Những thay đổi tích cực của nhân tố người lao động trong lực lượng sản xuất hiện đại ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Luan an tien si_LTC (Trang 76 - 84)

HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ

NHỮNG NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU

3.1. THỰC TRẠNG CỦA NHÂN TỐ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG LỰCLƯỢNG SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LƯỢNG SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1.1. Những thay đổi tích cực của nhân tố người lao động trong lực lượngsản xuất hiện đại ở Việt Nam hiện nay sản xuất hiện đại ở Việt Nam hiện nay

Từ khi đổi mới đến nay, Đảng ta luôn xác định con người là nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới đất nước. Vì vậy, để phát triển lực lượng sản xuất theo hướng hiện đại nhằm tạo ra những tiền đề vật chất, kỹ thuật trong phát triển kinh tế - xã hội, Đảng ta đã ưu tiên phát triển nhân tố con người nói chung là người lao động nói riêng.

Ở Việt Nam, trong số những người lao động tham gia vào sản xuất vật chất, những người công nhân làm việc trong các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh chiếm một số lượng rất lớn. Hiện nay, số lượng cơng nhân Việt Nam có xu hướng tăng nhanh theo quy mô nền kinh tế.

Đến cuối năm 2015, số lượng công nhân trong các doanh nghiệp và cơ sở kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế ở nước ta là 12,8 triệu người, chiếm 14,2% dân số, 27,34% lực lượng lao động xã hội. Trong đó, có 1,84 triệu cơng nhân thuộc các doanh nghiệp nhà nước, 2,95 triệu trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước, 1,21 triệu trong các doanh nghiệp FDI, 5,29 triệu trong các cơ sở kinh tế cá thể. So với năm 1995, tổng số cơng nhân tăng 2,14 lần, trong đó doanh nghiệp nhà nước tăng 1,03 lần, doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 6,86 lần, doanh nghiệp FDI tăng 12,3 lần, các cơ sở kinh tế cá thể tăng 1,63 lần [98, tr.151].

Hiện nay, “cả nước có hơn 12,3 triệu cơng nhân trực tiếp làm việc trong các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế” [98, tr.174]. Do q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơng nhân làm việc ở các khu vực kinh tế quốc dân cũng có những thay đổi đáng kể. Cơng nhân thuộc các doanh nghiệp

nhà nước có xu hướng giảm do sự sắp xếp lại cơ cấu. Công nhân thuộc các thành phần kinh tế ngoài nhà nước và các doanh nghiệp có vốn FDI tăng mạnh do số lượng các doanh nghiệp này tăng nhanh. Năm 1991, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước mới có khoảng 1.230 doanh nghiệp, đến năm 1995 đã tăng lên 17.143 doanh nghiệp với hơn 430 nghìn cơng nhân. Năm 2014, con số này lên tới 28.900 doanh nghiệp với 6.266,5 nghìn cơng nhân [98, tr.77]. Số lượng cơng nhân khu vực ngồi nhà nước chủ yếu tăng ở các tỉnh, thành phố phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phịng, Đồng Nai, Bình Dương, Đà Nẵng. Trong khu vực có vốn FDI, đến cuối năm 2009, có 1.919,6 nghìn người đang làm việc trong 6.546 doanh nghiệp. Tính đến hết năm 2013, “cả nước có 291 khu cơng nghiệp, khu chế xuất được thành lập tại 58 tỉnh, thành phố, thu hút khoảng 1,9 triệu lao động” [96, tr.17].

Theo Tổng Cục Thống kê, hiện nay, công nhân làm việc trong các ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 70,9%, ngành dịch vụ và thương mại chiếm 24,3%, các ngành khác chiếm 4,8%. Riêng các cơ sở kinh tế cá thể, công nhân chủ yếu làm việc trong các lĩnh vực dịch vụ và thương mại chiếm 66,7%, 33,33% làm việc trong lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp [xem 96, tr.28].

Sau hơn 30 năm đổi mới, người lao động là công nhân ở Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc cả về sức khỏe, thể lực; trình độ, tay nghề; tinh thần lao động và khả năng thích nghi với những thay đổi của thực tiễn xã hội. Điều đó góp phần quan trọng trong sự phát triển lực lượng sản xuất hiện đại ở Việt Nam hiện nay. Hiện nay, cơng nhân Việt Nam đóng góp khoảng 50% tổng sản phẩm xã hội và bảo đảm hơn 60% ngân sách nhà nước.

Thứ nhất, lao động trẻ, có sức khỏe; thể lực ngày càng được cải thiện, bước đầu đáp ứng nhu cầu của nền sản xuất hiện đại.

Tính đến năm 2014, Việt Nam có dân số trên 90 triệu người, đứng thứ 13 thế giới, thứ 7 châu Á và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. “Trong số trên 90 triệu người, cả nước có 69,3 triệu người từ 15 tuổi trở lên, trong đó có 53,7 triệu người tham gia vào lực lượng lao động, chiếm 77,7% dân số, trong đó 70,2% tập trung ở nơng thơn” [99, tr.1]. Hàng năm ở nước ta, trung bình có khoảng hơn 1 triệu thanh niên bước vào độ tuổi lao động.

Hiện nay, Việt Nam là nước có cơ cấu dân số trẻ, đang ở thời kỳ dân số vàng. Trong số 53,7 triệu lao động, có đến 50,2% số người có độ tuổi từ 15 đến 39. Độ tuổi bình qn của cơng nhân nước ta nhìn chung trẻ, “nhóm cơng nhân từ 18 đến 30 tuổi chiếm 36,4%, đặc biệt trong các doanh nghiệp đầu tư nước ngồi cơng nhân dưới 25 tuổi chiếm 43,4%, từ 26-35 tuổi chiếm 34,7%, từ 36-45 tuổi chiếm 14%” [99, tr.1].Với nguồn lao động trẻ dồi dào, Việt Nam đang có lợi thế lớn để phát triển lực lượng sản xuất, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền sản xuất hiện đại, thúc đẩy nền kinh tế của đất nước. Lao động trẻ sẽ gặp nhiều thuận lợi trong việc tiếp thu những tiến bộ của khoa học - công nghệ vào sản xuất; thích ứng và bắt nhịp nhanh với q trình sản xuất địi hỏi cơng nghệ cao, áp lực lớn và thích ứng được việc thay đổi nghề nghiệp, điều kiện làm việc theo yêu cầu của quá trình sản xuất.

Trong những năm qua, thể lực và tầm vóc của người Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. “Chiều cao trung bình nam giới khoảng 1m65 - 1m68, trong đó có khoảng trên 10% nam giới cao trên 1m70; nữ cao trung bình từ 1m55 - 1m58, trong đó có khoảng 10% cao trên 1m60. Cân nặng trung bình nam giới khoảng từ 56 - 60 kg; nữ là 48 - 50 kg” [97, tr.2]. Trong những năm gần đây, những chỉ số đó ở thế hệ trẻ ở nước ta đang có xu hướng ngày càng được nâng lên. Những cải thiện về thể lực và tầm vóc đã góp phần đáng kể trong việc tăng cường sức bền, độ dẻo dai, sự linh hoạt, nhanh nhẹn cho người lao động ở nước ta. Người lao động đã bước đầu đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của những dây chuyền sản xuất hiện đại, với cường độ cao, cơng nghệ tiên tiến.

Sở dĩ có những thay đổi tích cực về thể lực, sức khỏe của người lao động Việt Nam như vậy là vì sau hơn 30 năm đổi mới, đời sống vật chất của nhân dân đã không ngừng được nâng cao. Hơn nữa, cơng tác y tế, chăm sóc sức khỏe cho người lao động cũng được quan tâm. Hiện nay, cơng nhân ở nhiều nhà máy, xí nghiệp, thuộc các thành phần kinh tế ở các địa phương trong cả nước đã có thay đổi cơ bản về mức sống, được mua bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, được khám sức khỏe định kỳ. Điều đó làm cho sức khỏe, thể lực của người lao động được cải thiện đáng kể. Đây là một trong những tiền đề quan trọng để người lao động nước ta có thể tham gia ngày càng nhiều và có hiệu quả hơn vào quá trình sản xuất vật chất hiện đại với những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao.

Thứ hai, tri thức, trí tuệ, kĩ năng của người lao động không ngừng được nâng lên đáp ứng bước đầu được nhu cầu của nền sản xuất hiện đại.

Khơng chỉ có sức khỏe, thể lực được cải thiện đáng kể; trong những năm qua, tri thức và trí tuệ của người lao động nước ta cũng khơng ngừng tăng lên. Điều đó thể hiện rõ nét nhất ở số lượng lao động đã qua đào tạo.

Theo số liệu thống kê năm 2014:

Trong tổng số 53,7 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động của nước ta, có 9,99 triệu người đã qua đào tạo, chiếm 18,6% trong tổng số lao động trên cả nước, trong đó ở thành thị là 33,7%, gấp 3 lần tỉ lệ này ở khu vực nông thơn là 11,2%, phân theo giới tính tỷ lệ này là 20,3% đối với nam và 15,4% đối với nữ [99, tr.17].

Trong những năm gần đây, tỷ lệ lao động có trình độ đại học của lực lượng lao động trực tiếp không ngừng tăng lên. Năm 2012, trung bình cả nước có 4,7%, năm 2013 là 5,8%, đến năm 2014, tỷ lệ này là 6,2% [xem 99, tr.18]. Sự tăng lên không ngừng của đội ngũ nhân lực có trình độ chun mơn đã bước đầu đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nền sản xuất hiện đại trong việc ứng dụng những thành tựu của khoa học - công nghệ vào việc cải tạo nền sản xuất theo hướng hiện đại.

Trong các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh các ngành công nghiệp, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo, lao động có tay nghề tăng lên nhanh chóng. Để bắt nhịp với những dây chuyền sản xuất hiện đại và ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, công tác đào nghề cho lao động công nghiệp rất được chú trọng. Trong những năm gần đây, để hạn chế tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”, nhiều trường dạy nghề cho công nhân đã được mở rộng và phát triển. Các trường dạy nghề truyền thống trước đây như trường Đại học Công nghiệp Hà Nơi, Đại học Cơng nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng... đã được đầu tư những trang thiết bị hiện đại để tạo điều kiện cho sinh viên có thể thực hành trên những dây chuyền máy móc tiên tiến. Các trường Đại học dạy nghề này cũng thường xun liên kết với các nước có nền cơng nghiệp phát triển trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản vừa để tận dụng đội ngũ chuyên gia của nước ngoài, vừa để tạo đầu ra cho nguồn lao động đã qua đào tạo. Nhiều trường trung cấp dạy nghề cũng được mở ra đáp ứng nhu cầu học nghề ngày càng cao của người lao

động. Ngoài các trường dạy nghề chung, hầu hết các tổng cơng ty, các tập đồn kinh tế lớn đều mở các trường dạy nghề để nâng cao chất lượng tay nghề cho người lao động.

Hiện nay, cả nước có gần 200 cơ sở dạy nghề thuộc các doanh nghiệp. Cách thức tổ chức giáo dục nghề nghiệp cũng được đổi mới và ngày càng phù hợp hơn. Đó là việc giáo dục nghề nghiệp theo nhu cầu và xu hướng của xã hội, giảm tải thời gian học tập lý thuyết để học viên có nhiều điều kiện thực hành. Các hình thức đào tạo nghề cũng thường xuyên thay đổi. Các cơ sở dạy nghề trong các doanh nghiệp không chỉ đào tạo nghề cho lao động mới tuyển mà còn tổ chức đào tạo lại hoặc bồi dưỡng tay nghề cho người lao động. Nhờ đó, chất lượng và hiệu quả của công tác đào tạo nghề cho lao động trong các ngành công nghiệp ở nước ta được cải thiện đáng kể nên tay nghề của người lao động đã không ngừng được nâng cao. Khoảng 70% học sinh, sinh viên học nghề tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Ở một số nghề và một số cơ sở dạy nghề, tỉ lệ này đạt trên 90%, thậm chí có trường, học viên tốt nghiệp đã doanh nghiệp đặt hàng trước.

Do xu hướng cơng nghiệp hóa đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, trong những năm gần đây, ở Việt Nam đã và đang hình thành các khu cơng nghiệp lớn. Ở miền Bắc là khu công nghiệp Bắc Thăng Long - Nội Bài, khu công nghiệp Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam...; ở miền Nam là các khu cơng nghiệp Bình Dương, Đồng Nai, Sài Gịn, Vũng Tàu... Những khu cơng nghiệp đó đang chiếm một số lượng lớn cơng nhân. Để có thể dễ dàng tiếp cận những dây chuyền sản xuất hiện đại, hầu hết các công nhân đều được đào tạo cơ bản về nghề nghiệp, chuyên môn, thường xuyên được kiểm tra định kỳ để sát hạch tay nghề. Qua điều tra thị trường lao động của Tổng Cục dạy nghề, tại gần 3000 doanh nghiệp ở nước ta, đa số lao động qua đào tạo đang làm việc trong các doanh nghiệp đã được sử dụng có hiệu quả.

Hiện nay, trong các ngành công nghệ cao, số lượng công nhân kỹ thuật, cơng nhân có tay nghề, đặc biệt là đội ngũ kỹ sư đang ngày một tăng lên. Do đó, trong các ngành này, xu hướng trí thức hóa cơng nhân ngày càng rõ rệt. Sự gia tăng đội ngũ lao động lành nghề trong các ngành này đã góp phần to lớn trong việc chuyển đổi tính chất của nền sản xuất, từ công nghiệp truyền thống giản đơn, thủ công sang cơng nghiệp hiện đại, tự động hóa và tin học hóa. Sự tăng lên nhanh chóng của đội ngũ cơng nhân có tri thức cũng đã góp phần chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp ở nước ta theo hướng

hiện đại, phù hợp với xu hướng của các nước trong khu vực và trên thế giới. Nhiều ngành nghề trước đây được coi là “then chốt” như cơ khí, xây dựng... thì ngày nay, với phát triển của khoa học - công nghệ và sự gia tăng trình độ, tri thức của người lao động, có nhiều cơng nhân nước ta làm việc trong những ngành nghề mới như điện tử viễn thơng, dầu khí, cơng nghệ thơng tin... Cũng từ đó, trong thời gian qua, có nhiều cơng nhân có tay nghề ở nước ta đã tham gia xuất khẩu lao động sang các nước có nền cơng nghiệp hiện đại như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức... Đây là sự thay đổi mang tính bản chất, thể hiện tính chất và trình độ hiện đại của người lao động là công nhân nước ta trong lực lượng sản xuất. Mặc dù còn chiếm tỉ lệ chưa cao nhưng đội ngũ cơng nhân có trình độ, lành nghề này là những người trực tiếp sử dụng những tư liệu sản xuất hiện đại để từng bước góp phần thay đổi trình độ của lực lượng sản xuất nước ta trong thời gian qua.

Biểu hiện rõ nhất của những thay đổi tích cực về trình độ, tay nghề của nguồn lao động trong cơng nghiệp là xu hướng trí thức hố cơng nhân đang diễn ra, nhất là ở lớp công nhân trẻ. Theo kết quả điều tra, hiện nay, công nhân trong các doanh nghiệp có trình độ văn hố khá cao: 100% biết chữ, 80% có trình độ trung học cơ sở và trung học phổ thơng; lao động ở nước ta có 37% qua đào tạo, trong đó 25% đã qua đào tạo nghề [xem 99, tr.67]. Nhờ đó, trình độ tay nghề, kỹ năng nghề nghiệp của công nhân ngày càng được nâng cao. Trong thời gian tới, xu hướng trí thức hố cơng nhân sẽ ngày càng rõ nét. Dự báo, đội ngũ cơng nhân trí thức sẽ chiếm khoảng 7% - 10% trong tổng số lao động kỹ thuật, tập trung ở một số ngành kinh tế mũi nhọn, trong các doanh nghiệp hiện đại có cơng nghệ cao và tự động hố, các khu cơng nghệ cao... Đây là dấu hiệu quan trọng phản ánh tính hiện đại của đội ngũ cơng nhân nước ta nói riêng và người lao động trong lực lượng sản xuất nói chung. Đây cũng là bộ phận người lao động tiên tiến, vừa có khả năng tạo ra những đối tượng lao động mới, cơng cụ lao động hiện đại; vừa có khả năng chuyển giao những máy móc, cơng nghệ tiến tiến cho những người lao động khác để ứng dụng vào sản xuất, từng bước góp phần thay đổi tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất ở nước ta.

Nhờ sự gia tăng đáng kể của đội ngũ cơng nhân trí thức, trong những năm qua, Việt Nam luôn là nước nằm trong tốp đầu các nước đạt thành tích cao trong cuộc thi tay nghề ASEAN. Trong kỳ thi tay nghề ASEAN lần thứ 11 diễn ra từ ngày 24 đến

26/9/2016 tại Malaysia, đồn Việt Nam giành vị trí thứ 3 trên tổng số 10 nước tham gia,

Một phần của tài liệu Luan an tien si_LTC (Trang 76 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w