NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN NHÂN TỐ NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA LỰC

Một phần của tài liệu Luan an tien si_LTC (Trang 26 - 32)

PHÁT TRIỂN NHÂN TỐ NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM

Ngồi việc phân tích, đánh giá những ưu điểm, hạn chế của nhân tố người lao động trong phát triển lực lượng sản xuất cịn có một số cơng trình nghiên cứu đề xuất những quan điểm, phương hướng và giải pháp nhằm phát huy nguồn lực con người nói chung và nhân tố người lao động trong phát triển lực lượng sản xuất nói riêng.

Trong cuốn sách: Phát huy yếu tố con người trong lực lượng sản xuất ở Việt Nam

hiện nay [20], theo tác giả Hồ Anh Dũng, phương hướng để xây dựng người lao động

Việt Nam là:

Con người lao động Việt Nam mà chúng ta muốn xây dựng với tư cách là một lực lượng sản xuất hiện đại là con người phát triển phong phú, hài hịa, vừa có thể lực tốt, vừa có tinh thần lành mạnh, trí tuệ phát triển, vừa có trình độ học vấn, có tri thức khoa học, kỹ thuật, kinh tế cao, vừa có đạo đức tốt; luôn năng động, sáng tạo, biết làm giàu cho bản thân và cho đất nước, nhưng biết hưởng thụ những thành quả lao động hợp lý, đồng thời lại biết tiết kiệm tập trung vốn phát triển sản xuất; có ý chí vươn lên mạnh mẽ, vượt lên khắc phục khó khăn, chế ngự được hồn cảnh, có tinh thần tự do sáng tạo, táo bạo nhưng không vi phạm đạo đức và biết tuân thủ pháp luật [20, tr.98-99]. Như vậy, tác giả đã chỉ ra một cách rất cụ thể những phẩm chất cần có của người lao động Việt Nam trong nền sản xuất hiện đại. Tác giả gọi đó là những con người “có phẩm chất tiên tiến của thời đại”. Để xây dựng được người lao động Việt Nam đạt được

những tố chất đó, tác giả đã đưa ra ba giải pháp là: luôn luôn quan tâm đúng mức tới nhu cầu và lợi ích của người lao động để kích thích tính tích cực của họ trong q trình sản xuất; xây dựng môi trường xã hội đảm bảo các điều kiện phát huy yếu tố con người trong lực lượng sản xuất và đổi mới; đổi mới, tăng cường giáo dục - đào tạo là phương hướng quan trọng để phát huy yếu tố con người trong lực lượng sản xuất. Theo tác giả, đó chính là những giải pháp rất cơ bản và quan trọng để phát huy yếu tố con người trong lực lượng sản xuất ở Việt Nam. Tuy nhiên, những giải pháp mà tác giả đưa ra cũng chưa thực sự tồn diện vì chưa có giải pháp nhằm phát triển thể lực, sức khỏe của người lao động Việt Nam.

Tác giả Phạm Công Nhất trong cuốn sách: Phát huy nhân tố con người trong

phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay [76] cũng đưa ra một số quan điểm và

giải pháp cơ bản trong việc phát huy nhân tố con người nhằm phát triển lực lượng sản xuất thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta. Những quan điểm đó là: phải coi nhân tố con người là nhân tố có vai trị quyết định đến sự thành cơng của phát triển lực lượng sản xuất, thành cơng của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta; phải gắn tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội với phát triển con người; phải tạo ra mơi trường thuận lợi để người lao động có thể bộc lộ được hết những khả năng của mình, tạo ra nhiều của cải cho xã hội. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra những giải pháp như: đổi mới hơn nữa về mặt nhận thức của người lao động Việt Nam trong quá trình xây dựng lực lượng sản xuất mới thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; xác định đúng đắn vị trí, vai trị làm chủ của người lao động trong hệ thống sản xuất; quan tâm đúng mức đến lợi ích kinh tế của người lao động, thực hiện dân chủ hóa đời sống kinh tế; mở rộng và nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo đối với người lao động, nâng cao mặt bằng dân trí đối với tồn xã hội; xây dựng môi trường kinh tế - xã hội thuận lợi cho việc phát huy nhân tố con người. Đó là những giải pháp khá tồn diện nhằm phát huy cả thể lực, tâm lực và trí lực của người lao động ở Việt Nam hiện nay. Tác giả đã khẳng định vai trò to lớn của việc phát huy nhân tố con người đối với sự phát triển của đất nước: “Phát huy nhân tố con người ở nước ta hiện nay thực chất là phát huy một trong những thế mạnh của nội lực đất nước trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, khơng cịn nghi ngờ gì nữa đó chính là chiếc chìa khóa của việc dẫn tới thành cơng cơng cuộc đổi mới hiện nay” [76, tr.228].

Những giải pháp mà tác giả đưa ra có giá trị tham khảo nhất định đối với tác giả luận án.

Trong Luận án Tiến sĩ Triết học Nhân tố con người trong lực lượng sản xuất với

vấn đề đào tạo người lao động trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay [37], tác giả Trần Thanh Đức cũng dành một phần của luận án để đưa ra

những giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả đào tạo người lao động nhằm phát huy nhân tố con người trong lực lượng sản xuất của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện đại hóa đất nước. Mặc dù những thực trạng đó xuất phát từ thực trạng của vấn đề đào tạo người lao động trong lực lượng sản xuất ở Đồng bằng Sông Cửu Long nhưng nó cũng có giá trị nhất định đối với luận án khi đưa ra những giải pháp nhằm cải thiện trình độ của người lao động trong phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam nói chung. Những giải pháp đó là: Đổi mới nội dung và phương thức người lao động; đổi mới phương pháp và hiện đại hóa phương tiện đào tạo người lao động; kết hợp giáo dục phổ thông và giáo dục chuyên nghiệp trong đào tạo người lao động; hoàn thiện hệ thống các trường chuyên nghiệp, nhất là hệ thống các trường đại học và cao đẳng cộng đồng; đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng người lao động thuộc khu vực nông nghiệp, nông thôn; tăng cường các nguồn lực tài chính cho giáo dục và đào tạo; xây dựng đội ngũ nhà giáo - nhân tố quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo người lao động. Những giải pháp này nhấn mạnh đến việc đào tạo để nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động. Nó cũng có ý nghĩa tham khảo nhất định đối với những giải pháp về đào tạo nghề cho lao động ở Việt Nam.

Gần đây, tác giả Lương Công Lý trong Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục - đào

tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay [58] cũng

dành chương 4 của Luận án để đưa ra những phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay. Những giải pháp đó là: Đẩy mạnh đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức giáo dục - đào tạo để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở các trường Đại học hiện nay; phát triển số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở các trường Đại học hiện nay; nâng cao tính tích cực tự giác tự học, tự nghiên cứu của giảng viên và sinh viên; đổi mới công tác quản lý, đánh giá kết quả học tập, thực hành của quản lý và giảng viên; nâng cao nhận thức của toàn xã hội, đổi mới

chính sách trọng dụng nhân tài, đầu tư có trọng điểm cơ sở giáo dục - đào tạo tiên tiến, tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục - đào tạo; đẩy mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống và giáo dục thể chất cho sinh viên các trường Đại học. Mặc dù đó là những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Việt Nam nói chung nhưng những giải pháp này cũng có giá trị tham khảo với luận án trong việc đẩy mạnh giáo dục - đào tạo nhằm nâng cao trình độ, tay nghề cho nguồn lao động trong phát triển lực lượng sản xuất hiện đại ở Việt Nam hiện nay.

Bên cạnh những nghiên cứu đưa ra những giải pháp nhằm phát huy nhân tố người lao động trong phát triển lực lượng sản xuất nói chung, cịn có những cơng trình, những bài viết đưa ra những giải pháp nhằm phát huy nguồn lao động ở một lĩnh vực cụ thể, một nhóm lao động cụ thể hơn.

Trong bài viết “Dạy nghề đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp: Xu thế và giải pháp”, tác giả Nguyễn Hồng Minh đã chỉ ra rằng, nhu cầu về lao động đã qua đào tạo nghề ở nước ta cho đến năm 2020 vẫn còn rất lớn, nhất là những ngành mũi nhọn được đầu tư cơ sở hạ tầng và công nghệ hiện đại. Bởi vậy, theo tác giả, để đáp ứng những nhu cầu đó, cần đẩy mạnh cơng tác đào tạo nghề cho người lao động, gắn với nhu cầu của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề ở nước ta như: Xây dựng cơ chế, chính sách với các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề, hoàn thiện mạng lưới cơ sở dạy nghề, tăng cường quản lý của cả cơ sở đào tạo nghề và doanh nghiệp trong việc đào tạo nghề cho người lao động. Tác giả khẳng định việc tham gia đào tạo nghề cho người lao động là trách nhiệm của cả xã hội và cả doanh nghiệp tiếp nhận người lao động. Những giải pháp mà tác giả đưa ra có ý nghĩa nhất định trong việc góp phần cải thiện cơng tác dạy nghề cho lao động ở các doanh nghiệp hiện nay.

Trong bài viết “Những khó khăn trong hoạt động đào tạo công nhân kỹ thuật tại doanh nghiệp - Nguyên nhân và giải pháp” [3], tác giả Nguyễn Vân Thùy Anh cũng chỉ ra rằng các doanh nghiệp hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn về nguồn cung cơng nhân kỹ thuật từ lực lượng học sinh tốt nghiệp từ các trường dạy nghề. Nhìn chung, cơng tác đào tạo nghề chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Dựa trên những kết quả khảo sát và nghiên cứu thực tế của mình, tác giả đã đề xuất một số giải pháp như: làm tốt công tác thu hút, tuyển mộ, tuyển chọn cơng nhân kỹ thuật; hồn

thiện các phương pháp đào tạo cho phù họp với trình độ của người học; đầu tư có chiều sâu vào việc phát triển cơ sở vật chất và đội ngũ chuyên gia, giáo viên dạy nghề; hồn thiện hệ thống chính sách, quy chế đào tạo, quy chế đánh giá kết quả của việc đào tạo nghề.

Ngồi những cơng trình nghiên cứu bàn trực tiếp đến những giải pháp nhằm phát huy nhân tố người lao động trong lực lượng sản xuất ở Việt Nam nói riêng cịn có những cơng trình nghiên cứu đưa ra những giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực của nước ta nói chung. Tiêu biểu là các cơng trình như: “Đào tạo nhân lực cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa trên tri thức ở nước ta hiện nay” của tác giả Đặng Hữu [48]; “Nguồn nhân lực - động lực của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của tác giả Nguyễn Thế Nghĩa [74]; “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phát triển kinh tế tri thức” của tác giả Nguyễn Văn Sơn [86]; “Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững” của tác giả Chu Văn Cấp [11]; “Vấn đề phát triển nguồn lực con người trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Nghệ An hiện nay”, Luận ánTiến sĩ Triết học của tác giả Nguyễn Thị Tùng [100]… Những giải pháp mà các tác giả đưa ra có giá trị tham khảo nhất định đối với tác giả luận án khi đưa ra những giải pháp nhằm phát triển nhân tố người lao động đáp ứng yêu cầu của lực lượng sản xuất hiện đại ở Việt Nam.

Bên cạnh những cơng trình nghiên cứu của các học giả trong nước về nguồn nhân lực của Việt Nam cịn có những nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về nguồn nhân lực, người lao động của một số nước phát triển trong khu vực. Tác giả luận án chọn để tổng quan những cơng trình này vì nó đã đưa ra một số giải pháp có giá trị tham khảo nhất định đối với việc nâng cao chất lượng người lao động đáp ứng yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất hiện đại ở Việt Nam. Tác giả William Pounstone [106] đã chỉ ra những giải pháp quan trọng của Nhật Bản trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đó là việc xây dựng một nền giáo dục mang tính thực tế cao thơng qua việc gắn giáo dục lý thuyết với việc rèn luyện kỹ năng thực hành. Nhờ vậy, Nhật Bản đã tạo cho mình một đội ngũ lao động có chun mơn kỹ thuật khá cao, bảo đảm không những tiếp thu kỹ thuật, cơng nghệ của phương Tây mà cịn dần tiến tới làm chủ sáng

tạo, trở thành một trong những nước hàng đầu về sản xuất công nghệ và sáng tạo kỹ thuật của thế giới.

Tác giả Lưu Ngọc Trịnh [103] đã chia sẻ những kinh nghiệm của Nhật Bản trong chiến lược con người để tạo ra bước nhảy “thần kỳ” của nền kinh tế. Theo tác giả, Nhật Bản là một nước đứng hàng đầu thế giới trong việc phát huy tính tích cực của người lao động thông qua việc tập trung vào yếu tố tâm lý và kinh tế. Theo tác giả, “sự kết hợp một cách tài tình yếu tố tâm lý và kinh tế đã góp phần tạo nên những người lao động ln tồn tâm, tồn ý vì cơng việc chung, vì sự phồn vinh của cơng ty. Do đó, khơng ở đâu người lao động lại trung thành và gắn bó với cơng ty của mình như ở Nhật Bản” [103, tr.61]. Cũng theo tác giả, nét đặc sắc nhất trong việc động viên tính tích cực của người lao động Nhật Bản là kích thích về tâm lý và đạo đức thông qua việc xây dựng mơ hình “văn hóa cơng ty”. “Văn hóa cơng ty” được hiểu là tồn bộ những giá trị tinh thần được xây dựng và hình thành xung quanh hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ. Nó bao gồm những nguyên tắc, nghi lễ cùng với những hoạt động tinh thần thể hiện sự gắn bó, gắn kết giữa những người lao động với nhau và cả gia đình họ với các cơ quan, xí nghiệp. Tất cả những hoạt động này tạo ra môi trường thuận lợi và trở thành động lực quan trọng kích thích tính sáng tạo, tinh thần tích cực,

ý thức trách nhiệm của người lao động. Cách thức này hiện nay đã được các nước Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc… áp dụng nhằm kích thích người lao động phát triển kinh tế - xã hội. Đây cũng là một yếu tố quan trọng tạo ra “kỳ tích” và bước phát triển “thần kỳ” của một số nước Đông Á hiện nay.

Một số tác giả Trung Quốc trong cuốn sách “Thuật dùng người” [92] đã chia sẻ những cách thức của một số nước trong khu vực trong việc khai thác năng lực sáng tạo của người lao động. Ở Nhật Bản, mỗi cơng ty đều ln có sẵn những hịm phiếu để thu nhận những sáng kiến của người lao động. Điều đó khơng chỉ cho thấy sự coi trọng người lao động mà còn là lòng tin đối với khả năng sáng tạo của người lao động, giúp cho các cơng ty Nhật Bản có được đội ngũ nhân viên giàu óc sáng tạo, dám mạnh dạn đề xuất và thực hiện những ý tưởng mới trong kinh doanh. Học tập kinh nghiệm này của Nhật Bản, các nước Hàn Quốc, Singapore cũng có cơ chế mở rộng cánh cửa cho người lao động có điều kiện đề xuất sáng kiến và thực hiện ý tưởng của mình. Nhờ hệ thống

Một phần của tài liệu Luan an tien si_LTC (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w