Những vấn đề nổi cộm và mâu thuẫn khi tích và xả nước

Một phần của tài liệu 3 Luan an_NCS. Don (Trang 59 - 62)

Với một hệ thống thủy điện dày đặc vận hành ở thượng nguồn sông Vu Gia - Thu Bồn, cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra nhanh, với sự phức tạp của thời tiết cực đoan, biến đổi khí hậu... đã dẫn tới cạn kiệt nguồn nước trong lưu vực sông, gây ra xung đột về nguồn nước giữa địa phương với địa phương, giữa các ngành với các ngành. Cách đây 10 năm, thành phố Đà Nẵng yêu cầu thủy điện trả nước cho hạ du, bắt đầu cho việc tranh chấp nguồn nước. Đến nay, sự việc này vẫn chưa có lời giải thỏa đáng cho 2 địa phương có chung lưu vực sông.

- Về nguồn nước: thủy điện đã tạo ra xung đột, mâu thuẫn trong phân

bổ và sử dụng nguồn nước với các ngành dùng nước khác như nông nghiệp, sinh hoạt, môi trường. Dòng chảy tự nhiên bị thay đổi, làm tăng lũ mùa mưa, thiếu nước mùa khô. Theo nghiên cứu, lưu lượng nước về sông Thu Bồn tăng gấp đôi vào mùa cạn, từ 20% (năm 1990) lên 40% (năm 2012) dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn nước ở hạ lưu Vu Gia, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước sinh hoạt ở thành phố Đà Nẵng.

- Về tuân thủ quy trình vận hành liên hồ chứa: hầu hết các hồ đều chưa

thực hiện đúng quy trình về lưu lượng xả. Các hồ vẫn thường không xả nước vào ngày chủ nhật hoặc không xả đủ lượng nước theo quy định, kể cả những năm nhiều nước, nguyên nhân chính là do các hồ được đưa vào Quy trình liên hồ đều là các hồ chứa thủy điện, nên việc xả nước được thực hiện thông qua chạy máy phát điện. Tuy nhiên, việc vận hành các tổ máy phát điện (chạy/dừng máy) lại phụ thuộc vào yêu cầu và khả năng vận hành của hệ thống điện quốc gia, trong thị trường điện và ý thức tuân thủ của chủ hồ.

- Về chuyển nước: do nguồn nước bị chuyển từ sông Vu Gia sang Thu

Bồn qua đập của nhà máy thủy điện Đắk Mi 4, cùng với việc vận hành của các hồ chứa thực hiện chưa đúng về lưu lượng xả, dẫn đến việc tranh chấp nguồn nước trong một số năm điển hình như sau:

+ Năm 2012, đã xảy ra tranh chấp nguồn nước giữa Đà Nẵng và Quảng Nam, giữa nước cho sản xuất nông nghiệp với sinh hoạt. Cụ thể, trước vụ Đông-Xuân, Công ty thủy lợi của tỉnh Quảng Nam tính toán sẽ có hàng ngàn héc-ta sản xuất lúa bị thiếu nước ngay từ đầu vụ và kiến nghị đóng kín các cửa xả của các đập dâng Bàu Nít, Thanh Quýt (ở địa bàn Quảng Nam) thuộc hệ thống thủy lợi An Trạch và có ý kiến với phía Đà Nẵng, yêu cầu phải đóng kín các cửa xả tại đập dâng Hà Thanh, An Trạch của hệ thống thủy lợi này.

+ Năm 2014, Thành phố Đà Nẵng đã gửi Công văn đến Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu sửa Quy trình vận hành liên hồ chứa A Vương, Đăk Mi 4 và Sông Tranh 2 trong mùa cạn hàng năm. Nếu áp dụng mực nước 2,53m tại trạm thủy văn Ái Nghĩa (huyện Đại Lộc, Quảng Nam) để các thủy điện (chủ yếu là Đăk Mi 4) làm cơ sở vận hành, xả nước vào mùa khô, sẽ gây thiếu hụt nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp và nhà máy nước Cầu Đỏ. Trị số mực nước mà địa phương mong muốn ở mức 2,80m để tránh hạn hán trong mùa kiệt và để đáp ứng được mức tưới vụ Đông Xuân là 6870 m3/ha, vụ Hè Thu là 8860m3/ha.

+ Năm 2019, do thời tiết nắng nóng kéo dài, dòng chảy trên các lưu vực sông thấp, dung tích điều tiết của các thủy điện thấp hơn so với trung bình nhiều năm, dẫn đến nguồn nước bị nhiễm mặn chưa từng có trong lịch sử ở hạ lưu sông Vu Gia - Thu Bồn. Ngay từ đầu năm, ngày 26/3/2019, Bộ Tài

nguyên và Môi trường đã phải có công văn số 1457/BTNMT-TNN để vận hành xả nước về hạ du sông Vu Gia của các hồ chứa thủy điện sông Bung 4, A Vương và Đăk Mi 4 từ ngày 10/5/2019 đến hết ngày 31/8/2019. Tuy nhiên,

theo Công ty cổ phần Cấp nước Đà Nẵng tại vị trí thu nước của nhà máy nước Cầu Đỏ có 119 ngày bị nhiễm mặn với độ mặn cao nhất 3.448mg/lít (vào ngày 19/8, gần 14 lần mức cho phép khai thác), dẫn đến không đủ nguồn nước thô cho Nhà máy nước Cầu Đỏ và Sân Bay hoạt động, nên công ty này phải bơm hơn 14 triệu mét khối nước thô từ An Trạch để pha loãng, làm tăng chi phí hơn 6 tỷ đồng. Công suất tại đây chỉ đáp ứng được 70% công suất cấp nước, dẫn đến tình trạng không đủ lượng nước thô để xử lý. Lượng nước sạch dẫn đến khu vực cuối nguồn quận Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Liên Chiểu rất yếu, không đủ cấp nước sinh hoạt cho các hộ dân. Từ khi có thủy điện Đắk Mi 4, thời gian nhiễm mặn chiếm đến một nửa thời gian trong năm, có lúc mùa mưa mà vẫn nhiễm mặn liên tục. Hơn nữa, hằng năm, trong mùa khô, thủy điện Đắk Mi 4 đã lấy đi của sông Vu Gia từ 1,2 - 1,4 tỷ m3 nước.

Từ những vấn đề phát sinh đã nêu trên, đã có nhiều kiến nghị để giải quyết các mâu thuẫn không đáng có theo các định hướng sau:

- Cần xem xét, điều chỉnh, bổ sung các Quy trình vận hành liên hồ như: + Quy trình 1865 quy định: Trường hợp mực nước tại trạm thủy văn

Giao Thủy lớn hơn 1,16 m, hoặc mực nước tại trạm thủy văn Ái Nghĩa lớn hơn 2,80 m, căn cứ vào mực nước hồ hiện tại và dự báo dòng chảy đến hồ trung bình 10 ngày tới quyết định vận hành hồ cho phù hợp. Tuy nhiên, Quy

trình vẫn ràng buộc thời gian ngừng giữa hai lần xả nước liên tiếp không được vượt quá 08 giờ là chưa thực sự phù hợp, vì nước hạ du đã đủ thì không ràng buộc nhà máy phải vận hành cấp nước với thời gian như trên;

+ Quá trình vận hành trong thời kỳ mùa cạn, các hồ cũng cần phải sửa chữa hoặc bất khả dụng cả nhà máy nên phải dừng chạy máy, dẫn tới không thể xả nước về hạ du theo quy định của quy trình;

+ Tại khoản 3, Điều 19 Quy trình liên hồ quy định “trong trường hợp

lục III, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam quyết định việc vận hành các hồ nhằm đảm bảo chậm nhất đến ngày 01 tháng 02 mực nước hồ đạt giá trị như quy định trong Phụ lục III”. Trong thực tế, có thể phải dừng phát điện

liên tục nhưng không thể đạt mực nước hồ vào ngày 01 tháng 02 (ví dụ hồ A Vương năm 2015-2016 phải ngừng phát điện đến ngày 8/3/2016 để tích nước đạt mực nước quy định Phụ lục III của Quy trình).

- Tuy đã có thành lập và hoạt động của Ban Điều phối quản lý lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn và vùng bờ Quảng Nam - Đà Nẵng, nhưng vẫn còn tình trạng tranh chấp về nguồn nước. Do vậy, cần thành lập Ban Quản lý lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn với sự tham gia đại diện có tính pháp lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương có liên quan, trong đó, đưa ra các quy định có tính ràng buộc trong việc giám sát khai thác sử dụng nguồn nước trên lưu vực đảm bảo công bằng, hiệu quả và bền vững.

Một phần của tài liệu 3 Luan an_NCS. Don (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(192 trang)
w