Một trong những đặc điểm của lực lượng sản xuất hiện đại là lực lượng sản xuất có tính tồn cầu. Do đó, người lao động trong phát triển lực lượng sản xuất hiện đại không chỉ cần đáp ứng nhu cầu trong nước mà cịn đạt được những tiêu chuẩn mang tính quốc tế. Vì vậy, việc tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo lao động là một giải pháp cần thiết nhằm cải thiện chất lượng nguồn lao động ở Việt Nam trong những năm tới.
Thứ nhất, tích cực, chủ động hợp tác quốc tế về đào tạo và đánh giá chất lượng người lao động theo tiêu chuẩn quốc tế.
Để người lao động Việt Nam có thể hội nhập với thị trường lao động quốc tế, Nhà nước cần xây dựng chiến lược về phát triển nguồn lao động vừa phù hợp với trình độ phát triển của Việt Nam, vừa đạt tiêu chuẩn quốc tế về nguồn lao động trong phát triển lực lượng sản xuất hiện đại. Từ đó, thiết lập khung trình độ đào tạo, nội dung chương trình và phương pháp giáo dục, đào tạo theo định hướng phù hợp chuẩn quốc tế và đặc thù Việt Nam; tăng cường quan hệ liên thơng chương trình đào tạo giữa các cơ sở giáo dục và các ngành đào tạo của Việt Nam và quốc tế; thực hiên cơng nhận lẫn nhau chương trình đào tạo giữa các cơ sở giáo dục và đào tạo của Việt Nam và của thế giới; thỏa thuận về việc công nhận văn bằng, chứng chỉ đào tạo giữa Việt Nam với các nước.
Để người lao động trong lực lượng sản xuất ở Việt Nam được thế giới công nhận, Nhà nước cần chủ động và tích cực tham gia kiểm định quốc tế về chương trình đào tạo, trong đó có đào tạo nghề. Thực hiện đánh giá và quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, liên kết, trao đổi về giáo dục và đào tạo nghề; liên kết các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học, công nghệ giữa các cơ sở đào tạo của Việt Nam và thế giới.
Hiện nay, người lao động Việt Nam với nhiều ưu thế như trẻ, năng động, cần cù chăm chỉ đang là một tiềm năng lớn thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới nên việc đào tạo nghề cho lao động Việt Nam cần hướng tới những ngành nghề của thế giới đang trông chờ vào nguồn lao động Việt Nam có thể đáp ứng. Các cơ sở đào tạo nghề, nhất là các trường Đại học, Trung học chun nghiệp có uy tín cần liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài để đào tạo theo yêu cầu và đơn đặt hàng của họ. Có như vậy, người lao động Việt Nam vừa có định hướng đầu ra, vừa có thể đạt được tiêu chuẩn của các nước trên thế giới.
Thứ hai, chủ động và tích cực hợp tác quốc tế về xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, chuyển giao khoa học - công nghệ về đào tạo nghề cho người lao động.
Hiện nay, nhiều cơ sở đào tạo, nhất là cơ sở đào tạo nghề còn thiếu trang thiết bị kỹ thuật, nhất là các mơ hình máy học, học cụ hiện đại. Một trong những điểm khác biệt của đào tạo nghề so với các loại hình đào tạo khác là sử dụng chủ yếu giáo cụ trực quan. Bởi vậy, để nâng cao nhận thức, trình độ tay nghề cho người học, cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế về việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại. Ngồi ra, cần tạo mơi trường và điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà giáo, nhà khoa học có tài năng và kinh nghiệm của nước ngồi, người Việt Nam ở nước ngồi tham gia vào q trình đào tạo nhân lực trình độ cao và nghiên cứu khoa học, cơng nghệ tại các cơ sở đào tạo nghề ở Việt Nam. Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và huy động các nguồn lực xã hội, kêu gọi đầu tư nước ngoài nhằm xây dựng một số trường đại học, cao đẳng và dạy nghề đạt chuẩn quốc tế. Thu hút các trường đại học, dạy nghề có đẳng cấp quốc tế vào Việt Nam hoạt động. Tăng cường dạy và bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học, kỹ năng giao tiếp, khả năng thích ứng trong mơi trường cạnh tranh quốc tế cho người lao động Việt Nam.
Thứ ba, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động để tăng cường hợp tác quốc tế về sử dụng lao động.
Vì lực lượng sản xuất hiện đại có tính tồn cầu nên để phát huy tính tích cực của lao động Việt Nam, cần chú ý đến việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động nhằm tăng cường hợp tác quốc tế về lao động. Ở Đại hội XI, Đảng ta đã nhấn mạnh: “Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài” [29, tr.125].
Đẩy mạnh xuất khẩu lao động là một việc làm cần thiết đối với sự phát triển nguồn lao động ở Việt Nam hiện nay. Nó vừa tạo điều kiện cho người lao động có việc làm, tăng thu nhập, xóa đỏi giảm nghèo mà tạo nên sự hợp tác quốc tế giữa các quốc gia trong việc sử dụng lao động. Tuy nhiên, cần hướng đến việc xuất khẩu nguồn lao động có trình độ, tay nghề cao, đã qua đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn lao động xuất khẩu của Việt Nam. Nhà nước cần quản lý chặt chẽ hoạt động xuất khẩu lao động, hỗ trợ kinh phí cho người lao động khi đăng ký tham gia xuất khẩu lao động. Trước khi xuất khẩu lao động, cần tổ chức đào tạo để trang bị cho họ những kỹ năng
nghề nghiệp, giáo dục truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của nơi tiếp nhận, trang bị cho họ khả năng tự vệ, tự thích nghi trước những khó khăn, rủi ro khi lao động
ở nước ngoài. Ngoài ra, Đại sứ quán Việt Nam ở các nước có người xuất khẩu lao động cần thường xuyên liên kết với các nước sở tại để theo dõi, bảo vệ người lao động Việt Nam, tránh tình trạng người lao động Việt Nam bị lợi dụng, ngược đãi. Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động sang các nước có nền kinh tế phát triển để nâng cao chất lượng nguồn lao động Việt Nam.
Tiểu kết chương 4
Xuất phát từ những ưu điểm và hạn chế của nhân tố người lao động trong phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay trên cả ba phương diện: thế lực, trí lực và tâm lực, để phát huy nhân tố người lao động trong thời gian tới, cần chú ý đến những quan điểm cơ bản sau: Trước hết, cần quán triệt quan điểm luôn coi người lao động là trung tâm trong sự phát triển của lực lượng sản xuất hiện đại. Đây là quan
điểm trước tiên có ý nghĩa rất quan trọng, nó khơng chỉ là sự kế thừa quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vị trí, vai trị của người lao động trong phát triển lực lượng sản xuất mà nó cịn là sự cụ thể hóa quan điểm của Đảng ta khi coi con người là trung tâm của mọi sự phát triển. Đó là một sự phát triển mang tính bền vững và kết tinh những giá trị nhân văn. Ngoài ra, phát triển nhân tố người lao động trong lực lượng sản xuất hiện đại phải gắn với chiến lược phát triển bền vững; đảm bảo tính cân đối, hài hòa giữa các vùng miền và các ngành sản xuất.
Dựa trên ba quan điểm cơ bản trên, để phát triển nhân tố người lao động đáp ứng nhu cầu của nền sản xuất hiện đại của Việt Nam trong thời gian tới, cần chú ý đến một số giải pháp cơ bản: nâng cao thể lực, sức khỏe; cải thiện tầm vóc cho người lao động ở Việt Nam; đẩy mạnh phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ để khơng ngừng nâng cao trình độ, tay nghề của người lao động, cải tiến sáng kiến kỹ thuật để thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất;, xây dựng mơi trường kinh tế - xã hội thuận lợi, chính sách pháp luật phù hợp để người lao động phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mình; nâng cao nhận thức của người lao động về vai trị, vị trí, trách nhiệm của mình trong nền sản xuất hiện đại; tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo và xuất khẩu lao động đáp ứng yêu cầu thời kỳ hội nhập.
KẾT LUẬN
Để đạt được mục tiêu sớm đưa Việt Nam trở thành thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, không thể không ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất. Trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế hiện nay, lực lượng sản xuất của Việt Nam cần phát triển với một trình độ cao, hiện đại. Trình độ đó được quyết định
bởi tư liệu sản xuất tiên tiến; khoa học - công nghệ hiện đại và người lao động với thể lực tốt, sức khỏe dẻo dại; trình độ tay nghề cao; có khả năng thích nghi, có ý thức tổ chức kỷ luật, có đạo đức nghề nghiệp và ý thức bảo vệ mơi rường sinh thái. Đó chính là những u cầu cơ bản cơ bản của người lao động Việt Nam nhằm phát triển lực lượng sản xuất hiện đại hiện nay.
Sau hơn 30 năm đổi mới, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể so với trước kia: Công cụ lao động và đối tượng lao động ngày càng được cải tiến; khoa học - công nghệ được ứng dụng ngày càng nhiều vào q trình sản xuất, góp phần đáng kể trong việc giải phóng sức lao động, tăng năng suất lao động và hiện đại hóa nền sản xuất. Đặc biệt, với quan điểm: Coi con người là
trung tâm của mọi sự phát triển, Đảng ta đã rất chú trọng đến việc phát triển nhân tố con
người, coi việc phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong ba khâu đột phá chiến lược quan trọng. Do đó, người lao động Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể về thể lực, sức khỏe; trình độ, tay nghề; khả năng thích nghi, tính sáng tạo... Tuy nhiên, nhìn chung, con người Việt Nam nói chung và người lao động nước ta vẫn còn còn nhiều hạn chế cả về thể lực và trình độ tay nghề; ý thức đạo đức nghề nghiệp, ý thức bảo vệ môi trường sinh thái chưa cao. Điều đó ảnh hưởng đáng kể đến độ bền, sự dẻo dai, tính chuyên nghiệp, khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền sản xuất hiện đại ở người lao động nước ta.
Xuất phát từ thực trạng trên, để tiếp tục phát triển nhân tố người lao động đáp ứng yêu cầu của lực lượng sản xuất hiện đại ở Việt Nam trong những năm tiếp theo, cần quán triệt ba quan điểm cơ bản sau: Thứ nhất, luôn coi người lao động là trung tâm trong sự phát triển của lực lượng sản xuất hiện đại. Khi quán triệt quan điểm coi người lao động là trung tâm của sự phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, chúng ta không chỉ xuất phát từ việc phát huy nhân tố người lao động để làm nòng cốt để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại mà còn hướng sự phát triển của lực lượng sản xuất nhằm mục đích phát triển người lao động, vì chính bản thân người lao động. Đó là một sự phát triển mang tính bền vững và kết tinh những giá trị nhân văn. Thứ hai, cần quán triệt quan
điểm phát triển bền vững trong phát triển lực lượng sản xuất hiện đại nói chung và phát triển nhân tố người lao động nói riêng. Đó là phát triển lực lượng sản xuất cần phải kết hợp cả phát triển theo chiều rộng và chiều sâu, tận dụng những thành quả của
khoa học, công nghệ hiện đại để phát triển sản xuất một cách có chọn lọc, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái. Đặc biệt, cần ưu tiên phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Thứ ba, cần quán triệt quan điểm toàn diện trong phát triển nhân tố người lao động. Phát triển nhân tố người lao động trong phát triển lực lượng sản xuất hiện đại là phát huy tất cả các yếu tố cấu thành của nhân tố người lao động như cần chú ý tăng cường cả về thể lực, sức khỏe; nâng cao trình độ, tay nghề; bồi đắp ý thức, trách nhiệm, tính chuyên nghiệp. Trong những yếu tố trên, cần nhấn mạnh hơn đến yếu tố trí lực bởi đó là lợi thế so sánh nổi bật của người lao động trong nền sản xuất hiện đại với nền sản xuất truyền thống trước kia, đáp ứng yêu cầu hợp tác quốc tế về đào tạo và sử dụng nguồn lao động có chất lượng cao hiện nay. Phát huy nhân tố người lao động trong phát triển lực lượng sản xuất hiện đại cũng phải đảm bảo tính cân đối, hài hịa giữa các vùng miền và các ngành sản xuất.
Dựa trên ba quan điểm cơ bản trên, để phát triển nhân tố người lao động đáp ứng nhu cầu của nền sản xuất hiện đại của Việt Nam trong thời gian tới, cần chú ý đến một số giải pháp cơ bản sau: Một là, nâng cao thể lực, sức khỏe; cải cách chế độ bảo hiểm, chế độ chăm sóc sức khỏe cho người lao động.Đây là giải pháp trước tiên nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe, tăng cường thể lực và tầm vóc của người lao động Việt Nam, đáp ứng nhu cầu về độ bền, sự dẻo dai, nhanh nhẹn của những dây chuyền sản xuất có cường độ cao; đồng thời hạn chế tình trạng tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang rất phổ biến và là vấn đề xã hội đáng quan tâm ở nước ta hiện nay. Hai là, đẩy mạnh phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học - cơng nghệ để khơng ngừng nâng cao trình độ, tay nghề của người lao động, cải tiến sáng kiến kỹ thuật để thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất. Đây là một giải pháp quan trọng nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém về chất lượng, nhất là trình độ, tay nghề, kỹ năng của người lao động Việt Nam hiện nay. Ba là,
xây dựng mơi trường kinh tế - xã hội thuận lợi, chính sách pháp luật phù hợp để người lao động phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mình. Giải pháp này hướng đến việc tạo ra động lực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động, giúp họ phát huy được tính chủ động, tích cực của mình trong việc sản xuất vật chất. Bốn là, nâng cao
nhận thức của người lao động về vai trị, vị trí, trách nhiệm của mình trong nền sản xuất hiện đại. Đây là một giải pháp cần thiết để giúp cho người lao động thấy được ý thức trách nhiệm của mình trong sản xuất, ý thức bảo
vệ môi trường sinh thái, ý thức trong việc đảm bảo an toàn trong sản xuất và an toàn với những sản phẩm lao động do họ làm ra. Năm là, tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo và xuất khẩu lao động đáp ứng yêu cầu thời kỳ hội nhập. Giải pháp này tạo điều kiện thúc đẩy tồn cầu hóa lực lượng sản xuất hiện đại, giúp cho người lao động Việt Nam có thêm nhiều cơ hội xuất khẩu sang thị trường lao động quốc tế.
Như vậy, phát triển nhân tố người lao động chính là cách thức quan trọng, đóng vai trị quyết định sự phát triển lực lượng sản xuất hiện đại ở Việt Nam hiện nay, góp phần đáng kể vào việc thực hiện mục tiêu sớm đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, phát triển kinh tế tri thức và tăng cường hội nhập quốc tế.