nguồn nhân lực nói chung và phát triển người lao động trong lực lượng sản xuất nói riêng
Với quan điểm: con người là trung tâm mọi chiến lược phát triển, trong hơn 30 năm đổi mới, Đảng ta luôn đặt con người nói chung và người lao động nói riêng ở vị trí trung tâm trong mọi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ở Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta đã xác định việc phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quan trọng, đóng vai trị quyết định đến sự phát triển đất nước: “Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển nhanh, bền vững đất nước” [29, tr.41]. Hơn nữa, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng được coi là một khâu đột phá quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong giai đoạn hiện nay: “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng và lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, đảm bảo cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững” [29, tr.130]. Đây là một quan
điểm đúng đắn nhằm khắc phục những “điểm nghẽn” trong phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay.
Để cụ thể hóa quan điểm này, Đảng ta đã có nhiều đường lối, chủ trương nhằm phát triển nguồn nhân lực, trong đó Đảng ta đặc biệt đề cao vai trị của giáo dục và đào tạo, khoa học và cơng nghệ. Đảng ta xác định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” [31, tr.114]; “Phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ, làm cho khoa học và công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại và kinh tế tri thức” [31, tr.119-120]… Từ đó, cơng tác đào tạo cho người lao động được chú trọng theo chiều sâu, hướng đến mục tiêu đào tạo để nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động. Những thành tựu khoa học và công nghệ cũng được ứng dụng rộng rãi vào sản xuất tại các doanh nghiệp, cơng ty; góp phần thay đổi đáng kể tính chất của lao động từ thủ cơng truyền thống sang cơ khí hóa, tự động hóa, làm tăng năng suất lao động và gia tăng giá trị của sản phẩm hàng hóa.