CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Việc chọn điểm nghiên cứu phải mang tính đại diện cho tổng thể, những lợi thế và tiềm năng sẵn có, gắn với mục tiêu của đề tài. Phú Bình là huyện có các điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng rất phù hợp cho canh tác cây lúa nếp Thầu dầu, đáp ứng được yêu cầu của đề tài. Vì vậy chúng tôi chọn Phú Bình làm địa bàn nghiên cứu là nhằm góp phần phát triển sản xuất lúa nếp Thầu dầu trên địa bàn huyện trong thời gian tới tương xứng với những tiềm năng, lợi thế sẵn có.
Nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, qua quá trình điều tra sơ bộ địa bàn, chúng tôi tiến hành chọn đại diện 03 xã: Úc Kỳ, Xuân Phương, Nhã
Lộng của huyện Phú Bình để điều tra chọn mẫu. Đây là các xã có diện tích gieo trồng lúa nếp Thầu dầu tập trung chủ yếu và có điều kiện tự nhiên tương đối đồng đều.
2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin
Thu thập số liệu là việc làm cần thiết trong nghiên cứu kinh tế, bao gồm thu thập số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp. Việc thu thập tốt các số liệu sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về lý luận và thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu và xử lý số liệu, từ đó có những đánh giá chính xác về thực trạng của vấn đề nghiên cứu và đề xuất các biện pháp thực hiện giúp cho đề tài nghiên cứu được hoàn thiện.
2.3.2.1.Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
Nguồn thông tin này được thu thập từ các lĩnh vực sau:
- Các tài liệu đã được công bố trên sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước.
-Các chính sách phát triển kinh tế, nông nghiệp, chính sách khuyến nông, thực trạng phát triển kinh tế của huyện được thu thập tại phòng Nông nghiệp & PTNT huyện và UBND huyện Phú Bình.
-Tình hình sử dụng đất đai được thu thập tại phòng Tài Nguyên & Môi trường và chi cục Thống kê huyện Phú Bình.
-Dân số, lao động, điều kiện kinh tế - xã hội, tình hình sản xuất gồm: diện tích, sản lượng các loại cây trồng; tình hình chăn nuôi, cơ sở vật chất hạ tầng được thu thập tại chi cục Thống kê huyện Phú Bình.
-Những nghị quyết, báo cáo của huyện, tỉnh được thu thập tại Văn phòng HĐND&UBND huyện Phú Bình.
-Các số liệu khác được thu thập từ chi cục Thống kê, Phòng NN & PTNT, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Phú Bình, thông tin trên mạng internet.
- Thông tin về tình hình phát triển kinh tế, xã hội, tình hình phát triển
sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, tình hình phát triển sản xuất lúa nếp Thầu dầu của huyện, tình hình sản xuất nếp Thầu dầu của điểm nghiên cứu về diện tích, năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế sản suất lúa Khang dân 18, để so sánh với hiệu quả kinh tế sản xuất lúa nếp Thầu dầu.
- Thông tin về tình hình dân số, đất đai, khí hậu, thời tiết… có ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất nói chung và sản xuất nếp Thầu dầu nói riêng.
- Thông tin có liên quan đến phát triển nếp Thầu dầu thông qua các nguồn thông tin như: Sách, báo, tạp chí, các ấn phẩm đã ban hành, các đề tài khoa học có liên quan của các nước trên thế giới và ở Việt Nam.
- Các báo cáo tổng kết và những số liệu, tài liệu có liên quan của của UBND huyện Phú Bình, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thống kê huyện Phú Bình, các số liệu, tài liệu có liên quan của các xã, các cơ sở sản xuất kinh doanh có liên quan trên địa bàn huyện Phú Bình.
- Các thông tin về những vấn đề có liên quan đến đề tài thông qua internet, vô tuyến, đài… về những vấn đề có liên quan của các nước trên thế giới và ở Việt Nam.
- Các văn bản pháp quy của Nhà nước, Chính phủ và tổ chức quốc tế có liên quan. Các tài liệu thu thập được sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho phần nghiên cứu tổng quan và cơ sở khoa học quan trọng để lựa chọn điểm nghiên cứu, xác định nội dung nghiên cứu và đề ra các giải pháp chủ yếu để phát triển sản xuất nếp cái Thầu dầu có hiệu quả trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
2.3.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp
Chúng tôi thực hiện phỏng vấn các hộ trồng lúa nếp Thầu dầu bằng phiếu điều tra theo mẫu chung. Thông qua các phương pháp tiếp cận trực tiếp các hộ, các đối tượng có liên quan đến sản xuất, phát triển nếp Thầu dầu để
nắm bắt thực trạng những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất, những mong muốn, dự định trong tương lai của họ đối với sản xuất, từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá về thực trạng sản xuất và các giải pháp cho đề tài. Phương pháp phỏng vấn sâu: Trao đổi, thảo luận với các cơ quan ban ngành liên quan tại huyện, xã... - Phỏng vấn cán bộ huyện, xã: Bảng 2.2. Phân bổ mẫu phỏng vấn Đơn vị:Cán bộ Chỉ tiêu Số lượng Cán bộ Phòng NN&PTNT huyện 3
Cán bộ Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện 4 Hợp tác xã nông nghiệp Hồng Kỳ xã Úc Kỳ 6 Cán bộ Hội Nông dân xã,THT sản xuất lúa nếp Thầu dầu 7
Tổng 20
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2019
- Chỉ tiêu điều tra hộ: Để phản ánh đầy đủ những thông tin phát triển kinh tế hộ, chúng tôi sử dụng hệ thống chỉ tiêu thông tin về chủ hộ: thông tin về chi phí sản xuất, kết quả sản xuất, thu nhập và sử dụng thu nhập cho các mục đích; thông tin tuổi, giới tính... của chủ hộ; thông tin về nhân khẩu, lao động; thông tin về vốn, tài sản; thông tin về mức độ đảm nhận diện tích đất đai, tiếp thu khoa học kỹ thuật, tiếp cận thị trường; những thông tin về hộ được thu thập qua phiếu điều tra rồi tổng hợp thành bảng số liệu cơ bản để tính toán, phân tích.
Chọn điểm điều tra, số lượng mẫu điều tra: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, chúng tôi chọn điểm nghiên cứu và thu thập số liệu điều tra theo các bước sau:
- Bước 1: Chọn xã nghiên cứu: Tôi chọn các xã có điều kiện kinh tế - xã hội, thời tiết, khí hậu, đất đai tương đối đồng đều thuận lợi cho việc sản
xuất lúa nếp Thầu dầu. Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện, Hợp tác xã nông nghiệp Hồng Kỳ xã Úc Kỳ và để đạt được mục tiêu nghiên cứu chúng tôi chọn 3 xã có quy mô diện tích sản xuất nếp Thầu dầu lớn trên địa bàn huyện.
- Kết quả: 03 xã được chọn là xã: Úc Kỳ, Xuân Phương, Nhã Lộng là các xã đều có điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất lúa nếp Thầu dầu.
Bước 2: Chọn mẫu điều tra:
Trong tổng số 1.659 hộ trồng lúa nếp Thầu dầu trên địa bàn huyện Phú Bình, chúng tôi áp dụng chọn mẫu theo phương pháp Slovin (1984) với công thức sau đây:
n = N/(1 + N.e2) Trong đó: n là dung lượng mẫu được chọn N: Tổng thể. Ở đây tổng số hộ trồng lúa nếp Thầu dầu ở huyện Phú Bình hiện nay là 1.659 hộ.
e: Sai số. Vì các hộ trồng lúa nếp Thầu dầu ở địa phương được đánh giá khá đồng đều, nên chúng ta xác định sai số chọn mẫu không vượt quá 10%, tức e = 0,1. Tính toán theo công thức trên đây, ta có: hộ trồng lúa nếp Thầu dầu cần chọn là n = 94,3; do đó mẫu được chọn để điều tra lấy tròn số là 94 hộ.
- Lựa chọn hộ để điều tra: Để chọn hộ trồng lúa nếp Thầu dầu tiến hành điều tra sâu, tôi tiến hành chọn theo phương pháp ngẫu nhiên tại các xã đại diện sau: Úc Kỳ (49 hộ), Xuân Phương (24 hộ), Nhã Lộng(21 hộ ).Tổng 94 hộ.
Bảng 2.3. Quy mô mẫu điều tra hộ sản xuất
Đơn vị:Hộ
Thứ tự Đơn vị (xã) Hộ sản xuất nếp Thầu dầu
1 Úc Kỳ 49
2 Xuân Phương 24
3 Nhã Lộng 21
Để phiếu điều tra đảm bảo các yêu cầu đặt ra của luận văn, bên cạnh các thông tin phỏng vấn, thu thập tại huyện Phú Bình và các xã lựa chọn, chúng tôi thu thập các thông tin từ hộ nông dân gồm:
- Đặc điểm chung của hộ, điều kiện sản xuất của hộ, tình hình sản xuất, kinh tế của hộ;
- Thông tin về sản xuất nếp Thầu dầu của hộ gồm quy mô sản xuất, đầu tư cho sản xuất, quy trình kỹ thuật. Các thông tin về tiêu thụ sản phẩm như khối lượng xuất bán, giá bán, đối tượng thu mua, phương thức thanh toán.
- Các thông tin định tính về những khó khăn mà hộ đang gặp phải và ảnh hưởng của chúng đến sản xuất lúa nếp Thầu dầu của hộ.
- Các thông tin khác như khuyến nông, điểm mạnh, điểm yếu của sản xuất nếp Thầu dầu, ý kiến của người dân về các chính sách của Nhà nước…