Khái niệm lực lượng sản xuất

Một phần của tài liệu Luan an tien si_LTC (Trang 35 - 39)

Lực lượng sản xuất là một khái niệm trung tâm của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Việc nghiên cứu rõ nội hàm của khái niệm này là cơ sở để hiểu toàn bộ sự vận động và phát triển của quá trình sản xuất vật chất trong lịch sử xã hội lồi người. Vì vậy, các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác đã sớm nghiên cứu về khái niệm lực lượng sản xuất. Trong các tác phẩm của mình, mặc dù C.Mác khơng trực tiếp đưa ra khái niệm lực lượng sản xuất nhưng nội hàm của khái niệm này đã được ông đề cập đến ngay từ những tác phẩm đầu tay.

Năm 1845, khi viết tác phẩm “Về cuốn sách của Phiđrích Lixtơ “Học thuyết dân

tộc về kinh tế chính trị học””, C.Mác đã phê phán quan điểm duy tâm của Lixtơ về lực

lượng sản xuất khi Lixtơ cho rằng lực lượng sản xuất mang “bản chất tinh thần”, nó là cái vơ hạn. Theo C.Mác, lực lượng sản xuất không phải là cái “bản chất tinh thần” nào đó mà là những cái có sức mạnh vật chất. C.Mác viết: “Để xua tan vầng hào quang thần bí có tác dụng cải biến “sức sản xuất”, chỉ cần mở ra bản tổng quan thống kê đầu tiên ta gặp là đủ. Ở đó có nói về sức nước, sức hơi nước, sức người, sức ngựa. Tất cả những thứ ấy đều là lực lượng sản xuất“ [69, tr.338].

Từ quan điểm duy vật về đời sống của con người nói chung và về lực lượng sản xuất nói riêng, trong các tác phẩm tiếp theo như “Hệ tư tưởng Đức”, “Sự khốn cùng của triết học”, “Lao động làm thuê và tư bản”, “Tiền công giá cả và lợi nhuận”, đặc biệt là trong bộ “Tư bản”, nội hàm của khái niệm lực lượng sản xuất ngày càng được C.Mác và Ph.Ăngghen làm sáng tỏ và có nội dung sâu sắc hơn. Đó cũng là cơ sở khoa học cho việc nhận thức bản chất, động lực của sự phát triển lịch sử - xã hội thông qua hoạt động lao động của con người.

Xuất phát điểm trong nghiên cứu của C.Mác về lịch sử - xã hội là hoạt động sản xuất vật chất của con người hiện thực. Theo C.Mác, bản thân con người bắt đầu phân

biệt với động vật khi sản xuất ra các tư liệu sinh hoạt phục vụ cho những nhu cầu thiết yếu của mình. C.Mác viết: “Người ta phải có khả năng sống đã rồi mới có thể “làm ra lịch sử”. Nhưng muốn sống được thì trước hết cần phải có thức ăn, thức uống, nhà ở, quần áo và một vài thứ khác nữa. Như vậy, hành vi lịch sử đầu tiên là việc sản xuất ra những tư liệu để thỏa mãn nhu cầu ấy, việc sản xuất ra bản thân đời sống vật chất” [61, tr.42].

Ph.Ăngghen cũng coi sản xuất là tiêu chí để phân biệt sự khác nhau giữa con người và loài vật: “Điểm khác biệt giữa xã hội loài người với loài vật là ở chỗ: loài vật may mắn chỉ hái lượm, trong khi con người lại sản xuất” [68, tr.241]. Như vậy, tiền đề đầu tiên cho sự tồn tại của con người là việc sản xuất ra những tư liệu để thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu. Đó là việc sản xuất ra chính đời sống vật chất của con người. Đồng thời với q trình đó, con người cũng sáng tạo ra các mặt của đời sống xã hội. C.Mác viết: “Việc sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt vật chất trực tiếp và chính mỗi một giai đoạn phát triển kinh tế nhất định của một dân tộc hay một thời đại tạo ra một cơ sở, từ đó mà người ta phát triển các thể chế nhà nước, các quan điểm pháp quyền, nghệ thuật và thậm chí cả những quan niệm tơn giáo của con người ta” [64, tr.500]. Quan điểm này đã khẳng định tính triệt để trong quan niệm duy vật về lịch sử của chủ nghĩa Mác.

Cũng theo C.Mác, sản xuất vật chất là hoạt động đặc trưng của con người. Đó là hoạt động cơ bản nhất, quyết định sự tồn tại và phát triển của con người. Trong quá trình sản xuất vật chất, con người đồng thời có hai mặt quan hệ. Một mặt, con người quan hệ với tự nhiên, còn mặt khác, con người quan hệ với nhau. Mặt con người quan hệ với tự nhiên chính là biểu thị của lực lượng sản xuất. Tuy nhiên, không phải mọi quan hệ của con người với tự nhiên đều là lực lượng sản xuất (chẳng hạn như quan hệ tình cảm, quan hệ thẩm mỹ, quan hệ nhận thức…). Chỉ có những quan hệ mà trong đó sự tác động giữa con người với tự nhiên tạo thành của cải vật chất phục vụ cho những nhu cầu của con người, đồng thời giúp con người cải biến chính bản thân mình mới được gọi là lực lượng sản xuất.

Lực lượng sản xuất thể hiện năng lực thực tiễn của con người trong quá trình cải biến giới tự nhiên. Khi tiến hành sản xuất vật chất, con người đã dùng những công cụ lao động để tác động vào giới tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất phục vụ cho

những nhu cầu thiết yếu của mình. Cũng trong q trình đó, con người đã nắm bắt được những quy luật của tự nhiên, biến giới tự nhiên từ chỗ hoang sơ, thuần phác trở thành “thế giới thứ hai” với sự tham gia của bàn tay và khối óc của con người. Sản xuất vật chất luôn thay đổi nên lực lượng sản xuất là một yếu tố động và là một q trình ln được đổi mới và phát triển khơng ngừng.

Lực lượng sản xuất tạo ra tiền đề vật chất cho sự tồn tại và phát triển của xã hội lồi người. Nó cũng là tiêu chí cơ bản để đánh giá sự tiến bộ xã hội trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định. Chính vì vậy, trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, C.Mác đã khẳng định như sau:

Lịch sử chẳng qua là sự tiếp nối của những thế hệ riêng rẽ, trong đó mỗi thế hệ khai thác những vật liệu, những tư bản, những lực lượng sản xuất do tất cả các thế hệ trước để lại; do đó, mỗi thế hệ một mặt tiếp tục các hoạt động được truyền lại, trong những hoàn cảnh đã hoàn toàn thay đổi, và một mặt khác lại biến đổi những hoàn cảnh cũ bằng một hoạt động hoàn toàn thay đổi” [61, tr.65].

Cho đến nay, có nhiều quan điểm khác nhau về lực lượng sản xuất. Theo các nhà mácxít ở Trung Quốc: “Lực lượng sản xuất là năng lực thực tế của con người được hình thành trong hoạt động sản xuất vật chất để giải quyết mâu thuẫn giữa tự nhiên và xã hội, là sức mạnh vật chất để con người cải tạo tự nhiên, làm cho tự nhiên thích ứng với nhu cầu xã hội” [32, tr.405].

Theo quan điểm trên, khi nói đến lực lượng sản xuất, người ta nhấn mạnh đến “năng lực thực tế” của con người trong q trình sản xuất vật chất. Do đó, lực lượng sản xuất chính là sự thể hiện “sức mạnh vật chất” của con người trong việc cải tạo tự nhiên theo mục đích của mình. Quan điểm trên tuy đã phản ánh được khía cạnh bản chất của lực lượng sản xuất nhưng chưa nói lên được nội hàm cấu trúc của lực lượng sản xuất.

Cũng gần với quan điểm trên, trong Giáo trình triết học Mác - Lênin năm 2006, lực lượng sản xuất cũng được hiểu như sau: “Lực lượng sản xuất là năng lực thực tiễn cải biến giới tự nhiên của con người nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống của mình” [7, tr.289]. Quan điểm này cũng nhấn mạnh đến “năng lực thực tiễn” của con người trong việc cải biến giới tự nhiên - một khía cạnh quan trọng của nội hàm khái niệm lực

lượng sản xuất nhưng cũng chưa nói lên được các bộ phận cấu thành của lực lượng sản xuất.

Trong Giáo trình Triết học (dùng cho cao học không chuyên ngành triết học), lực lượng sản xuất được hiểu là “thể thống nhất hữu cơ giữa người lao động và tư liệu sản xuất (trước hết là công cụ lao động) để tạo ra một sức sản xuất vật chất nhất định” [78, tr.134]. Định nghĩa này đã chỉ ra hai bộ phận cấu thành của lực lượng sản xuất là người lao động và tư liệu sản xuất (trước hết là công cụ lao động) và sự thống nhất hữu cơ của chúng với nhau.

Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, theo tác giả luận án, lực lượng sản xuất là một khái niệm dùng để chỉ sự kết hợp giữa người lao

động với tư liệu sản xuất theo một cách thức nhất định để tạo ra một sức sản xuất nhằm cải biến giới tự nhiên, đáp ứng nhu cầu của con người và phát triển kinh tế - xã hội.

Trước đây, khi nói về lực lượng sản xuất, người ta thường nhấn mạnh đó là khả năng con người chinh phục giới tự nhiên, cải tạo giới tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất, thỏa mãn nhu cầu của mình và phát triển xã hội. Vì vậy, trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất vật chất, giới tự nhiên thường chỉ được xem là đối tượng để con người chinh phục. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ngoài việc là đối tượng để con người chinh phục, giới tự nhiên cịn có thể tạo ra những bất lợi, gây nên những khó khăn cho con người trong quá trình tồn tại và phát triển của mình. Vậy nên, để có thể tồn tại, con người cần phải có những hiểu biết về giới tự nhiên, điều chỉnh hoạt động của mình cho phù hợp với tự nhiên. Do đó, nếu chỉ nhấn mạnh đến mặt chinh phục giới tự nhiên và coi đó là thước đo cho sự phát triển trình độ của lực lượng sản xuất ở mỗi giai đoạn lịch sử thì con người sẽ ngày càng can thiệp thơ bạo vào giới tự nhiên nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của mình. Hơn nữa, “quan niệm như vậy không chỉ hạn chế nội hàm của khái niệm lực lượng sản xuất mà cịn khó dung nạp với quan niệm mới về phát triển bền vững, phát triển liên tục” [90, tr.9]. Sự can thiệp thô bạo và sự tàn phá giới tự nhiên đã từng được Ph.Ăngghen cảnh báo trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên” như sau: “Mỗi lần ta đạt được một thắng lợi là mỗi lần giới tự nhiên trả thù lại chúng ta” [65, tr.654]. Bởi vậy, để bảo đảm cho sự

phát triển bền vững, cần tính đến việc phát triển lực lượng sản xuất một cách có chọn lọc.

Như vậy, lực lượng sản xuất thể hiện năng lực thực tiễn của con người, là thước đo trình độ cải biến giới tự nhiên của con người ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau. Sự cải biến ấy có thể được hiểu là con người ngày càng thấu hiểu giới tự nhiên, chung sống hịa bình với giới tự nhiên bởi thực tế cho thấy, chỉ có thể thấu hiểu và chung sống hịa bình với tự nhiên, con người mới có thể được hưởng những lợi ích tốt nhất mà giới tự nhiên mang lại. Do đó, lực lượng sản xuất trong điều kiện hiện nay không chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất của con người mà còn phải đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa con người và giới tự nhiên vì mục tiêu phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Luan an tien si_LTC (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w