LAO ĐỘNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM
Để phát triển nhân tố người lao động đáp ứng yêu cầu của lực lượng sản xuất hiện đại ở Việt Nam, cần dựa trên những quan điểm cơ bản sau:
4.1.1. Coi người lao động là trung tâm, có ý nghĩa quyết định trong lựclượng sản xuất hiện đại lượng sản xuất hiện đại
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển lực lượng sản xuất là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất nhằm tạo ra những tiền đề về vật chất - kỹ thuật cho nền kinh tế. Vì lực lượng sản xuất được cấu thành bởi nhiều yếu tố trong đó người lao động là nhân tố quan trọng đóng vai trị quyết định nên để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại cần quán triệt quan điểm coi người lao động là trung tâm sự phát triển. Quan điểm coi người lao động là trung tâm của sự phát triển lực lượng sản xuất hiện đại cần được hiểu ở cả hai khía cạnh: người lao động vừa là điểm xuất phát của mọi chiến lược phát triển, vừa là mục tiêu của sự phát triển lực lượng sản xuất hiện đại.
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ hiện đại, nhiều người đã cho rằng khoa học - công nghệ chính là chìa khóa vạn năng. Thậm chí, khoa học - công nghệ đang dần thay thế sức lao động của con người để trở thành chủ nhân của quá trình sản xuất. Do đó, khoa học - cơng nghệ đang trở thành tiêu chí để phân biệt sự khác nhau giữa các thời đại kinh tế, giữa hình thái kinh tế - xã hội này với hình thái kinh tế - xã hội khác. Vì vậy, ở nhiều cơ sở sản xuất chỉ chú trọng đến việc đầu tư các máy móc, trang thiết bị sản xuất hiện đại mà khơng chú ý đến việc nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động. Mặc dù chúng ta không thể phủ nhận được vai trị to lớn của khoa học - cơng nghệ với sự phát triển của lực lượng sản xuất hiện đại nhưng đúng như nhiều nhà nghiên cứu lý luận khẳng định: “Khoa học, kỹ thuật dù phát triển mạnh mẽ đến đâu, có sức mạnh to lớn như thế nào thì cũng khơng thể đẩy con người ra ngồi q trình sản xuất xã hội nói chung mà chỉ thay thế những hoạt động lao động nặng nhọc phức tạp, giúp cho con người có điều kiện tốt hơn để học tập, phát triển trí tuệ” [13, tr.23].
Như vậy, trong bất cứ thời đại nào, người lao động vẫn ln là điểm xuất phát của q trình sản xuất vật chất vì người lao động chính là người tạo ra tư liệu sản xuất, ứng dụng khoa học - công nghệ sản xuất và quản lý, điều hành q trình sản xuất ấy.
Người lao động khơng chỉ là xuất phát điểm của q trình sản xuất mà cịn phải là mục tiêu của sự phát triển lực lượng sản xuất hiện đại. Khi lực lượng sản xuất phát triển, năng suất lao động nâng cao, cần hướng đến việc tiếp tục phát triển người lao động cả về thể lực, sức khỏe; tri thức, trí tuệ, kỹ năng nghề nghiệp cũng như đời sống tinh thần để họ phát triển một cách tồn diện hơn. Điều đó giúp cho người lao động có thể tham gia vào q trình sản xuất một cách tích cực và có hiệu quả hơn.
Như vậy, cần qn triệt quan điểm coi người lao động là trung tâm của sự phát triển lực lượng sản xuất hiện đại. Có như vậy, chúng ta mới có thể có được những đường lối, chính sách cần thiết và phù hợp nhằm tiếp tục phát triển những thế mạnh, hạn chế những yếu kém của nhân tố người lao động trong lực lượng sản xuất ở Việt Nam trong thời gian tới.