Phát triển nhân tố người lao động trong lực lượng sản xuất hiện đại một cách toàn diện

Một phần của tài liệu Luan an tien si_LTC (Trang 116 - 119)

Nhân tố người lao động trong lực lượng sản xuất không phải là một khái niệm trừu tượng mà được tạo thành bởi các yếu tố cụ thể như thể lực, trí lực và tâm lực. Mỗi yếu tố lại đóng vai trị, vị trí khác nhau. Thể lực của người lao động là cơ sở của quá trình sản xuất vật chất, giúp họ đáp ứng được những đòi hỏi về hao phí sức lao động trong q trình sản xuất với những cơng việc khác nhau. Trí lực là yếu tố đóng vai trị quyết định sự sáng tạo của người lao động, giúp họ khơng ngừng cải tiến q trình sản xuất một cách có hiệu quả hơn. Tâm lực tạo ra động cơ bên trong của người lao động, thúc đẩy và điều chỉnh hoạt động của người lao động, góp phần vào việc phát huy vai trị của các yếu tố thể lực và trí lực của người lao động với tư cách là chủ thể của quá trình sản xuất vật chất. Như vậy, để phát triển nhân tố người lao động đáp ứng nhu cầu của lực lượng sản xuất hiện đại ở Việt Nam hiện nay, cần chú ý phát triển tất cả các yếu tố cấu thành nên nhân tố người lao động như thể lực, trí lực và tâm lực. Quan điểm phát triển tồn diện con người nói chung cũng như phát triển người lao động nói riêng đã được Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh ở Đại hội XII: “Xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh, tạo điều kiện để con người Việt Nam phát triển toàn diện, đẹp về nhân cách, đạo đức, tâm hồn; cao về trí tuệ, năng lực, kỹ năng sáng tạo; khỏe về thể chất, phát huy tốt vai trò chủ thể sáng tạo trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc” [31, tr.29].

Một trong những tiêu chí đánh giá sự khác biệt của lực lượng sản xuất hiện đại so với lực lượng sản xuất trước kia là yếu tố trí tuệ, tri thức của người lao động trở thành yếu tố nổi trội, đánh dấu sự khác biệt về chất của người lao động trong giai đoạn hiện nay so với các giai đoạn trước. Do đó, để phát triển nhân tố người lao động đáp ứng nhu cầu của lực lượng sản xuất hiện đại, ngoài việc triển đồng bộ tất cả các yếu tố cấu thành của người lao động nói chung, cần nhấn mạnh và chú ý hơn đến việc phát triển yếu tố trí lực để tạo ra những lợi thế so sánh nổi bật của người lao động nước ta trong bối cảnh hiện nay.

Khi phát triển các yếu tố cấu thành của nhân tố người lao động trong lực lượng sản xuất hiện đại cần có những chiến lược toàn diện, đồng bộ và dài hạn để cải thiện cả về thể lực, trí lực và tâm lực cho người lao động nước ta. Ngoài ra, cũng cần chú ý đến tính đặc thù của từng ngành kinh tế, từng vùng miền để ưu tiên phát triển thế mạnh về lao động ở các ngành và các vùng miền đó.

Quan điểm tồn diện cũng địi hỏi phải phát triển tất cả các mặt cấu thành nên nhân tố người lao động. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại cần chú trọng đào tạo tri thức, tay nghề cho người lao động để tạo ra những sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao. Ưu tiên vào các lĩnh vực sản xuất mũi nhọn, công nghệ cao; hướng đến những lĩnh vực sản xuất mới nhằm tạo ra những bước đột phá trong phát triển sản xuất hiện đại.

Quan điểm toàn diện cũng cần hướng tới việc khắc phục sự phân bố không đồng đều, mất cân đối về lao động, nhất là lao động đã qua đào tạo ở các vùng miền trong cả nước và các ngành kinh tế quốc dân. Mặc dù mục tiêu của quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là phấn đấu sớm đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại nhưng hiện nay, gần 70% lao động nước ta tập trung ở nông thôn. Hơn nữa, phần lớn lực lượng lao động này lại chưa qua đào tạo. Điều đó ảnh hưởng lớn đến q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn ở nước ta. Đa phần lực lượng lao động đã qua đào tạo ở nước ta tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, ở những nơi này thường xuyên xảy ra tình trạng dư thừa lao động đã qua đào tạo, thậm chí một bộ phận khơng nhỏ lực lượng lao động chấp nhận làm trái công việc, ngành nghề đã được đào tạo để ở lại các thành phố lớn. Trong khi đó, ở các vùng nơng thôn, vùng sâu, vùng xa, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo lại rất thấp nên không tạo ra được những bước đột phá trong việc ứng dụng những thành tựu của khoa học - công nghệ và cải tiến quy trình sản xuất. Sự mất cân đối trong việc phân bổ lao động, nhất là nguồn lao động có tay nghề, có trình độ chun mơn kỹ thuật đã tạo nên sự chênh lệch đáng kể về trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trên các vùng miền của nước ta.

Khơng chỉ có vậy, ngay bản thân các ngành nghề sản xuất cũng có sự phân bố lao động khơng đồng đều. Trong khi một số ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao với đội ngũ kỹ sư, cơng nhân lành nghề rất đơng đảo thì cũng khơng ít ngành vẫn chủ yếu sử dụng nguồn lao động thủ cơng, với trình độ tay nghề thấp. Sự chênh lệch này đã tạo ra một khoảng cách lớn, một sự mất cân đối đáng kể giữa trình độ, tay nghề của người lao động ở các ngành kinh tế khác nhau.

Mặc dù không thể phủ nhận được thế mạnh của một số vùng miền, một số ngành kinh tế nhưng để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, cần tính đến tính tổng

thể, tồn diện, đồng bộ. Do đó, phát triển nhân tố người lao xuất hiện đại cần phải đảm bảo được tính cân đối, hài hịa thành phần kinh tế.

động trong lực lượng sản giữa các vùng miền, các

Một phần của tài liệu Luan an tien si_LTC (Trang 116 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w