Giải pháp phát triểnsản xuất lúa nếpThầu dầu tại huyệnPhú Bình, tỉnh

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất lúa nếp Thầu dầu trên địa bàn huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên (Trang 75 - 77)

3.3.2 .Nguồn lực sản xuất của các hộ

3.4. Giải pháp phát triểnsản xuất lúa nếpThầu dầu tại huyệnPhú Bình, tỉnh

tỉnh Thái Nguyên

3.4.1. Tăng cường công tác tuyên truyn nâng cao hiu biết

* Mục đích: Giúp người nông dân hiểu được những lợi ích của việc SX lúa nếp Thầu dầu từ đó lên kế hoạch sản xuất cho phù hợp ở những vụ tiếp theo.

* Giải pháp thực hiện:

In ấn tài liệu, ấn phẩm về quy trình trồng, chăm sóc, đánh giá nếp Thầu dầu phát cho người dân.

Thường xuyên tuyên truyền trên Đài truyền thanh huyện và trên loa của các xóm về nếp Thầu dầu cho người nông dân biết.

Tăng cường phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức các lớp tập huấn, các buổi chuyển giao KHKT giới thiệu quy trình sản xuất nếp Thầu dầu tại địa phương.

Đối với các hộ đã SX nếp Thầu dầu, cần tiếp tục trau đồi học hỏi, tìm hiểu sâu hơn về kỹ thuật sản xuất nếp Thầu dầu, trao đổi với cán bộ khuyến nông cũng như với các hộ sản xuất khác nhằm hiểu rõ và đúng hơn quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa nếp Thầu dầu. Đối với các hộ muốn tham gia SX nếp Thầu dầu, cần tham gia các lớp tập huấn, tham quan, trao đổi tìm hiểu thông tin nhằm có những hiểu biết chính xác về kỹ thuật trước khi đầu tư sản xuất.

Đề cao vai trò của những người sản xuất đi trước. Những người đã từng tham gia sản xuất nếp Thầu dầu đi trước là những người có hiểu biết, kiến thức và kinh nghiệm, được coi như những khuyến nông viên có thể truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm của mình cho những người mới tham gia sản xuất.

Tăng cường các hoạt động tương tác giữa người dân và cán bộ khuyến nông, cán bộ HTX như khuyến khích đặt câu hỏi, trao đổi, tranh luận… để người dân hiểu rõ, nhớ tốt hơn về sản xuất nếp Thầu dầu và có thể chia sẻ lại cho các hộ sản xuất khác.

Tích cực tuyên truyền nâng cao hiểu biết của người dân về PTSX nếp Thầu dầu, đặc biệt cần nhấn mạnh tới tính hiệu quả, những lợi ích về mặt kinh tế mà PTSX nếp Thầu dầu mang lại để người sản xuất có định hướng trong sản xuất và tiếp tục duy trì phát triển sản xuất.

Tuyên truyền nhằm nâng cao trách nhiệm của hộ sản xuất khi tham gia thực hiện mô hình, làm rõ những lợi ích mà hộ nhận được và những nhiệm vụ hộ cần thực hiện.

3.4.2. Quy hoch vùng sn xut lúa nếp Thu du

* Mục đích: Hình thành các vùng sản xuất tập trung nhằm ổn định diện tích SX nếp Thầu dầu, có kế hoạch sản xuất hàng năm tránh phát triển tự phát.

* Giải pháp thực hiện

Quy hoạch vùng sản xuất nếp Thầu dầu và đưa vào kế hoạch, quyết định phê duyệt phương án phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản phát triển nông nghiệp của địa phương hàng năm. Để nếp Thầu dầu trở thành cây vụ mùa chính tại địa phương.

Lồng ghép quy hoạch vùng sản xuất nếp Thầu dầu vào trong quy hoạch sản xuất nông thôn mới, bám sát với quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp được UBND huyện phê duyệt. Đặc biệt là việc đưa diện tích đất lúa, đảm bảo các điều kiện tưới tiêu chủ động vào trong sản xuất nếp Thầu dầu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng diện tích sản xuất nếp Thầu dầu vụ mùa tại địa phương.

Quy hoạch vùng sản xuất nếp Thầu dầu phải dựa trên điều kiện sản xuất của từng địa phương và tập quán, thói quen canh tác của người dân. Cụ thể, cần quy hoạch và tập trung phát triển nếp Thầu dầu tại các xã Úc Kỳ, Nhã Lộng, Xuân Phương, Nga My, Hà Châu.

Kế hoạch sản xuất hàng năm cần xây dựng chi tiết và được ban hành phổ biến sớm cho người dân được biết.

Song song với việc quy hoạch, công bố quy hoạch rộng rãi thì UBND cấp huyện và cấp xã cần theo dõi, quản lý việc thực hiện quy hoạch. Nhằm đảm bảo thực hiện đúng theo quy hoạch vừa phát triển phù hợp với lợi thế sản xuất vừa ổn định nguồn cung sản phẩm.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất lúa nếp Thầu dầu trên địa bàn huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)