CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội huyệnPhú Bình
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Phú Bình là một huyện trung du nằm ở phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, trung tâm huyện cách Thành phố Thái Nguyên 26 km, cách Thành phố Bắc Ninh 50km.Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 243,37km2. Dân số năm 2019 là gần 157.415 người, mật độ dân số khoảng 647 người/km2. Phía Bắc giáp huyện Đồng Hỷ, Thành phố Thái Nguyên; phía Tây giáp Thành phố Sông Công và huyện Phổ Yên; phía Đông và Nam giáp tỉnh Bắc Giang (các huyện Hiệp Hòa, Tân Yên và Yên Thế). Tọa độ địa lý của huyện: 2102333' - 21035 22' vĩ Bắc; 105051-106002 kinh độ Đông.
Huyện Phú Bình có 20 đơn vị hành chính gồm thị trấn Hương Sơn và 19 xã (trong đó có 7 xã miền núi), với 303 xóm. Các xã của huyện gồm: Bàn Đạt, Tân Khánh, Tân Kim, Tân Thành, Đào Xá, Bảo Lý, Thượng Đình, Tân Hòa, Nhã Lộng, Điềm Thụy, Xuân Phương, Tân Đức, Úc Kỳ, Lương Phú, Nga My, Kha Sơn, Thanh Ninh, Dương Thành và Hà Châu.
(Nguồn: Điều kiện tự nhiên huyện Phú Bình, UBND huyện Phú Bình, 2019) 2.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình của huyện có chiều hướng dốc xuống dần từ Đông Bắc xuống Đông Nam, với độ dốc 0,04% và độ chênh lệch cao trung bình là 1,1 m/km dài. Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 14m, thấp nhất là 10m thuộc xã Dương Thành, đỉnh cao nhất là Đèo Bóp, thuộc xã Tân Thành, có chiều cao lên đến 250m.
Diện tích đất có độ dốc nhỏ hơn 8% chiếm đa số, nên địa hình của huyện tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc trồng lúa nước. Bên cạnh đó,
huyện Phú Bình còn có nhiều đồi núi thấp, thích hợp cho việc khai thác nguyên vật liệu phục vụ xây dựng hạ tầng như giao thông, công trình thủy lợi, khu công nghiệp.
(Nguồn: Điều kiện tự nhiên huyện Phú Bình, UBND huyện Phú Bình, 2019) 2.1.1.3. Khí hậu, thủy văn
Khí hậu của Phú Bình mang đặc tính của khí hậu của miền núi trung du Bắc Bộ. Khí hậu của huyện thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, gồm hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng tư năm sau. Mùa hè có gió Đông Nam mang về khí hậu ẩm ướt. Mùa đông có gió mùa Đông Bắc, thời tiết lạnh và khô.
Theo số liệu của Tổng cục Khí tượng Thủy văn, nhiệt độ trung bình hàng năm của huyện giao động khoảng 23,10C – 24,40C. Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6 – 28,9 0C) và tháng lạnh nhất (tháng 1 – 15,2 0C) là 13,7 0C. Tổng tích ôn hơn 8.0000C. Tổng giờ nắng trong năm giao động từ 1.206 – 1.570 giờ. Lượng bức xạ 155 Kcal/cm2.
Lượng mưa trung bình năm khoảng từ 2.000 đến 2.500 mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng 81- 82%. Độ ẩm cao nhất vào tháng 6, 7, 8 và thấp nhất vào tháng 11, 12.
Có thể nói điều kiện khí hậu – thủy văn của Phú Bình khá thuận lợi cho việc phát triển các ngành nông, lâm nghiệp với các cây trồng vật nuôi thích hợp với địa bàn trung du.
( Nguồn: Điều kiện tự nhiên huyện Phú Bình, UBND huyện Phú Bình, 2019) 2.1.1.4 Nguồn nước
Nguồn nước cung cấp cho Phú Bình khá phong phú, chủ yếu của sông Cầu và các suối, hồ đập. Sông Cầu là một sông lớn thuộc hệ thống sông Thái Bình. Lưu lượng nước mùa mưa là 3.500m3/s, mùa khô là 7,5m3/s. Địa phận Phú Bình có 29 km sông Cầu chảy qua, chênh cao 0,4 m/km, lưu lượng trung bình về mùa mưa 580-610m3/s, về mùa khô 6,3-6,5 m3/s. Sông cầu là nguồn
cung cấp nước tưới chủ yếu cho Phú Bình phục vụ sản xuất nông nghiệp. Phú Bình còn có một hệ thống kênh đào có chiều dài 33 km được xây dựng từ thời Pháp thuộc, kênh đào chảy qua địa phận huyện từ xã Đào Xá, qua xã Bảo Lý, Xuân Phương, Hương Sơn, Tân Hòa, Tân Đức rồi chảy về địa phận tỉnh Bắc Giang. Hệ thống kênh đào cung cấp nước tưới cho các xã nó đi qua. Ngoài ra, Phú Bình còn có nhiều hệ thống suối và hồ đập tự nhiên cũng như nhân tạo cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt
(Nguồn: Điều kiện tự nhiên huyện Phú Bình,UBND huyện Phú Bình, 2019) 2.1.1.5 Tài nguyên đất
Tài nguyên đất đai của Phú Bình có nhiều chủng loại nhưng phân bố không tập trung. Nhìn chung đất đai Phú Bình được đánh giá là có chất lượng xấu, nghèo chất dinh dưỡng, khả năng giữ nước và giữ ẩm kém, độ mùn tổng số thấp từ 0,5% đến 0,7%, độ PH cao từ 4 đến 5. Với đặc điểm như vậy, trong quá trình khai thác sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp huyện Phú Bình cần phải tăng cường các biện pháp cải tạo, nâng cao độ phì nhiêu của đất, sử dụng phân bón và các biện pháp canh tác phù hợp để tăng dinh dưỡng và độ tơi xốp cho đất. Theo thống kê năm 2019, tình hình sử dụng đất đai của huyện Phú Bình được thể hiện qua bảng số liệu như sau:
Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất đai huyện Phú Bình năm 2019
TT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
1 Tổng diện tích đất tự nhiên 24.336,96 100,00
1.1 Đất nông, lâm nghiệp 20.402,6 83,83
1.1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 14.442,3 59,34 1.1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 10.102,74 41,51
a. Đất trồng lúa 7.276,9 29,90
b. Đất trồng cây hàng năm khác 2.825,9 11,61
1.1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 4.339,6 17,83 1.1.2 Đất nuôi trồng thủy sản 397,9 1,63
1.1.3 Đất nông nghiệp khác 36,6 0,15
1.1.4 Đất lâm nghiệp 5.525,8 22,71
1.2 Đất phi nông nghiệp 3.928,3 16,14
1.3 Đất chưa sử dụng 6,1 0,03
Theo số liệu thống kê năm 2019 tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 24.336,96ha, trong đó đất nông lâm nghiệp có 20.402,6ha, chiếm 83,83% trong tổng diện tích tự nhiên. Trong số đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp 14.442,3ha, chiếm 59,34% trong tổngsố đất nông lâm nghiệp của huyện. Diện tích đất lâm nghiệp là 5.525,8ha, chiếm 22,71% trong tổng số đất nông lâm nghiệp của huyện. Diện tích đất phi nông nghiệp là 3.928,3ha,chiếm 16,14% trong tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất chưa sử dụng của huyện không đáng kể, chỉ chiếm 0,03% diện tích đất tự nhiên. Quỹ đất của huyện về cơ bản đã được khai thác hết.
Như vậy, đất nông nghiệp của huyện chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng diện tích đất tự nhiên, đây sẽ là điều kiện thuận lợi trong việc huy động các nguồn lực đầu tư vào sản xuất nhằm tạo ra các sản phẩm từ nông nghiệp có giá trị kinh tế cao.