TCTD và những thay đổi lãi suất ngắn hạn. Do vậy, thời gian tới Chính phủ cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thị trường tiền tệ như rà soát và hoàn thiện quy trình hiện hành về phát hành các công cụ trên thị trường sơ cấp như phát hành thương phiếu, các chứng chỉ tiền gửi của NHTM; Xây dựng và hoàn thiện các quy định liên quan tới các nghiệp vụ của thị trường tiền tệ. Bên cạnh đó, Chính phủ cần trao cho NHNN quyền chủ động hơn nữa trong điều hành tỷ giá, lãi suất, không can thiệp quá sâu vào nghiệp vụ ngân hàng.
Thứ ba, xây dựng khung pháp lý cho các mô hình TCTD mới, các tổ chức có hoạt động mang tính chất hỗ trợ cho hoạt động của các TCTD như: công ty xếp hạng tín dụng, công ty môi giới tiền tệ nhằm phát triển hệ thống các TCTD. Đổi mới cơ chế chính sách tín dụng theo nguyên tắc thị trường và nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các TCTD; tách bạch hoàn toàn tín dụng chính sách và tín dụng thương mại.
Hoàn thiện các quy định phù hợp với yêu cầu ứng dụng công nghệ điện tử và chữ ký điện tử trong lĩnh vực ngân hàng. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý ngoại hối theo hướng kiểm soát có chọn lọc các giao dịch vốn (Việt Nam đã tự do hóa hoàn toàn các giao dịch vãng lai).