Diện tích sản xuất lúa nếpThầu dầu

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất lúa nếp Thầu dầu trên địa bàn huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên (Trang 50)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thực trạng phát triểnsản xuất, tiêu thụ lúa nếpThầu dầu tại huyệnPhú Bình

3.1.1. Diện tích sản xuất lúa nếpThầu dầu

Huyện Phú Bình có điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng rất phù hợp với phát triển cây lúa nếp Thầu dầu. Diện tích canh tác lúa nếp Thầu dầu trong năm 2020 chủ yếu tập trung tại các xã Úc Kỳ 66,87 ha chiếm 39,62%, xã Xuân Phương 26,3 ha chiếm 15,59%, xã Nhã Lộng 21,7 ha chiếm 12,86%, xã Tân Kim 27,8 ha chiếm 16,47%, các xã khác chỉ mới canh tác một phần nhỏ diện tích. Đặc biệt là cây lúa nếp Thầu dầu rất phù hợp với điều kiện tự nhiên tại xã Úc Kỳ. Do vậy diện tích lúa nếp Thầu dầu tại xã Úc Kỳ luôn cao nhất huyện.

Bảng 3.1. Diện tích trồng lúa nếp Thầu dầu các xã trong huyện năm 2020 huyện năm 2020

TT Xã, thị trấn Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

1 Úc Kỳ 66,87 39,62 2 Xuân Phương 26,3 15,59 3 Nhã Lộng 21,7 12,86 4 Tân Kim 27,8 16,47 5 Bàn Đạt 13,2 7,82 6 Nga My 6.7 3,97 7 Lương Phú 3,8 2,25 8 Thanh Ninh 2,4 1,42 Tổng 168,77 100,00

3.1.2. Biến động v din tích và năng xut t năm 2016-2020

Trong những năm qua, diện tích lúa nếp Thầu dầu trên địa bàn huyện Phú Bình tăng nhanh trong giai đoạn 2016-2020 và được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.2. Diện tích, năng suất, sản lượng nếp Thầu dầu giai đoạn 2016-2020 Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tạ) 2016 146,35 45,81 6.704,29 2017 150,23 46,05 6.918,09 2018 160,30 46,78 7.498,83 2019 164,12 46,84 7.687,38 2020 168,77 47,2 7.965,94

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Bình giai đoạn 2016-2020

Có thể thấy năm 2016 diện tích sản xuất lúa nếp Thầu dầu là 146,35 ha, năng suất là 45,81 tạ/ha và sản lượng đạt 6.704,29 tạ. Đến năm 2020 diện tích sản xuất lúa nếp Thầu dầu là 168,77 ha, năng suất là 47,02 tạ/ha và sản lượng đạt 7.965,94 tạ ha tăng 22,42 ha so với năm 2016. Diễn biến về diện tích, năng suất, sản lượng qua 05 năm cho thấy lúa nếp Thầu dầu đang có sự phát triển theo chiều rộng và có sự ổn định về năng suất trong những năm gần đây.

Tuy nhiên so với diện tích trồng lúa tại huyện Phú Bình hàng năm là khoảng trên 12.000ha thì diện tích lúa nếp Thầu dầu chiếm tỷ lệ rất nhỏ nguyên nhân chính là do chi phí sản xuất lúa nếp Thầu dầu nhìn chung cao hơn lúa, thời gian sinh trưởng dài 1 vụ/năm, sâu bệnh nhiều hơn trong khi đó thị trường tiêu thụ lại hạn chế nên bà con chủ yếu trồng với diện tích nhỏ. Ngoài ra, giống lúa này được trồng chủ yếu ở các xã ven sông Cầu do người dân có kinh nghiệm và tập quán canh tác lâu đời.

“Lúa nếp Thầu dầu” thì nhiều xã trong huyện đã lấy giống về để sản xuất do đó dẫn đến diện tích trồng lúa nếp Thầu dầu ngày càng tăng.

Lúa nếp Thầu dầu là giống lúa chất lượng cao, có chất lượng gạo thơm ngon và có giá bán cao hơn hẳn so với các loại lúa khác trên địa bàn. Về năng suất lúa nếp Thầu dầu chỉ đạt khoảng 85% so với năng suất lúa bình quân của cả huyện.

Tuy vậy, năng suất lúa nếp Thầu dầu vẫn có sự tăng nhẹ qua các năm. Năm 2016 năng suất chỉ đạt 45,81 tạ/ha thì năm 2017 năng suất lúa đạt là 46,05 tạ/ha và năm 2020 năng suất đạt cao nhất 47,2 tạ/ha.

52,8 54,7 55 55,07 46,05 46,78 46,84 47,2 10 20 30 40 50 60 2017 2018 2019 2020

Năng suất lúa Năng suất lúa nếp Thầu Dầu

Hình 3.1. Năng sut lúa, lúa nếp Thu du huyn Phú Bình

giai đon 2017-2020

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Bình giai đoạn 2016-2020

Theo báo cáo đánh giá của Phòng NN&PTNT huyện Phú Bình giống lúa nếp Thầu dầu là giống lúa được trồng tại huyện Phú Bình từ lâu đời và cho năng suất cao, chất lượng tốt đặc trưng của vùng. Có được kết quả trên đó

là do sự thích nghi của giống lúa nếp Thầu dầu với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của huyện cũng như việc áp dụng các phương pháp canh tác tiến bộ trong sản xuất lúa nếp Thầu dầu trên địa bàn huyện Phú Bình trong thời gian qua.

3.1.3. Công tác quy hoch vùng sn xut

Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 16/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017 – 2020

UBND huyện Phú Bình đã xây dựng Đề án số 89/ĐA-UBND, ngày 15/12/2015 Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Phú Bình theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 và đã quy hoạch vùng sản xuất lúa nếp Thầu dầu tập trung ở các xã: Úc kỳ, Xuân Phương, Nhã Lộng diện tích từ 50-100ha và mở rộng đầu tư sản xuất trong những năm tới là từ 200 – 250 ha.

3.1.4. Công tác phát trin ging sn xut

Giống lúa nếp Thầu dầu là giống lúa cổ truyền chất lượng cao, được gieo cấy từ lâu đời ở các xã ven sông Cầu. Do vậy trong khi thu hoạch bà con sẽ chọn những ruộng lúa đều, đẹp, năng suất cao để làm giống cho vụ sau. Song do việc tự để giống chưa thực hiện tốt về khâu chọn lọc nên giống có biểu hiện phân ly, thoái hóa và lẫn tạp ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó việc gieo cấy không tập trung trên một cánh đồng dẫn đến tình trạng tự thụ phấn của các giống lúa khác sang cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng hạt giống.

Hình 3.2. Lúa nếp Thu du

Hình 3.4. Thóc nếp Thu du,

Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Phú Bình, 2019

Từ vụ mùa năm 2016 với sự giúp đỡ của PGS-Tiến sỹ Hoàng Văn Phụ - Giám đốc trung tâm hợp tác quốc tế Đại học Thái Nguyên, Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phú Bình và UBND xã Úc Kỳ đã thực hiện mô hình chọn lọc, phục tráng giống lúa nếp Thầu dầu theo phương pháp cải tiến SRI trên diện tích 2ha với 42 hộ tham gia vào tổ liên kết sản xuất giống lúa. Do vậy, hàng năm tổ liên kết sản xuất giống lúa nếp Thầu dầu đã cung ứng được hơn 2.500kg giống lúa có chất lượng vào sản xuất đại trà trên địa bàn xã Úc Kỳ và các xã trong huyện.

3.1.5. Công tác qun lý và s dng nhãn hiu

Ngay sau khi được Cục sở hữu trí tuệ- Bộ Khoa học và công nghệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể “ Lúa nếp Thầu dầu” năm 2012. UBND huyện đã giao cho Hội Nông dân huyện làm chủ thể quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lúa nếp Thầu dầu”. Theo đó, Hội Nông dân huyện đã tham mưu cho UBND huyện ban hành Quy chế quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể “Lúa nếp Thầu dầu” và phát triển sản phẩm lúa nếp Thầu dầu. Hội đã chỉ đạo thành lập 04 tổ liên kết sản xuất: trong đó có 02 tổ sản xuất lúa nếp Thầu dầu tại xã Úc Kỳ, Xuân Phương; 01 tổ phục tráng giống lúa nếp Thầu dầu, 01 tổ thu mua chế biến lúa nếp. Hội đã thẩm định và cấp giấy chứng nhận cho 26 tập thể, cá nhân sử dụng nhãn hiệu tập thể “ Lúa nếp Thầu dầu”

Hình 3.5. Hình nh thương hiu nếp Thâu du

Đồng thời Hội cũng tổ chức các buổi tuyên truyền tập huấn về luật sở hữu trí tuệ, tập huấn kỹ thuật gieo cấy và hướng dẫn quy trình chế biến sau thu hoạch cho nông dân….Sau khi được cấp nhãn hiệu tập thể “ Lúa nếp Thầu dầu”, thương hiệu sản phẩm đã được khách hàng trong và ngoài tỉnh biết đến do vậy nhu cầu sử dụng gạo nếp Thầu dầu tăng lên, giá bán ổn định vì vậy việc tuyên truyền mở rộng diện tích là rất cần thiết.

Nhìn chung, các xã trong huyện đều có điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nếp Thầu dầu đặc biệt là từ khi giống lúa được phục tráng và đưa vào sản xuất.

Việc dùng giống lúa phục tráng đã góp phần quan trọng vào việc bảo đảm nguồn giống ổn định cho hoạt động sản xuất nếp Thầu dầu đồng thời góp phần nâng cao năng suất của nếp Thầu dầu ở nhiều địa phương từ 168 kg/sào lên phổ biến ở mức 170-175 kg/sào.

Do đặc thù của nếp Thầu dầu có thời gian sinh trưởng dài nên ngoài các vụ bị ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh thì chất lượng nếp Thầu dầu khá ổn định và có thể đáp ứng tốt nhu của người tiêu dùng đối với gạo nếp Thầu dầu chất lượng cao, đây cũng là một trong những lợi thế để phát triển bền vững nếp Thầu dầu. Bên cạnh đó bao bì sản phẩm nếp Thầu dầu với mẫu mã kích thước phù hợp với nhu cầu sử dụng của người dân, có nhiều loại như: 1kg, 2kg, 3kg, 5kg giúp cho người tiêu dùng sử dụng thuận tiện và yên tâm về nguồn gốc xuất xứ.

3.1.6. Công tác phát trin th trường tiêu th

3.1.6.1. Đầu ra của nếp Thầu dầu

Khối lượng sản phẩm nếp Thầu dầu theo ước tính khoảng 800 tấn/vụ. Sản phẩm từ nông dân tiêu thụ phần lớn được tiêu thụ dưới dạng lúa thô thông qua hệ thống thu gom địa phương, chiếm 98% khối lượng và phần còn lại chiếm 2% được dùng tiêu dùng gia đình và làm giống.

Sơ đồ 3.1. Đầu ra ca nếp Thu du

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra,2019

Thóc nếp Thầu dầu sau khi được thu gom tại địa phương từ các đơn

vị, cá nhân như: tổ thu mua chế biến lúa nếp, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Hồng Kỳ, các hộ đầu mối thu mua thóc gạo…sẽ được tiến hành say sát thành gạo và cung ứng ra thị trường dưới 02 hình thức: bán gạo trực tiếp cho khách hàng có nhu cầu dùng trong các sự kiện, cưới hỏi, giỗ chạp…và đóng gói, dán tem nhãn, hút chân không chuyển cho các cửa hàng bán lẻ, làm quà biếu…

3.1.6.2. Xúc tiến thương mại

Nhằm quảng bá và giới thiệu rộng rãi sản phẩm tới người tiêu dùng, Hội Nông dân huyện Phú Bình đã tổ chức đưa sản phẩm tham gia các hội chợ lớn, thường niên tại Thái Nguyên và thành phố Hà Nội như: Hội chợ triển lãm công thương khu vực Đông Bắc - Thái Nguyên năm 2015; Hội chợ triển lãm mỗi xã phường một sản phẩm Thái Nguyên năm 2020,... Những hoạt động thiết thực này góp phần đem hình ảnh và thông tin sản phẩm đến gần gũi với người tiêu dùng, tạo điều kiện liên kết hợp tác với các công ty, doanh nghiệp, mở rộng hợp tác và tăng cường trao đổi kinh nghiệm, quảng bá thương hiệu sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm.

Sản phẩm lúa nếp Thầu Để làm giống

Thu gom lẻ

2%

Hình 3.6. Mt s hình nh go nếp Thu du được trưng bày, qung bá ti

các Hi ch trong và ngoài tnh

Tham gia hội chợ là cơ hội cho tổ liên kết sản xuất nếp Thầu dầu có những trải nghiệm thực tế, tích lũy kinh nghiệm trong việc tiếp cận thị trường, nâng cao kỹ năng xúc tiến thương mại và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Hàng năm tổ chức các Hội thi làm bánh và trưng bày các sản phẩm được chế biến từ gạo nếp Thầu dầu tại các Lễ hội xuân truyền thống. Qua đó khách thực phương xa, gần có thể chứng kiến, trải nghiệm và mua các sản phẩm làm từ gạo nếp Thầu dầu.

Hội Nông dân huyện đã tham mưu cho UBND huyện tổ chức Hội thảo liên kết 04 nhà, chia sẻ kinh nghiệm trong tổ chức sản xuất chế biến và kinh doanh một số sản phẩm nông sản của huyện và Hội thảo quản lý, phát triển và sử dụng nhãn hiệu tập thể lúa nếp Thầu dầu năm 2018. Thông qua đó các hộ sản xuất, chế biến nếp Thầu dầu xây dựng kế hoạch và định hướng phát triển sản xuất nếp Thầu dầu trong những năm tiếp theo và tập trung đầu tư thực hiện quy trình chăm bón để đảm bảo sản phẩm làm ra có chất lượng cao đáp ứng với nhu cầu và thị hiếu của thị trường.

3.2. Kết quả sản xuất lúa nếp Thầu dầu tại các hộ điều tra

3.2.1. Thông tin các hđiu tra

Do đặc điểm của các hộ trên địa bàn sản xuất lúa nếp Thầu dầu là tương đối giống nhau về tình hình sản xuất nên chúng tôi thực hiện điều tra trên 90 hộ tại 3 xã: Úc kỳ, Xuân Phương và Nhã Lộng đây là những xã có kinh nghiệm và diện tích trồng lúa nếp Thầu dầu tương đối lớn và ổn định.

Bảng 3.3. Thông tin cơ bản về các hộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT Xã Úc Kỳ Xuân Xã Chỉ tiêu ĐVT Xã Úc Kỳ Xuân Xã Phương Nhã Lộng Bq 1.Số hộ điều tra Hộ 49 24 21 31,3 2.Chủ hộ Nam 37 18 17 24 Nữ 12 6 4 7,3

3.Tuổi BQ của chủ hộ Tuổi 49,11 45,32 46,12 46,85 4.Trình độ văn hóa Cấp 1 % 50,01 48,37 51,23 49,87 Cấp 2 % 41,32 43,15 35,25 39,90 Cấp 3 % 8,67 8,49 13,52 10,23 5.Số khẩu BQ/hộ Khẩu 4,35 4,27 4,18 4,27 6.Lao động BQ/hộ LĐ 2,36 2,25 2,37 2,33 7.Diện tích sản xuất lúa NTD Sào 3,3 2,6 2,5 2,8 8.Năng suất lúa NTD Kg/sào 170,03 169,68 169,45 169,72

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Qua bảng 3.3 ta thấy về độ tuổi trung bình: hầu hết chủ hộ đều có tuổi đời khá cao, trung bình đạt 46,85 tuổi. Đây là độ tuổi được đánh giá là có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và kinh doanh. Nhóm hộ ở xã Úc Kỳ chủ hộ có tuổi đời cao hơn so với 2 xã còn lại.

Qua bảng điều tra ta thấy có tới 90% số hộ nam là chủ hộ và đã có kinh nghiệm sản xuất lúa. Về trình độ học vấn của chủ hộ thì chủ yếu là chủ hộ có trình độ cấp I và cấp II, trình độ học vấn của chủ hộ cấp I chiếm 49,87% tổng số hộ điều tra. Nhìn chung trình độ học vấn của chủ hộ còn hạn chế điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh tế của hộ. Trong nhóm điều tra thì trên 70% chủ hộ có nghề chính là nông nghiệp, còn lại là làm nghề khác.

Nhân khẩu: Bình quân nhân khẩu cho các hộ là 4,27 người, trong đó xã Úc Kỳ là 4,35 người, xã Xuân Phương 4,27 người, xã Nhã Lộng là 4,18 người.

Lao động: Bình quân lao động tại các hộ điều tra là 2,33 người, trong đó xã xã Úc Kỳ là 2,36 người, xã Xuân Phương 2,25 người, xã Nhã Lộng là 2,37 người.

Diện tích sản xuất lúa nếp Thầu dầu tại 3 xã điều tra bình quân là 2,8 sào/hộ trong đó xã Úc Kỳ là xã có diện tích trồng lúa NTD cao nhất là 3,3 sào/hộ, xã Xuân Phương là 2,6 sào/hộ và xã Nhã Lộng là xã có diện tích trồng thấp nhất là 2,5 sào/hộ.

Năng suất lúa NTD bình quân là 169,72 kg/sào trong đó năng suất lúa NTD tại xã Úc Kỳ là 170,03 kg/sào, xã Xuân Phương là 169,68 kg/sào, xã Nhã Lộng là 169,45 kg/sào

3.2.2. Chi phí sn xut lúa nếp Thu du ti các hđiu tra

Do đặc điểm của từng vùng sản xuất khác nhau, bên cạnh đó điều kiện của các hộ được khảo sát cũng rất khác nhau nên mức đầu tư cho việc sản xuất lúa nếp Thầu dầu ở các hộ cũng khác nhau. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy mức đầu tư tuy có khác nhau nhưng cũng không chênh lệch lớn.

Bảng 3.4. Tổng hợp chi phí cho sản xuất lúa nếp Thầu dầu của các nhóm hộ điều tra tính trung bình cho 1sào

Đơn vị: Nghìn đồng/sào Chỉ tiêu Xã Úc Kỳ Xã Xuân Phương Xã Nhã Lộng Bình quân 1.Chi phí vật tư 539,88 560,29 572,57 557,58 Giống 35 35 35 35 Phân bón 344,65 359,61 375,23 359,83 Thuốc BVTV 160,23 165,68 162,34 162,75 2.Công lao động 810,3 760,45 758,71 776,49 3.Tổng chi phí 1350,18 1320,74 1331,28 1334,07 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Qua bảng số liệu trên cho thấy: Nhìn chung chi phí cho một sào lúa nếp Thầu dầu bình quân mỗi hộ sản xuất phải đầu tư từ 1334,07 nghìn đồng; trong đó, xã Úc Kỳ là xã có chi phí đầu tư cao nhất với 1350,18 nghìn đồng, xã Nhã

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất lúa nếp Thầu dầu trên địa bàn huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)