dựng lực lượng sản xuất hiện đại ở Việt Nam
Vì lực lượng sản xuất hiện đại có tính tồn cầu nên người lao động trong lực lượng sản xuất hiện đại cũng có tính tồn cầu. Do đó, hợp tác quốc tế về lao động trở thành yếu tố tác động trực tiếp đến tính hiện đại của người lao động hiện nay.
Hợp tác quốc tế về lao động là quá trình liên kết, hợp tác trên phạm vi khu vực và thế giới về việc đào tạo, sử dụng lao động. Đây là một xu hướng tất yếu trong q trình tồn cầu hóa hiện nay. Hợp tác quốc tế về lao động tác động đến việc tạo ra một đội ngũ những người lao động trong lực lượng sản xuất có những phẩm chất tiên tiến, có khả năng thích ứng với nhiều doanh nghiệp, nhiều cơ sở sản xuất ở các quốc gia
khác nhau. Có thể nói, hợp tác quốc tế về đào tạo lao động sẽ góp phần tạo ra những thay đổi về chất cho lao động trong lực lượng sản xuất. Ngoài ra, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kiểm định, đánh giá chất lượng theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế cũng thúc đẩy việc nâng cao chất lượng lao động đã qua đào tạo theo tiêu chuẩn mới, có khả năng thích nghi với những thị trường lao động khắt khe.
Ngoài hợp tác quốc tế về đào tạo lao động cịn có hợp tác quốc tế về sử dụng lao động. Trong lực lượng sản xuất hiện đại, người lao động khơng bị bó hẹp trong phạm vi một cơ sở sản xuất, của một quốc gia mà có thể tham gia vào thị trường lao động ở nhiều nước trên thế giới. Với các nước có trình độ phát triển lực lượng sản xuất cịn thấp, việc hợp tác quốc tế về sử dụng lao động sẽ cho phép tiếp nhận, sử dụng đội ngũ chun gia, những người lao động có trình độ cao, có khả năng sử dụng những cơng nghệ tiên tiến để chuyển giao khoa học - công nghệ trong sản xuất. Từ đó, họ được đội ngũ chuyên gia này đào tạo để nâng cao trình độ, tay nghề. Ngồi ra, chính bản thân các nước này cũng có thể xuất khẩu sang các nước phát triển đội ngũ công nhân lành nghề, đã qua đào tạo để tạo ra nguồn thu nhập cao, kim ngạch xuất khẩu lớn. Xuất khẩu lao động sẽ tạo đà để các nước có thể hợp tác trong phát triển lực lượng sản xuất, chuyển giao khoa học - cơng nghệ.
Ngồi ra, xuất khẩu lao động ra nước ngồi sẽ mở ra cơ hội sử dụng số lao động có trình độ cao nhưng chưa được sử dụng hoặc chưa được sử dụng một cách hợp lý vào việc sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ tại nước khác, mang lại thu nhập cho người lao động. Có thể nói, xuất khẩu lao động cũng góp phần tác động đến sự phân cơng lao động quốc tế một cách hợp lý hơn. Theo quy luật đào thải khắt khe của thị trường lao động quốc tế, những lao động đã qua đào tạo, có trình độ cao có thêm nhiều cơ hội việc làm, thu nhập cao; ngược lại, những lao động phổ thơng, ở trình độ thấp dù được xuất khẩu lao động cũng chỉ có thể làm những cơng việc giản đơn, có nhiều nguy cơ bị sa thải. Do đó, những nước có nền kinh tế phát triển sẽ tạo ra lực hút mạnh để thu hút lao động ở các nước có nền kinh tế phát triển kém hơn.
Để có thể ra nước ngồi làm việc, người lao động phải có kỹ năng nghề nghiệp và trình độ ngoại ngữ nhất định theo yêu cầu của chủ sử dụng. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi lao động muốn ra nước ngoài làm việc đều có thể đạt được các yêu cầu của nhà tuyển dụng. Vì vậy, phải tổ chức huấn luyện và đào tạo lại cho người lao động. Để
thực hiện việc này có hiệu quả, Chính phủ phải đầu tư về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên và các điều kiện khác đảm bảo cho việc đào tạo và đào tạo lại người lao động. Điều này sẽ tạo điều kiện cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngắn hạn và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại trong dài hạn. Trong ngắn hạn, di chuyển lao động ra làm việc ở nước ngoài sẽ là một trong các con đường vừa giải quyết việc làm cho số lao động thất nghiệp, vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư theo chiều sâu, nâng cao sức cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập. Trong dài hạn, trình độ người lao động đi làm việc ở nước ngoài được nâng cao nhờ được đào tạo và đào tạo lại trong thời gian làm việc ở nước ngồi. Chính người lao động đi làm việc ở nước ngồi sẽ là động lực của q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vì đây là nguồn lao động có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư theo chiều sâu.Bên cạnh đó, nếu được làm việc trong môi trường công nghiệp hiện đại, kỹ thuật và cơng nghệ tiên tiến, trình độ tay nghề và kỹ năng nghề nghiệp của người lao động cũng ngày càng được nâng cao. Ngoài ra, hợp tác quốc tế về lao động cũng góp phần đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật, cơng nghệ mới vào sản xuất. Trong q trình làm việc, người lao động trực tiếp sử dụng sử dụng kỹ thuật và công nghệ hiện đại để sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ.Theo quy luật nhận thức, người lao động từ bắt chước để làm theo, sau đó là cải tiến và cuối cùng là sáng tạo. Kinh nghiệm Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Ixraen cho thấy, những người lao động đi làm việc ở nước ngoài, sau khi về nước, họ mang những tri thức đã tích luỹ được áp dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh của họ. Chính lực lượng lao động này đã góp phần thúc đẩy nhanh q trình đưa cơng nghệ mới vào sản xuất. Điều này góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng sử dụng khoa học - công nghệ tiên tiến.
Như vậy, có bốn yếu tố cơ bản tác động đến phát triển người lao động trong xây dựng lực lượng sản xuất hiện đại ở Việt Nam hiện nay. Đó là giáo dục - đào tạo, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, môi trường xã hội phù hợp và công tác hợp tác quốc tế về đào tạo và sử dụng lao động. Những yếu tố này ở những mức độ khác nhau đã và đang tác động đến tính hiện đại của người lao động trong lực lượng sản xuất hiện nay, góp phần gia tăng cả chất và lượng cho người lao động, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền sản xuất trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Tiểu kết chương 2
Trong thời đại ngày nay, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ; lực lượng sản xuất đã không ngừng phát triển theo hướng tiên tiến, hiện đại, góp phần đáng kể vào sự phát triển nói chung của xã hội. Ngồi việc được đo bằng hệ thống cơng nghệ mới, với những sản phẩm ít tiêu hao năng lượng, có tính bền vững và thân thiện với mơi trường; lực lượng sản xuất hiện đại cịn được đánh dấu bằng những sản phẩm có tính năng vượt trội, có hàm lượng trí tuệ và chất xám cao, có giá trị gia tăng lớn. Trong bất kỳ thời đại nào, người lao động vẫn luôn là nhân tố quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất. Tuy nhiên, ở mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau, những yếu tố cấu thành của nhân tố người lao động lại có những vai trị, vị trí khác nhau. Nếu như trước đây, khi lực lượng sản xuất cịn ở trình độ thấp, yếu tố thể lực, kỹ năng, kinh nghiệm của người lao động chiếm vị trí ưu thế thì trong thời đại ngày nay, trước yêu cầu của nền kinh tế tri thức, yếu tố trí tuệ, chất xám, đạo đức nghề nghiệp của người lao động lại đóng vai trị quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất hiện đại. Vì vậy, để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại không thể không chú ý đến nhân tố người lao động với những yếu tố cấu thành của nó, đặc biệt là yếu tố tri thức, trí tuệ.
Chương 3