Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, người lao động là yếu tố quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định sự phát triển lực lượng sản xuất bởi vì:
Thứ nhất, người lao động là một “động vật biết chế tạo cơng cụ” vì ngồi việc sử
dụng những cơng cụ lao động có sẵn, người lao động đã làm cho một vật “do tự nhiên cung cấp” trở thành một khí quan hoạt động của con người. Nhờ đó, người lao động đã tăng thêm sức mạnh của các khí quan vốn có của mình lên gấp bội. Trong q trình sản xuất vật chất, người lao động không chỉ tạo ra các công cụ lao động mà cịn ln biết cải tạo công cụ lao động, làm cho khả năng chinh phục tự nhiên ngày càng lớn hơn. Trong buổi bình minh của lịch sử, lực lượng sản xuất còn thấp kém, người lao động dựa chủ yếu vào những đối tượng lao động do tự nhiên cung cấp. Khi nền sản xuất ngày càng phát triển, nhận thức của người lao động ngày càng tăng lên, công cụ lao động ngày càng được cải tiến, đối tượng lao động ngày càng được mở rộng. Điều đó chứng tỏ người lao động là chủ thể sáng tạo và là chủ thể sử dụng mọi yếu tố của quá trình sản xuất. C.Mác khẳng định: “Trong tất cả những cơng cụ sản xuất thì lực lượng sản xuất hùng mạnh nhất là bản thân giai cấp cách mạng” [62, tr.257]. Do đó, nếu khơng có người lao động sẽ khơng thể có q trình sản xuất vật chất.
Thứ hai, người lao động với tri thức và ý chí của mình biết sử dụng và kết hợp
các yếu tố cấu thành của tư liệu sản xuất như đối tượng lao động, công cụ lao động, phương tiện lao động; hiện thực hóa vai trị và tác động của những yếu tố đó để tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm cải tạo giới tự nhiên một cách có hiệu quả nhất. Hơn nữa, tất cả những yếu tố trên chỉ tồn tại dưới dạng tiềm năng, chúng chỉ phát huy được vai trị của mình khi được được người lao động sử dụng trong quá trình cải biến giới tự nhiên. Điều này đã được C.Mác khẳng định:
Một cái máy khơng dùng vào q trình lao động là một cái máy vơ ích. Ngồi ra, nó cịn bị hư hỏng do sức mạnh hủy hoại của sự trao đổi chất của tự nhiên. Sắt thì han rỉ, gỗ thì bị mục. Sợi khơng dùng để dệt hoặc đan thì chỉ là một số bông bị hư hỏng. Lao động sống phải nắm lấy những vật đó,
cải tử hồn sinh cho chúng, biến chúng từ những giá trị sử dụng thành chỉ có tính chất khả năng thành những giá trị sử dụng và tác động [66, tr.271].
Thứ ba, trong khi các yếu tố của tư liệu sản xuất đều hữu hạn và thường bị hao
mịn nhanh theo thời gian thì người lao động, ngồi yếu tố thể lực bị hao mịn chậm thì các kỹ năng lao động, trình độ tay nghề... ln có khả năng tự đổi mới, tự nâng cao thơng qua q trình tự học hỏi, bồi dưỡng, trau dồi tri thức khơng ngừng để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của quá trình sản xuất. V.I. Lênin đã khẳng định: “Trong khi vật chất có thể bị phá hủy hồn tồn thì các kỹ năng của con người như cơng nghệ, bí quyết tổ chức và nghị lực làm việc sẽ còn mãi” [53, tr.30]. Khẳng định trên đúng đắn vì suy cho cùng, hầu hết các tư liệu sản xuất chủ yếu (trừ những đối tượng sẵn có trong tự nhiên) chỉ là sản phẩm lao động của con người, do con người tạo ra và không ngừng đổi mới, cải tiến. Về thực chất, tư liệu sản xuất, đặc biệt là công cụ lao động chỉ là sự phản ánh trình độ của con người trong quá trình cải tạo tự nhiên.
Trong lực lượng sản xuất hiện đại, công nghệ thông tin là một trong những ngành đã thâm nhập vào hầu hết tất cả các lĩnh vực của sản xuất và trong đời sống của con người. Máy tính điện tử được sử dụng phổ biến và đưa con người vào kỷ nguyên tự động hóa tổng hợp, vào nền văn minh tin học. Ngoài ra, sự phát triển của ngành cơng nghệ tự động hóa đã cho ra đời người máy. Người máy đã thay thế không chỉ những công việc nặng nhọc, những hoạt động cơ bắp mà cịn có thể thay thế cho cả những hoạt động tinh vi, phức tạp của con người. Do đó, người ta thường dùng những thuật ngữ như “trí tuệ nhân tạo”, “người máy thơng minh” để chỉ sự phát triển không ngừng của khoa học - công nghệ hiện đại và khả năng sáng tạo của con người trong sản xuất. Tuy nhiên, điều đó khơng có nghĩa là khoa học - cơng nghệ hiện đại trở thành yếu tố quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất, từ đó người lao động trở thành yếu tố thứ yếu, đứng bên ngồi q trình sản xuất. Về thực chất, khoa học - công nghệ trước hết là sản phẩm của quá trình nhận thức, sản phẩm của sự phát triển trí tuệ của con người. Có thể nói, do yêu cầu của sản xuất mà con người đã sáng tạo và quyết định khuynh hướng, tốc độ phát triển của khoa học - công nghệ, đồng thời quyết định việc sử dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất theo mục đích của mình. Thực tế cho thấy, kỹ thuật, công nghệ hiện đại với tư cách là phần vật chất trong các yếu tố cấu thành của lực lượng sản xuất dù năng động và cách mạng đến mấy cũng chỉ là sản
phẩm do bàn tay và khối óc của con người làm ra và chịu sự điều khiển, giám sát của con người. Do đó, dù trí tuệ nhân tạo dẫu được mệnh danh là tiên tiến đến đâu cũng chỉ là sản phẩm của con người, hoạt động của nó phụ thuộc vào những chương trình mà con người đã lập ra, đã cài đặt vào máy tính điện tử và người máy cơng nghiệp. Vì vậy, khoa học - cơng nghệ là của con người, gắn liền với con người, phụ thuộc vào con người và phải thông qua hoạt động của con người mới có thể được vật hóa vào q trình sản xuất. Nếu không xuất phát từ con người, được tiến hành bởi con người và khơng hướng về mục đích phục vụ con người, khơng có q trình sản xuất nào có đủ lý do để tồn tại và phát triển. Do vậy, trong bất cứ thời đại nào, kể cả thời đại của khoa học - công nghệ hiện đại, người lao động vẫn là nhân tố đóng vai trị quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Từ những phân tích trên, có thể hiểu người lao động trong lực lượng sản xuất
hiện đại là những người tham gia vào quá trình sản xuất vật chất với trình độ cao; có khả năng kết hợp với công nghệ tiên tiến để tạo ra những sản phẩm có hàm lượng trí tuệ lớn, có tính bền vững và thân thiện với mơi trường.
Có thể nhận thấy, bản thân khái niệm người lao động trong lực lượng sản xuất cũng có sự biến đổi qua mỗi hình thái kinh tế - xã hội. Nó gắn liền với sự biến đổi về trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau. Nếu như trước đây, khi lực lượng sản xuất phát triển ở trình độ thấp, nói đến người lao động, người ta chủ yếu chỉ nói tới những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất để tạo ra của cải vật chất nhưng ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, đặc biệt là phát triển của khoa học - kỹ thuật rồi đến khoa học - công nghệ, khơng chỉ có những người trực tiếp sản xuất mới là những người lao động. Ngồi họ ra, cịn có một bộ phận ngày càng tăng lên những người trực tiếp quản lý quá trình sản xuất; những kỹ sư, những nhà công nghệ tạo ra những sản phẩm khoa học, cơng nghệ để ứng dụng vào q trình sản xuất. Điều này đã được C.Mác dự báo khi phân tích q trình phát triển của nền đại công nghiệp ở các nước tư bản phát triển: “Tồn bộ q trình sản xuất biểu hiện ra khơng phải như một q trình phụ thuộc vào tài nghệ trực tiếp của người công nhân mà với tư cách là sự ứng dụng khoa học trong lĩnh vực cơng nghệ”, “do đó, đến một giai đoạn nào đó, guồng máy có thể thay thế cơng nhân. Lao động được biểu hiện ra không phải chủ yếu là lao động được nhập vào quá trình sản xuất mà chủ yếu là một
lao động mà trong đó con người, trái lại, là người kiểm sốt và điều tiết bản thân q trình sản xuất”; và “thay vì làm tác nhân chủ yếu của q trình sản xuất, người cơng nhân lại đứng bên cạnh quá trình sản xuất ấy” [62, tr.357; 358; 370].
Sự phát triển của sản xuất xã hội luôn diễn ra sự phủ định. Trước kia, người sản xuất và người quản lý là một, song cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất theo hướng hiện đại, sự tách rời giữa người sản xuất và người quản lý ngày một gia tăng, sự khác biệt phát triển thành sự đối lập gay gắttrong chế độ tư hữu. Giờ đây, chính sự phát triển cao của lực lượng sản xuất ở trình độ trí tuệ hố cao đã và đang diễn ra sự xích lại gần nhau giữa người lao động sản xuất và nhà quản lý. Trong nền sản xuất hiện đại, ở khơng ít trường hợp, người sản xuất và người quản lý hội tụ trong một cá thể mà ở đó, mặt quản lý ngày càng có ưu thế hơn mặt lao động trong việc tạo ra sản phẩm. Như vậy, trong lực lượng sản xuất hiện đại, người lao động bao gồm cả người tham gia sản xuất trực tiếp và cả những người tham gia vào quá trình quản lý quá trình sản xuất ấy và những nhà khoa học - công nghệ tạo ra những sản phẩm nhằm hiện đại hóa q trình sản xuất ấy.
Trong bất cứ thời đại nào, người lao động cũng đóng vai trị quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất nhưng sự khác nhau giữa các thời đại kinh tế nằm ở chỗ, trong thời đại nào, yếu tố nào thuộc về người lao động trong lực lượng sản xuất giữ vai trò quan trọng hơn các yếu tố khác. Bởi vậy, sự thay đổi vai trò của các yếu tố cấu thành nhân tố người lao động chính là tiêu chí đánh giá sự khác biệt của nhân tố người lao động trong lực lượng sản xuất hiện đại với lực lượng sản xuất trước kia.
Theo quan điểm của C.Mác, khi tham gia vào quá trình sản xuất vật chất, người lao động phải có cùng một lúc cả sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần.
Sức mạnh vật chất được thể hiện qua năng lực về thể chất như sức khỏe, thể trạng của người lao động. Điều đó khơng chỉ được tạo nên bởi đời sống vật chất, điều kiện làm việc của người lao động mà nó cịn phụ thuộc vào đặc điểm về lứa tuổi, giới tính của họ. Sức mạnh thể chất là điều kiện cần thiết của quá trình lao động mà con người cần phải có để tác động vào giới tự nhiên bằng những công cụ lao động để tạo ra của cải vật chất.
Sức mạnh tinh thần được thể hiện qua năng lực về trí tuệ, phẩm chất đạo đức như kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong
công việc của người lao động... Đó là sức mạnh thể hiện tính lồi của con người khác với con vật khi tác động vào giới tự nhiên. Nhờ có sức mạnh về tinh thần, trí tuệ mà hoạt động sản xuất vật chất của con người mới là hoạt động có mục đích, có ý thức.
Mặc dù cả sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần đều là những yếu tố thuộc về người lao động trong phát triển lực lượng sản xuất nhưng vị trí, vai trị của những yếu tố này không phải là cái nhất thành bất biến mà trong mỗi thời đại kinh tế khác nhau, chúng ln có sự thay đổi. Trong thời kỳ tiền sử, do nhận thức của con người còn nhiều hạn chế nên để tạo ra của cải vật chất, người lao động chủ yếu sử dụng sức mạnh cơ bắp để tác động vào giới tự nhiên. Tuy nhiên, khi công cụ lao động đã phát triển, máy móc cơ khí ra đời, yếu tố kỹ năng, kinh nghiệm trong lao động lại giữ vai trò chủ đạo. Nó giúp những người lao động vận hành các máy móc một các thành thạo, thuần thục. Do năng lực trí tuệ của người lao động không ngừng được nâng cao nên phần giá trị do lao động trí tuệ của họ tạo ra trong q trình sản xuất và được kết tinh ở sản phẩm ngày càng tăng. Từ chỗ chiếm một tỷ trọng rất không đáng kể ở các thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp, ngày nay, ở các nước phát triển, đối với một số loại sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao, hàm lượng giá trị do trí tuệ tạo ra và được kết tinh trong sản phẩm có thể đạt tới 80 - 90% tổng giá trị sản phẩm. Đối với các loại sản phẩm đó, nguyên vật liệu, năng lượng, lao động cơ bắp chỉ tạo thành từ 10% - 20% giá trị sản phẩm. Vì thế, giá trị gia tăng trong mỗi sản phẩm được tạo ra ngày càng lớn. Nó khơng phụ thuộc vào các yếu tố đầu vào là nguyên vật liệu để sản xuất ra nó mà phụ thuộc vào hàm lượng tri thức, chất xám của người lao động kết tinh vào trong đó. Vì vậy, trong nền sản xuất hiện đại, có những sản phẩm tuy trọng lượng nhỏ nhưng lại có giá trị kinh tế lớn và tinh vi hơn gấp nhiều lần những sản phẩm có trọng lượng lớn trong nền sản xuất trước kia. Điều này cũng đã được C.Mác khẳng định như sau:
Theo đà phát triển của đại công nghiệp, việc tạo ra của cải thực sự trở nên ít phụ thuộc vào thời gian lao động và số lượng lao động đã chi phí hơn là vào sức mạnh của những tác nhân được khởi động trong thời gian lao động, và bản thân những tác nhân ấy, đến lượt chúng (hiệu quả to lớn của chúng) tuyệt đối không tương ứng với thời gian lao động trực tiếp cần thiết để sản xuất ra chúng, mà đúng ra chúng phụ thuộc vào trình độ chung của khoa
học và vào sự tiến bộ của kỹ thuật, hay là phụ thuộc vào việc ứng dụng khoa học ấy vào sản xuất [71, tr.368].
Sự thay đổi vị trí, vai trị của các yếu tố cấu thành nhân tố người lao động cũng gắn liền với sự phát triển của lực lượng sản xuất ở mỗi thời kỳ lịch sử. Trong cuốn sách “Phát triển kinh tế tri thức gắn với q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam”, các tác giả đã chỉ ra những điểm khác biệt cơ bản giữa kinh tế tri thức và kinh tế công nghiệp theo những chỉ tiêu so sánh dưới đây:
Bảng 2. So sánh sự khác nhau giữa kinh tế công nghiệp và kinh tế tri thức Chỉ tiêu Kinh tế công nghiệp Kinh tế tri thức
Yếu tố chủ yếu sản Vốn, lao động Tri thức xuất
Kỹ thuật, cơng nghệ Cơ khí hóa, điện khí hóa Tự động hóa, số hóa chủ đạo
Ngành kinh tế chủ Cơng nghiệp chế biến Dịch vụ, thương mại,
yếu xử lý thông tin
Cơ cấu xã hội chủ Tư bản công nghiệp/công Nhiều tầng lớp: chủ yếu nhân áo xanh hãng, lao động trí thức,
nhà quản lý, tầng lớp trung lưu
Yếu tố quyết định sức Giá thành Sáng chế, chất lượng,
cạnh tranh thời gian
Mơ hình đổi mới Tuyến tính Đan xen, tương tác Cơ sở hạ tầng quan Giao thông Mạng thông tin trọng nhất
Mục tiêu lao động Đủ việc làm Thu nhập cao
Yêu cầu giáo dục Kỹ năng chuyên ngành Đào tạo cơ bản, học tập suốt đời
Việc làm Ổn định Có rủi ro, có cơ hội
Nguồn: [49, tr. 66-67].
Qua bảng so sánh trên, có thể nhận thấy, sự gia tăng của yếu tố tri thức trong nhân tố người lao động và sự tăng lên không ngừng của lực lượng lao động trí óc như