1.3.4.1. Đặc điểm dân số
Tính đến năm 2016, dân số trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn là 1.934.518 người, chiếm 79,8% dân số toàn tỉnh Quảng Nam và Thành phố Đà
Nẵng. Mật độ dân số trung bình toàn lưu vực 207 người/km2. Mật độ dân số
phân bố không đều, chủ yếu tập trung tại các thị trấn, thành phố và vùng đồng
bằng (thành phố Đà Nẵng 6 quận nội thành: 3.458 người/km2, Hội An: 1.491
người/km2, Điện Bàn: 942 người/km2…), còn các huyện miền núi dân cư thưa
thớt chỉ có 13-30 người/km2, như huyện Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang…
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trên lưu vực là 1,5% (trong đó: Quảng Nam: 0,8%; thành phố Đà Nẵng: 2,5 %). Dự báo đến năm 2025-2030, dân số trên lưu vực Vu Gia - Thu Bồn là khoảng 2.190.231 người [2].
1.3.4.2. Hiện trạng các ngành kinh tế chủ yếu có liên quan đến dùng nước a) Nông nghiệp:
Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp: đất trồng cây hàng năm 59.789 ha (đất
trồng lúa: 40.332 ha, đất cỏ dùng cho chăn nuôi: 200 ha, đất trồng cây hàng năm
rừng sản xuất 24.858 ha, đất rừng phòng hộ 294.858 ha, đất rừng đặc dụng 126.998 ha); đất nuôi trồng thủy sản 967,7 ha; đất nông nghiệp khác 299,4 ha.
Trồng trọt: diện tích Lúa tỉnh Quảng Nam 88.548 ha, Đà Nẵng 5.919 ha; Ngô tỉnh Quảng Nam 13.730 ha, Đà Nẵng 610 ha; Lạc tỉnh Quảng Nam 9.932 ha, Đà Nẵng 635 ha.
Chăn nuôi: Trâu tỉnh Quảng Nam 47.192 con, Đà Nẵng 1.891 con; Bò tỉnh Quảng Nam 121.873 con, Đà Nẵng 11.315 con; Lợn tỉnh Quảng Nam 447.320 con, Đà Nẵng 57.835 con và gia cầm tỉnh Quảng Nam 4.133.000 con, Đà Nẵng 289.825 con [15].
b) Công nghiệp
Quảng Nam hiện có 5 khu công nghiệp tập trung, trong đó khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc thuộc huyện Điện Bàn, diện tích 390 ha, ngành nghề là công nghiệp nhẹ, hàng hóa tiêu dùng; khu công nghiệp Đại Hiệp thuộc huyện Đại Lộc, diện tích 170 ha, ngành nghề là công nghiệp khai khoáng, vật liệu xây dựng; khu công nghiệp Đông Quế Sơn thuộc huyện Quế Sơn, diện tích 26 ha, ngành nghề là công nghệp chế biến nông - lâm - thủy sản, công nghiệp may mặc, da giầy. Ngoài ra, có 7 cụm công nghiệp ở trung tâm các huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Quế Sơn, Hiệp Đức, Tiên Phước, Nông Sơn và thành phố Hội An.
Đà Nẵng hiện có 6 khu công nghiệp tập trung, trong đó khu công nghiệp Hòa Khánh thuộc địa phận phường Hòa Khánh, Hòa Hiệp, quận Liên Chiểu, diện tích 423,5 ha, ngành nghề là công nghệ cơ khí lắp ráp, công nghệ hóa chất, nhựa, sản phẩm sau hóa dầu, công nghệ sản xuất sản phẩm từ khoáng sản phi kim loại, công nghệ chế biến nông hải sản, công nghiệp bao bì, giấy…; khu công nghiệp Liên Chiểu thuộc địa phận phường Hòa Hiệp, quận Liên Chiểu, diện tích 373,5ha, ngành nghề là luyện cán thép, sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, công nghệ hóa chất cao su, dịch vụ cảng biển, kho tàng; khu công nghiệp
Đà Nẵng nằm cách vị trí cảng Tiên Sa 1 km về phía Nam, cách sân bay quốc tế Đà Nẵng 5 km về phía Đông và cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 6 km, diện tích 63 ha, ngành nghề là may mặc, giày da, túi xách và các sản phẩm may da hoặc giả da, sản xuất và lắp ráp thiết bị điện tử, điện lạnh và điện dân dụng, công nghiệp chế biến thực phẩm đồ uống, sản xuất bao bì, in ấn, sản xuất hàng thủ công, mỹ nghệ, nữ trang, sản xuất đồ nhựa, các dịch vụ phục vụ sản xuất và hỗ trợ đầu tư; khu công nghiệp Hòa Khương nằm bên quốc lộ 14B, thuộc xã Hòa Khương, Hòa Vang, diện tích 300 ha, ngành nghề là công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí, luyện kim, công nghiệp hóa chất nhựa, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm; khu công nghiệp Hòa Cầm cách thành phố Đà Nẵng 8 km, diện tích 266 ha, ngành nghề là công nghiệp điện tử, cơ khí, lắp ráp, chế biến nông lâm thủy sản, vật liệu xây dựng; khu công nghiệp và dịch vụ thủy sản Thọ Quang - Đà Nẵng nằm ở quận Sơn Trà, TP.Đà Nẵng cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 3,5 km, cảng Tiên Sa 2,5 km, cảng Liên Chiểu 18,5 km, qui mô 77,3 ha, ngành nghề công nghiệp chế biến thủy sản, dịch vụ và kho tàng. Ngoài ra, Đà Nẵng đã hình thành phát triển 6 cụm công nghiệp nhỏ để giải quyết mặt bằng sản xuất cho khoảng 1300 - 1500 cơ sở sản xuất nhỏ, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho lao động thành phố, khai thác và tận dụng nguồn vốn và khả năng về kỹ thuật. Tính đến nay, tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp đã đạt trên 70% [15].
1.3.4.3. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội * Thành phố Đà Nẵng:
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm đem lại lợi ích thiết thực cho người nông dân, đáp ứng được yêu cầu của thị trường, phù hợp với xu hướng phát triển nền sản xuất nông nghiệp trong đô thị. Quy hoạch bố trí vùng sản xuất tập trung: vùng trồng lúa thâm canh năng suất cao, chất lượng phù hợp 2.000 ha, tập trung ở huyện Hoà Vang, các địa phương: cụm Hoà Châu, Hoà Phước, Hoà Tiến: 600 ha; cụm Hoà Khương, Hoà Nhơn, Hoà Phong:
800 ha; cụm Hoà Sơn, Hoà Liên, Hoà Hiệp: 600 ha. Quy hoạch xây dựng vùng lúa thâm canh 3.000 ha trên các chân ruộng chủ động nước, năng suất lúa năm 2025 đạt 70 tạ/ha, sản lượng 50.400 tấn; Ngô 1.200 ha, sử dụng giống ngô lai và khai thác tối đa năng suất ưu thế lai đạt 65 tạ/ha, sản lượng đạt 7.800 tấn; Lạc với diện tích là 850 ha, sản lượng 2.125 tấn.
Quy hoạch chăn nuôi ở các vùng Hoà Tiến (20 ha), Hoà Phong (30ha), Hoà Khương (30ha), Hoà Ninh (30ha), Hoà Nhơn (30ha).
Xây dựng mới khu công nghiệp Hòa Khương 252 ha. Xây dựng khu công nghệ cao và khu công nghệ thông tin tập trung, diện tích đất sử dụng năm 2015 là 1.462 ha và đến năm 2025 là 1.685 ha [15].
* Tỉnh Quảng Nam:
Phát triển khoảng từ 10.000 - 15.000 ha ngô, trong đó ngô lai chiếm 80%, từ 6.000 - 8.000 ha lúa, từ 4.000 - 4.500 ha dứa, 10.000 ha lạc, 5.000 ha điều, 1.000 ha chè, 8.000 ha cà phê chè, 10.000 ha bông. Hình thành vùng rau sạch tại các khu đô thị Tam Kỳ, Hội An, Núi Thành và một số nơi ở vùng Đông Điện Bàn, Duy Xuyên, Đại Lộc.
Xác định chăn nuôi bò là thế mạnh đối với kinh tế miền núi, tập trung phát triển đàn bò lên trên 60.000 con (tăng trung bình 4,8%/năm); duy trì đàn trâu khoảng 220 con; đàn lợn là 7.050 con.
Công nghiệp: tập trung vào Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc thuộc huyện Điện Bàn, diện tích 390 ha; khu công nghiệp Đại Hiệp thuộc huyện Đại Lộc, diện tích 170 ha; khu công nghiệp Đông Quế Sơn thuộc huyện Quế Sơn, diện tích 26 ha. Diện tích đất dành cho công nghiệp năm 2015 là 4.050 ha và đến năm 2025 là 5.802 ha [15].