phát huy tốt những khả năng của người lao động Việt Nam
Để phát triển nhân tố người lao động đáp ứng nhu cầu của lực lượng sản xuất hiện đại, cần chú ý đến việc phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của họ. Đó là địn bẩy quan trọng để người lao động phát huy được vai trị của mình trong phát triển lực lượng sản xuất hiện đại ở Việt Nam hiện nay. Một khi tính tích cực trở thành lối sống thường trực của người dân lao động thì khi đó, mọi chủ trương, kế hoạch sản xuất kinh doanh sẽ được thực hiện một cách có hiệu quả.
Ở Đại hội XI, Đảng ta đã chỉ đạo: “Thực hiện tốt chính sách về lao động, việc làm, tiền lương, thu nhập nhằm khuyến khích và phát huy cao nhất năng lực của người lao động. Bảo đảm quan hệ lao động hài hịa, cải thiện mơi trường và điều kiện lao động” [29, tr.125].
Quan điểm đó cần được cụ thể hóa bằng những giải pháp cụ thể sau:
Thứ nhất, xây dựng chính sách tiền lương hợp lý đảm bảo lợi ích kinh tế cho người lao động.
Để phát huy tính tích cực của người lao động trong phát triển lực lượng sản xuất hiện đại ở Việt Nam hiện nay, cần xây dựng được chính sách tiền lương hợp lý dựa trên ngun tắc cơng bằng xã hội, tránh tình trạng giải quyết lợi ích theo kiểu bình qn. Tiền lương, tiền cơng của người lao động cần căn cứ vào năng lực thực tế của họ, khơng chỉ đảm bảo lợi ích vật chất mà cịn tạo điều kiện để người lao động nâng cao đời sống tinh thần, tái sản xuất sức lao động và làm việc một cách hiệu quả hơn. Vì vậy, cần “Xây dựng và hồn thiện chính sách tiền lương, tiền cơng, khắc phục cơ bản những bất hợp lý” [31, tr.136]. Đây là một giải pháp hữu hiệu và cần thiết nhằm giải quyết lợi ích kinh tế cho người lao động. Mặc dù cơng cuộc đổi mới đã khơi dậy tính tích cực của người lao động, biến nó thành nguồn sức mạnh to lớn để đưa đất nước vượt qua những khó khăn, thử thách song nếu chỉ dựa vào tinh thần tích cực và ý chí vươn lên đơn thuần của người lao động, chúng ta không thể xây dựng được một nền sản xuất hiện đại. Vì vậy, việc xây dựng chính sách tiền lương hợp lý là một trong những điều kiện cần thiết để tác động vào lợi ích kinh tế của người lao động Việt Nam hiện nay.
Thứ hai, xây dựng mơi trường dân chủ hóa đời sống kinh tế cho người lao động.
Để kích thích tính chủ động, tích cực của người lao động trong phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, khơng chủ quan tâm đến nhu cầu, lợi ích kinh tế mà cịn cần chú ý đến cả lợi ích về xã hội của họ. Một trong những cơng cụ để thực hiện lợi ích ấy là dân chủ hóa đời sống xã hội, trước hết là dân chủ hóa trong lĩnh vực kinh tế. Bản chất của dân chủ hóa trong lĩnh vực kinh tế là trong giới hạn pháp luật, người lao động phải được tự do sản xuất, kinh doanh. Họ được phép làm tất cả những gì khơng cấm như tự do được lựa chọn công việc, nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình, được hưởng quyền bảo vệ tài sản và thu nhập hợp pháp từ sức lao động mà mình bỏ ra. Dân chủ hóa trong lĩnh vực kinh tế còn tạo điều kiện cho người lao động được hưởng đúng với thành quả lao động và đóng góp của mình. Trên con đường thực hiện dân chủ hóa, Nhà nước cần mở rộng dân chủ cho các chủ thể sản xuất, kinh doanh. Các chính sách thực hiện dân chủ hóa đời sống kinh tế của Nhà nước cần định hướng vào việc nâng cao tính tích cực của người lao động như cần có chính sách ưu đãi, thu hút và trọng dụng những nhân tài trong sản xuất, nhất là đội ngũ lao động có tay nghề, có chun
mơn kỹ thuật trong các ngành kinh tế mũi nhọn, những vùng kinh tế trọng điểm và cả những vùng kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Ngồi việc tạo điều kiện về vật chất, cần quan tâm đến đời sống văn hóa, tinh thần của người lao động để họ được yên tâm lao động, cống hiến cho xã hội.
Thứ ba, tích cực cải thiện điều kiện sống, điều kiện làm việc và môi trường xã hội cho cho người lao động.
Để phát huy tinh thần và trách nhiệm của người lao động trong phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, cần tích cực cải thiện điều kiện sống và điều kiện làm việc của họ. Việc cải thiện điều kiện sống và điều kiện làm việc của người lao động phải nhằm đạt hiệu quả trước mắt là đáp ứng tốt nhu cầu ăn ở, học tập, đi lại, chữa bệnh của người lao động; đồng thời, xét về lâu dài nhằm tạo ra thế hệ người lao động mới có thể lực tốt, sức khỏe dẻo dai, tinh thần thoải mái thích hợp với mơi trường sống và làm việc hiện đại.
Hiện nay, người lao động nước ta đang sống và làm việc trong môi trường của nền kinh tế thị trường. Mơi trường đó khơng chỉ tạo ra những thuận lợi mà còn đặt ra những thử thách rất lớn cho bản thân mỗi người lao động. Xét về mặt thuận lợi, nền kinh tế thị trường giúp cho người lao động thay đổi những tập quán sản xuất lạc hậu, tự cấp, tự túc khép kín, phụ thuộc của nền sản xuất bao cấp trước đây; giúp người lao động chủ động, tích cực, cạnh tranh trong q trình sản xuất. Nền kinh tế thị trường địi hỏi mỗi người lao động phải tự mình vươn lên để tạo ra những sản phẩm tốt, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, cũng vì thế mà kinh tế thị trường tạo ra những hệ quả xấu cho người lao động, trong đó biểu hiện trước tiên là rơi vào tình trạng phụ thuộc vào những sản phẩm của sản xuất hàng hóa (đó là tệ “sùng bái hàng hóa” như C.Mác đã từng nói). Từ đó, mối quan hệ giữa người với người bị quan hệ vật chất chi phối nên một bộ phận người lao động cũng có tâm lý chụp giật, cạnh tranh khốc liệt vì lợi ích của đồng tiền, đạo đức suy đồi… Bởi vậy, người lao động trong nền sản xuất hiện đại cần được định hướng một cách đúng đắn về kinh tế thị trường, cần được trang bị những hiểu biết, tri thức về môi trường làm việc, môi trường xã hội để họ có thể có những lựa chọn đúng đắn về nghề nghiệp, xác định rõ trách nhiệm của mình với cơng việc và với nền sản xuất xã hội nói chung.
Để phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của người lao động là công nhân, cần mở rộng cơ hội cho công nhân mua cổ phần trong doanh nghiệp, nhằm góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ, giảm thiểu tranh chấp lao động và đình cơng trong doanh nghiệp. Các cơ quan chức năng nhà nước và tổ chức cơng đồn cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm quyền lợi của người lao động. Cần có chính sách cụ thể giải quyết nhà ở cho người lao động. Khi phê duyệt các khu công nghiệp, khu chế xuất, cần yêu cầu dành quỹ đất tương xứng để xây dựng nhà ở và các cơng trình thuộc kết cấu hạ tầng xã hội cho cơng nhân. Cần có chính sách ưu đãi thích đáng cho doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở tại các khu cơng nghiệp như chính sách ưu đãi về tiền sử dụng đất, miễn giảm thuế, vay vốn ưu đãi, hỗ trợ hạ tầng… Để nâng cao chất lượng đời sống tinh thần cho công nhân, Nhà nước cần thể chế hóa các quy định, xác định trách nhiệm rõ ràng đối với các cấp chính quyền, các doanh nghiệp trong việc chăm lo xây dựng đời sống văn hóa cho người lao động. Có các chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư xây dựng các dịch vụ văn hóa, thể thao, chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
Ngoài ra, cần xây dựng và thực hiện nghiêm hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến việc đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cơng nhân. Xây dựng, hồn thiện các chính sách, pháp luật về lao động, việc làm, đời sống, nâng cao thể chất cho công nhân. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Nhà nước, tổ chức cơng đồn và các tổ chức chính trị - xã hội khác trong doanh nghiệp, có chế tài xử lý nghiêm các tổ chức và cá nhân vi phạm chính sách, pháp luật. Khuyến khích, tạo điều kiện cho người lao động chủ động học tập nâng cao nhận thức, nắm bắt những quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ của mình trong quan hệ lao động, giúp họ tự bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng trong trường hợp cần thiết. Bên cạnh đó, cần tăng cường vai trị của các cấp uỷ Đảng, Đoàn Thanh niên và đặc biệt là của Cơng đồn trong việc nâng cao đời sống, đảm bảo quyền lợi cho công nhân nhất là công nhân ở các khu công nghiệp. Tăng tỉ lệ tham gia của cơng nhân trong cơ cấu tổ chức chính trị - đoàn thể ở doanh nghiệp, nhất là tổ chức Cơng đồn để tăng cường tính đại diện cho lợi ích của cơng nhân.
Thứ tư, hồn thiện chính sách pháp luật về việc sử dụng, phát triển và quản lý người lao động.
Để phát huy được những ưu điểm, hạn chế những yếu điểm của nhân tố người lao động trong phát triển lực lượng sản xuất hiện đại ở Việt Nam hiện nay, Nhà nước cần chú trọng đến việc khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lao động ở các ngành kinh tế và các địa phương trong cả nước. Nhà nước cần nghiên cứu và đánh giá đầy đủ, thực trạng cơ cấu nguồn lao động ở từng giai đoạn, nắm rõ những nơi, những ngành có nguồn lao động thừa - thiếu, phân bổ hợp lý hay chưa hợp lý. Từ đó, áp dụng những chính sách và cơng cụ địn bẩy nhằm khai thác, sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn lao động. Đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân luồng, hướng nghiệp trong đào tạo, nhất là đào tạo nghề của người lao động, qua đó tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực, phù hợp với nhu cầu cụ thể, thiết thực của từng ngành sản xuất, từng địa phương. Bên cạnh đó, cần có chính sách ưu đãi, hỗ trợ nhằm thu hút nguồn lao động, nhất là nguồn lao động có trình độ, có tay nghề từ nơi thừa sang nơi thiếu; từ thành phố, đồng bằng đến những vùng sâu, vùng xa. Trước mắt, cần có kế hoạch cụ thể và hợp lý để tận dụng được lực lượng lao động đã qua đào tạo, tránh tình trạng lãng phí, dư thừa như hiện nay.
Để khắc phục những hạn chế trong việc sử dụng, phân bổ nguồn lao động ở nước ta như hiện nay, Nhà nước cần tăng cường công tác dự báo nguồn nhân lực. Cần nghiêm túc đánh giá cơ cấu nguồn lao động hiện có cũng như dự báo về nhu cầu lao động của các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, các địa phương khác nhau nhằm chủ động tránh tình trạng thừa hoặc thiếu nhân lực. Tăng cường công tác dự báo phát triển nguồn lao động trên phạm vi vùng, ngành, quốc gia đảm bảo sự phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn cụ thể. Nhiệm vụ này cần được tiến hành thường xuyên để có sự điều chỉnh cho phù hợp với những thay đổi của thực tiễn cuộc sống.