Kết luận chương 3

Một phần của tài liệu 3 Luan an_NCS. Don (Trang 146 - 192)

Phân bổ nguồn nước là yêu cầu cấp thiết đang được thực hiện trên các lưu vực sông trên thế giới và ở Việt Nam.

Trong Luận án đã phân tích đánh giá được hiện trạng tài nguyên nước mặt trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn theo tháng, mùa và năm, nhận thấy nguồn nước đến trong năm của lưu vực sông có thể đáp ứng nhu cầu dùng nước của các ngành trên các vùng và trong toàn lưu vực. Nguồn nước đến toàn lưu vực đạt từ

11,46 tỷ m3 (ứng với tần suất 98%) đến 20,36 tỷ m3 (ứng với tần suất 75%),

trong khi đó, tổng nhu cầu sử dụng nước toàn lưu vực chiếm khoảng 10% đến 20% tổng lượng nước đến. Tuy nhiên, tác động của thủy điện đến hạ lưu dòng Vu Gia là rất lớn, làm suy giảm dòng chảy mùa cạn, tăng mặn gây hạn chế rất lớn đến khả năng lấy nước của các công trình và đặc biệt là nhà máy nước Cầu

Đỏ với công suất khoảng 300.000 m3/ngày đêm cung cấp nước sạch cho 1,7 triệu

dân thành phố Đà Nẵng. Ngoài ra, tác động đến sông Vĩnh Điện mặc dù lưu lượng từ Thu Bồn vào Vĩnh Điện cũng đã được tăng lên.

Luận án xác định được phương pháp phân bổ nguồn nước mặt trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn bằng phương pháp phân tích hệ thống và phân bổ theo thứ tự ưu tiên vùng như: vùng (Vùng 7 - vùng sông Quảng Huế: Nam Giang, Đại Lộc; Vùng 9 - vùng lưu vực sông Túy Loan: Đại Lộc, Thanh Khê, Hòa Vang, Hải Châu, Sơn Trà; Vùng 10 - lưu vực sông Ly Ly: Thăng Bình, Quế Sơn; Vùng 11 - Hạ lưu Vu Gia - Thu Bồn: Duy Xuyên, Ngũ Hành Sơn, Đại Lộc, Điện Bàn, Hội An, Hòa Vang, Liên Chiểu, Quế Sơn); đối tượng sử dụng nước (sinh hoạt, dòng chảy tối thiếu, nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản, sản xuất điện) và tỷ lệ phân bổ cho các hộ dùng nước, lượng nước đến

các tháng mùa kiệt ứng với tần suất 85%, 95% hầu như đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nước cho các hộ dùng nước ở các vùng, chỉ có một số vùng bị thiếu như Đăk Mi, sông Cái và Ly Ly. Với nhu cầu sử dụng nước như năm 2014, lượng nước thiếu từ tháng 3 đến tháng 8, thiếu nhiều nhất là tháng 7 khoảng 6,83 triệu m3 (ứng với 85%) và tháng 3 khoảng 8,08 triệu m3 (ứng với 95%). Tổng lượng nước thiếu toàn vùng vào khoảng 23,30 - 27,73 triệu m3, trong đó công nghiệp: 0,59 triệu m3; nông nghiệp: 18,98 - 23,81 triệu m3; thủy sản: 3,34 - 3,73 triệu m3. Với nhu cầu sử dụng nước như tương lai năm 2030, lượng nước thiếu từ tháng 3 đến tháng 8, tập trung vào tháng 3 và 7, thiếu nhiều nhất là tháng 7 khoảng 13,86 triệu m3 (ứng với 85%) và tháng 3 khoảng 14,33 triệu m3 (ứng với 95%). Tổng lượng nước thiếu toàn vùng vào khoảng 44,89 - 64,91 triệu m3, trong đó công nghiệp: 1,59 - 2,50 triệu m3; nông nghiệp: 36,93 - 55,78 triệu m3; thủy sản: 6,37 - 9,64 triệu m3.

Để giải quyết vấn đề hạn hán, thiếu nước, ngăn mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng, cần xây dựng đập ngăn mặn ở phía thượng lưu sông Vĩnh Điện. Chuyển đổi cơ cấu và bố trí sử dụng đất một cách hợp lý, dựa trên đặc điểm về đất đai, địa hình và khí hậu của vùng, nuôi trồng thủy sản nước mặn ở ven biển. Các hồ chứa cần vận hành đúng theo quy trình vận hành liên hồ chứa đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đồng thời, cần thực hiện nghiêm các Quyết định xả nước của cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước khi xảy ra tình trạng hạn hán, thiếu nước ở hạ lưu sông. Hợp tác xây dựng kế hoạch khai thác, sử dụng nước của hồ chứa thủy điện; trao đổi, chia sẻ thông tin về nguồn nước và tình hình khai thác, sử dụng nước giữa các bên liên quan thuộc tỉnh Quảng Nam và Thành phố Đà Nẵng.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn là lưu vực sông lớn ở miền Trung nước ta và là nguồn cung cấp nước chính cho tỉnh Quảng Nam và Thành phố Đà Nẵng. Việc khai thác, ưu tiên sử dụng nguồn nước mặt đa mục đích ở mỗi địa phương có sự khác nhau nhất định. Phần thượng lưu của lưu vực có tiềm năng thủy điện lớn và đã có mật độ nhà máy thủy điện tương đối dày đặc và là nơi phát sinh mâu thuẫn về tích nước và cấp nước, đã làm cho dòng chảy tự nhiên bị thay đổi, làm tăng lũ vào mùa mưa, thiếu nước vào mùa khô, lưu lượng nước chuyển về sông Thu Bồn tăng gấp đôi vào mùa cạn, từ 20% (năm 1990) lên 40% (năm 2012) dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn nước ở hạ lưu sông Vu Gia, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước sinh hoạt của Thành phố Đà Nẵng.

1. Xét theo năm, lượng nước mặt trên lưu vực có khả năng đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nước cho các hộ dùng nước. Tổng lượng nước đến toàn lưu vực đạt 16,30 tỷ m3 và 18,32 tỷ m3, tương ứng với tần suất 95% và 85%. Nhu cầu sử dụng nước của toàn lưu vực năm 2014 là 5.520 triệu m3, chiếm 33,87% (ứng với tần suất 85%) và 30,1 % (ứng với tần suất 95%) tổng lượng nước đến. Nhu cầu sử dụng nước năm 2030 vào khoảng 5.928 triệu m3, chiếm 32,36% (ứng với tần suất 85%) và 36,37% (ứng với tần suất 95%) tổng lượng nước đến.

2.Quá trình phân bổ nguồn nước mặt của các nhà lập quy hoạch thường

bị lệ thuộc vào các quy định, ràng buộc cứng về nội dung cần phải thực hiện trong khi các quy định thường chỉ nêu những nguyên tắc chung, chưa rõ trình tự các bước tổ chức thực hiện, vẫn còn nhiều cách hiểu và nhiều quan điểm khác nhau trong quá trình lập phân bổ nguồn nước lưu vực sông. Luận án đã trình bày một cách hệ thống các quan điểm, nguyên tắc, tiêu chí, phương pháp, kỹ thuật phân bổ nguồn nước từ đó đề xuất sơ đồ quá trình phân bổ nguồn nước

cho lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn theo hướng tiếp cận với xu thế hiện đại trong quản lý nguồn nước và phân bổ nguồn nước trên thế giới, đồng thời phù hợp với quan điểm quản lý, chính sách và các quy định hiện hành về phân bổ nguồn nước của tỉnh Quảng Nam và Thành phố Đà Nẵng, cũng như ở trong nước.

3. Trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn, Quyết định lựa chọn phương án phân bổ nguồn nước ẩn chứa nhiều yếu tố không chắc chắn, thiếu thông tin. Các nhà lập quy hoạch và quản lý thiếu các công cụ kỹ thuật để hỗ trợ tính toán, phân tích và ra quyết định. Luận án lựa chọn cách tiếp cận phân tích hệ thống, kết hợp với công cụ mô phỏng, phân tích tổng hợp, từ đó lựa chọn phương án PBNNM hợp lý cho lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn trên cơ sở nguồn nước, thứ tự ưu tiên, tỷ lệ phân bổ cho các hộ dùng nước.

4.Để thực hiện phân bổ nguồn nước mặt hợp lý theo không gian và thời

gian cho lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn, Luận án đã xác định được cơ chế theo hướng dựa trên khả năng đáp ứng của nguồn nước mặt và quản lý được cung cầu. Sử dụng bộ công cụ công nghệ cao MIKE-NAM, WEAP để thực hiện bài toán phân bổ nguồn nước mặt theo hiện trạng và tương lai trên cơ sở thứ tự ưu tiên sử dụng nước: Sinh hoạt, Môi trường, Công nghiệp, Nông nghiệp, Thủy sản, Thủy điện và xác định tỷ lệ phân bổ trong trường hợp đủ nước thì cấp đủ cho các ngành, trong trường hợp thiếu nước thì nhu cầu sử dụng nước cho Sinh hoạt, Môi trường được cấp 100%, Công nghiệp, Nông nghiệp giảm theo tỷ lệ 20%, Thủy điện được vận hành theo quy trình vận hành liên hồ chứa và theo cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Kết quả tính toán cho thấy, với nhu cầu sử dụng nước năm 2014 và năm 2030, phân bổ đều cho các hộ dùng nước (như hiện tại), thì lượng nước đến các tháng mùa kiệt ứng với tần suất 85%, 95% chỉ đáp ứng nhu cầu dùng nước của các hộ dùng nước ở các vùng LVS Đăk Mi, vùng lưu vực sông Cái, vùng sông Quảng Huế, vùng trung lưu sông Thu Bồn, còn các vùng khác đều bị thiếu. Tổng lượng nước thiếu toàn vùng năm 2014 vào khoảng

51,44 - 60,13 triệu m3, năm 2030 vào khoảng 68,55 - 77,51 triệu m3. Phân bổ theo thứ tự ưu tiên vùng, đối tượng sử dụng nước và tỷ lệ phân bổ, lượng nước đến các tháng mùa kiệt ứng với tần suất 85%, 95% hầu như đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nước cho các hộ dùng nước ở các vùng trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn, chỉ có một số vùng bị thiếu như Đăk Mi, sông Cái và Ly Ly. Tổng lượng

nước thiếu toàn vùng năm 2014 vào khoảng 23,30 - 27,73 triệu m3, năm 2030

vào khoảng 44,89 - 67,91 triệu m3. Từ kết quả tính toán phân bổ và để thực hiện tốt phân bổ, bảo vệ và phát triển bền vững nguồn nước mặt lưu vực sông Vu Gia

- Thu Bồn, Luận án đã đề xuất được giải pháp công trình và phi công trình, trao đổi, chia sẻ thông tin về nguồn nước và khai thác, sử dụng nước giữa các bên liên quan thuộc tỉnh Quảng Nam và Thành phố Đà Nẵng.

5. Một trong kết quả quan trọng của Luận án là xây dựng được cơ chế về quyền quản lý khai thác, sử dụng hợp lý TNN ở lưu vực sông trên cơ sở lựa chọn phương pháp, thứ tự ưu tiên, tỷ lệ phân bổ nguồn nước mặt cho các đối tượng sử dụng nước mặt và đề xuất giải pháp và cơ chế chia sẻ lợi ích, trách nhiệm trong khai thác, sử dụng, quản lý hiệu quả nguồn nước mặt trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn. Khi thực hiện tốt phân bổ tài nguyên nước mặt sẽ đảm bảo quyền dùng nước, giảm các mâu thuẫn, xung khắc giữa các hộ dùng nước, giữa người dân với các hộ dùng nước, đảm bảo nước cho hệ sinh thái, duy trì dòng chảy môi trường, giúp cho xã hội ổn định, phát triển tốt hơn và phát triển bền vững.

6. Kết quả nghiên cứu của Luận án hoàn toàn có thể áp dụng phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý và phân bổ nguồn nước mặt cho lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn, cũng như áp dụng cho các lưu vực sông khác có điều kiện tương tự, nhằm tăng cường chất lượng công tác lập quy hoạch tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh, làm cơ sở

quản lý, định hướng khai thác sử dụng hợp lý và phát triển bền vững nguồn nước các lưu vực sông.

2. Kiến nghị

Ở bước lựa chọn kịch bản, phương án phân bổ nguồn nước cần được tham vấn ý kiến của những cơ quan hay người ra quyết định. Thông qua việc xác định phương pháp, quy trình và nội dung các bước xác định phân bổ nguồn nước mặt của Luận án, khuyến nghị bổ sung, sửa đổi và chi tiết hóa nội dung của Thông tư 04/2020/TT-BTNMT về quy định kỹ thuật lập quy hoạch tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh.

Hướng phát triển của Luận án và định hướng phát triển cho các nghiên cứu sau gồm:

- Trong nghiên cứu này chưa nghiên cứu đến việc phân bổ nguồn nước mặt kết hợp với nước dưới đất, do vậy, cần nghiên cứu thấu đáo về tiềm năng nguồn nước dưới đất trên lưu vực và khả năng khai thác sử dụng nguồn nước dưới đất cho các nhu cầu sử dụng khác nhau.

- Bước thời gian trong PBNNM trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn có thể là 10 ngày hoặc ít hơn để có thể phối hợp với quy trình vận hành liên hồ chứa hiện có, mở rộng thêm đối tượng nghiên cứu.

- Xem xét khả năng cấp nước của các công trình, đặc biệt một số vùng có nhu cầu khai thác sử dụng nước nhưng lại không có khả năng tiếp cận nguồn nước trên lưu vực sông và được xem xét cùng với nội dung đề xuất công trình phát triển nguồn nước như trong các văn bản pháp quy đã ban hành.

- Cần thiết thành lập Ban Quản lý lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn để thống nhất công tác quản lý lưu vực, đặc biệt công tác khai thác, sử dụng hợp lý, công bằng tài nguyên nước.

Mặc dù Luận án đạt được một số đóng góp mới như trình bày ở trên, do giới hạn về thời gian, dữ liệu về kinh tế của các ngành nên Luận án chưa có điều kiện nghiên cứu đánh giá và xem xét lựa chọn phương án phân bổ trên cơ sở giá trị kinh tế của các đối tượng sử dụng nước.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

1.Than Van Don, Tong Ngoc Thanh, La Van Chu: “Study on optimizing surface

water allocation to lower Vu Gia - Thu Bon river basin under water scarcity and droughts context”. Journal of Climate change science, No.15 - 2020.

2. Thân Văn Đón, Lại Văn Mạnh, Trần Minh Huyền: “Hoạt động Khai thác, sử dụng và những vấn đề đặt ra đối với tài nguyên nước ở Việt Nam”. Tạp

chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, số 10 năm 2017.

3. Thân Văn Đón, Tống Ngọc Thanh, Lã Văn Chú: “Cơ sở khoa học xác định phương pháp phân bổ nguồn nước mặt trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn”. Tạp chí Khí tượng Thuỷ văn - số 669, tháng 09/2016;

4. Thân Văn Đón, Lê Thế Trung, Nguyễn Việt Tùng: “Quy trình xác định khả năng chuyển nước giữa các lưu vực sông”. Tạp chí Tài nguyên và Môi

trường - số 19 (249), kỳ 1, tháng 10/2016;

5. Thân Văn Đón, Tống Ngọc Thanh, Phạm Văn Tuấn: “Phân bổ nguồn nước mặt trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn trong bối cảnh biến đổi khí hậu”. Tạp chí Khoa học tài nguyên và môi trường - số 9, tháng 9/2015;

6.Thân Văn Đón, Tống Ngọc Thanh, Lã Thanh Hà: “Nghiên cứu xác định yêu cầu dòng chảy tối thiểu trên dòng chính sông Vu Gia - Thu Bồn, phục vụ phát triển bền vững hệ sinh thái”. Tạp chí Khoa học tài nguyên và môi

trường - số 8, tháng 6/2015;

7. Thân Văn Đón, Tống Ngọc Thanh, Lã Thanh Hà: “Nghiên cứu phân bổ nguồn nước mặt, phục vụ quy hoạch tài nguyên nước đảm bảo an ninh nguồn nước trên sông Vu Gia - Thu Bồn trong bối cảnh biến đổi khí hậu”.

Tuyển tập Báo cáo Hội thảo Khoa học Quốc gia về Khí tượng, Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu (lần thứ XVIII), ISBN: 978-604-904-468-7,

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Nguyễn Chí Công (2014), Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để xác

định mức độ ưu tiên, cơ chế và tỷ lệ chia sẻ nguồn nước lưu vực sông trong tình huống thiếu nước; Áp dụng thí điểm cho lưu vực sông Đồng Nai, đề tài cấp Bộ tài nguyên và Môi trường.

2. Lê Quý Đạt và Trần Văn Vũ (2016), Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam,

Tp.Đà Nẵng, Cục Thống kê tỉnh Quảng Nam và tp Đà Nẵng.

3. Trần Thị Diễn (2019), Nghiên cứu đề xuất cơ chế chia sẻ lợi ích và trách

nhiệm đối với các địa phương chịu tác động do việc xây dựng, vận hành các hồ chứa thủy điện lớn; áp dụng thử nghiệm đối với lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn, đề tài cấp Bộ Tài nguyên và Môi trường.

4.Thân Văn Đón (2020), Nghiên cứu đề xuất bộ công cụ mô hình toán dự

báo tài nguyên nước mặt, nước dưới đất phù hợp với điều kiện lưu vực sông ở Việt Nam, Mã số: TNMT.2017.02.08, đề tài cấp Bộ Tài nguyên và

Môi trường.

5. Nguyễn Văn Đức (2015), Báo cáo tài nguyên nước quốc gia 2015, Cục Quản lý tài nguyên nước.

6.Nguyễn Ngọc Hà (2016), Nghiên cứu phương pháp ước tính giá trị kinh tế

sử dụng nước trong quy hoạch tài nguyên nước, áp dụng thử nghiệm cho lưu vực sông Vệ, đề tài cấp Bộ Tài nguyên và Môi trường.

7.Lê Hùng và Tô Thúy Nga (2019), "Nghiên cứu giải pháp vận hành liên hồ chứa thượng nguồn nhằm giảm ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến vùng hạ lưu lưu vực sông Vu Gia-Thu Bồn", Tạp chí khoa học Thủy Lợi và

Một phần của tài liệu 3 Luan an_NCS. Don (Trang 146 - 192)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(192 trang)
w