phải gắn với chiến lược phát triển bền vững của đất nước
Phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người. Quan điểm phát triển bền vững đã trở thành đường lối, quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước.
Quan điểm phát triển bền vững của Đảng ta đã được cụ thể hóa qua luận điểm: Đổi mới mơ hình tăng trưởng kinh tế và cơ cấu lại nền kinh tế từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu; vừa mở rộng quy mô, vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững; từ tăng trưởng chủ yếu dựa vào tăng vốn đầu tư, khai thác tài nguyên và sử dụng lao động giá rẻ sang tăng trưởng chủ yếu do áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ cơng nghệ cao, có giá trị gia tăng và sức cạnh trnah lớn gắn với phát triển kinh tế tri thức; gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường [29, tr.37-38].
Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, nhiều Chỉ thị, Nghị quyết khác của Đảng, nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước đã được ban hành và triển khai thực hiện; nhiều chương trình, đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này đã được tiến hành và thu được những kết quả bước đầu; nhiều nội dung cơ bản về phát triển bền vững đã đi vào cuộc sống và dần dần trở thành xu thế tất yếu trong sự phát triển của đất nước.
Trong những năm qua, phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta vẫn còn dựa nhiều vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên; năng suất lao động cịn thấp; cơng nghệ sản xuất, mơ hình tiêu dùng còn sử dụng nhiều năng lượng, nguyên liệu và thải ra nhiều chất thải. Dân số tăng nhanh, tỉ lệ hộ nghèo còn cao; các dịch vụ cơ bản về giáo dục và y tế hiện còn bất cập, các loại tệ nạn xã hội chưa được ngăn chăn triệt để... đang là những vấn đề bức xúc. Nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt, sử dụng lãng phí và kém hiệu quả. Mơi trường thiên nhiên ở nhiều nơi bị phá hoại nghiêm trọng, ơ nhiễm và suy thối đến mức báo động.
Nguồn lực phát triển còn thấp nên những u cầu về phát triển bền vững ít có đủ điều kiện vật chất để thực hiện. Đầu tư được tập trung chủ yếu cho những cơng trình mang lại lợi ích trực tiếp, cịn rất ít đầu tư cho tái tạo các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Số nợ hiện nay của Việt Nam so với các nước khác chưa thuộc loại cao và chưa tới giới hạn nguy hiểm, song nó đang tăng lên nhanh chóng và sẽ có nguy cơ đe doạ tính bền vững của sự phát triển trong tương lai, nhất là khi vốn vay chưa được sử dụng có hiệu quả. Mức độ chế biến, chế tác nguyên vật liệu trong nền kinh tế Việt Nam cịn rất thấp và mức độ chi phí ngun, nhiên, vật liệu cho một đơn vị giá trị sản phẩm còn cao; sản phẩm tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu phần lớn là sản phẩm thô; sự tăng trưởng kinh tế chủ yếu là theo chiều rộng...trong khi đó những nguồn tài nguyên thiên nhiên chỉ có hạn và đã bị khai thác đến mức tới hạn. Xu hướng giảm giá các sản phẩm thô trên thị trường thế giới gây ra nhiều khó khăn cho tăng trưởng nơng nghiệp ở Việt Nam. Với cơ cấu sản xuất như hiện nay, để đạt được một giá trị thu nhập như cũ từ thị trường thế giới, Việt Nam đã phải bán đi một số lượng hàng hoá hiện vật nhiều hơn trước.
Sức ép về dân số tiếp tục gia tăng, tình trạng thiếu việc làm ngày một bức xúc, tỷ lệ hộ nghèo còn cao vẫn là những trở ngại lớn đối với sự phát triển bền vững. Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp. Số lượng và chất lượng lao động kỹ thuật (về cơ cấu
ngành nghề, kỹ năng, trình độ) chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Vì vậy, nguồn lao động trong sản xuất ở nước ta chủ yếu mới chỉ là lao động thơ, phần nhiều mang tính thời vụ, chưa đáp ứng được nhu cầu của nền sản xuất lâu dài.
Bởi vậy, để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, cần quán triệt quan điểm phát triển bền vững. Cần coi phát triển kinh tế tiếp tục là nhiệm vụ trung tâm của giai đoạn phát triển sắp tới, bảo đảm an ninh lương thực, năng lượng để phát triển bền vững, bảo đảm vệ sinh và an toàn thực phẩm cho nhân dân; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa với phát triển xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên trong giới hạn cho phép về mặt sinh thái và bảo vệ mơi trường bền vững. Ngồi ra, quá trình phát triển phải bảo đảm đáp ứng một cách công bằng nhu cầu của thế hệ hiện tại và không gây trở ngại tới cuộc sống của các thế hệ tương lai. Tạo lập điều kiện để mọi người và mọi cộng đồng trong xã hội có cơ hội bình đẳng để phát triển, được tiếp cận tới những nguồn lực chung và được phân phối cơng bằng những lợi ích cơng cộng, tạo ra những nền tảng vật chất, tri thức và văn hoá tốt đẹp cho những thế hệ mai sau, sử dụng tiết kiệm những tài ngun khơng thể tái tạo lại được, gìn giữ và cải thiện mơi trường sống, phát triển hệ thống sản xuất sạch và thân thiện với môi trường; xây dựng lối sống lành mạnh, hài hoà, gần gũi và u q thiên nhiên. Ngồi ra, cơng nghệ hiện đại, sạch và thân thiện với môi trường cần được ưu tiên sử dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất, trước mắt cần được đẩy mạnh sử dụng ở những ngành và lĩnh vực sản xuất có tác dụng lan truyền mạnh, có khả năng thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành và lĩnh vực sản xuất khác.
Để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại theo hướng bền vững, cần quán triệt quan điểm phát triển nhân tố người lao động một cách bền vững. Cần ưu tiên phát triển theo chiều sâu, ưu tiên phát triển về chất lượng như trình độ tay nghề, ý thức lao động, ý thức bảo vệ môi trường sinh thái để nguồn lao động nước ta vừa có thể đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của nền sản xuất hiện đại, vừa có thể tham gia ngày càng nhiều vào thị trường của các nước trong khu vực và trên thế giới. Phát triển nhân tố người lao động trong lực lượng sản xuất ở nước ta cần hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế tri thức, sớm đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.